Đi chùa đầu năm: Cẩn thận những điều sau để không bị phạt
Đi chùa đầu năm đã trở thành nét văn hóa mỗi dịp Tết đến xuân về. Tuy nhiên, nếu không nắm rõ những điều không nên làm khi đi chùa đầu năm dưới đây, người dân có thể bị phạt.
4. Trang phục hở hang có thể không được vào chùa
3. Bẻ cành hái lộc, phá hoại cây trong chùa cũng sẽ bị phạt
2. Thắp hương, đốt vàng mã không đúng nơi quy định sẽ bị phạt
1. Một số đối tượng bắt buộc phải đeo khẩu trang
1. Một số đối tượng bắt buộc phải đeo khẩu trang
Từ nửa cuối năm 2022, khi tình hình dịch Covid-19 đã dần được kiểm soát, để vừa bảo vệ sức khỏe người dân song nhằm đảm bảo thích ứng an toàn, linh hoạt, tạo điều kiện để phục hồi và phát triển kinh tế, Bộ Y tế đã chuyển thông điệp chống dịch từ 5K thành 2K.
Cụ thể, theo Kế hoạch 1176/KH-BYT, 2K gồm khẩu trang và khử khuẩn, trong đó, Bộ Y tế khuyến khích đeo khẩu trang khi đến nơi công cộng và bắt buộc đeo khẩu trang đối với:
– Người có biểu hiện bệnh viêm đường hô hấp cấp, người mắc hoặc nghi ngờ mắc COVID-19;
– Các đối tượng (trừ trẻ em dưới 5 tuổi) khi đến nơi công cộng thuộc khu vực được công bố cấp độ dịch ở mức độ 3 hoặc mức độ 4;
– Áp dụng cụ thể với một số địa điểm và đối tượng theo Quyết định số 2447/QĐ-BYT.
Như vậy, mặc dù nước ta đã nới lỏng tương đối các biện pháp phòng dịch, tuy nhiên với những người thuộc trường hợp bắt buộc phải đeo khẩu trang khi đến nơi công cộng như đền, chùa,… vẫn phải thực hiện đeo khẩu trang đầy đủ.
Theo đó, trường hợp những người này cố tình không đeo khẩu trang có thể sẽ bị phạt từ 01 – 03 triệu đồng theo quy định tại điểm a khoản 1 Điều 12 Nghị định 117/2020/NĐ-CP, sửa đổi bởi Nghị định 124/2021/NĐ-CP.
Vì vậy, người dân cần lưu ý thực hiện đúng các yêu cầu về phòng chống dịch vừa để không bị phạt mà hơn hết là bảo vệ sức khỏe cho chính mình.
Mục lục bài viết
Những điều không nên làm khi đi chùa đầu năm để không bị phạt (Ảnh minh họa)
2. Thắp hương, đốt vàng mã không đúng nơi quy định sẽ bị phạt
Tập tục thắp hương, đốt tiền vàng mã trong các lễ hội truyền thống, ngày lễ,… đã trở thành thói quen lâu đời của người Việt. Tuy nhiên, vô hình chung việc làm này đã góp phần gây ô nhiễm môi trường, vừa lãng phí và còn tiềm ẩn nhiều nguy cơ về hỏa hoạn.
Vì vậy, tại các đền chùa đều có khu vực thắp hương, đốt vàng mã riêng. Người dân đi lễ chùa muốn thắp hương, hóa vàng mã cần thực hiện đúng theo hướng dẫn của ban tổ chức lễ hội, khu di tích.
Trường hợp thắp hương, đốt vàng mã không đúng nơi quy định, người thực hiện có thể bị phạt tiền từ 200.000 – 500.000 đồng (theo khoản 19 Điều 2 Nghị định 28/2017/NĐ-CP).
Ngoài ra, hành vi ném, thả tiền xuống giếng, ao hồ; nói tục, xúc phạm tâm linh gây ảnh hưởng đến không khí trang nghiêm; xả rác bừa bãi làm mất vệ sinh môi trường trong khu vực lễ hội, di tích cũng sẽ bị xử phạt lên đến 500.000 đồng.
Đặc biệt, nếu thắp hương, đốt vàng mã gây thiệt hại nghiêm trọng như cháy chùa, cháy rừng hoặc các tài sản khác có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự về Tội vô ý gây thiệt hại nghiêm trọng đến tài sản tại Điều 180 Bộ luật Hình sự 2015, sửa đổi 2017 với mức phạt như sau:
– Phạt cảnh cáo hoặc phạt cải tạo không giam giữ đến 02 năm: Vô ý gây thiệt hại cho tài sản của người khác trị giá từ 100 – dưới 500 triệu đồng;
– Phạt cải tạo không giam giữ từ 02 – 03 năm hoặc phạt tù từ 03 tháng – 02 năm: Gây thiệt hại cho tài sản của người khác trị giá 500 triệu đồng trở lên.
3. Bẻ cành hái lộc, phá hoại cây trong chùa cũng sẽ bị phạt
Hái lộc đầu năm cũng là phong tục có từ lâu tại Việt Nam. Tục hái lộc có ý nghĩa mang tài lộc về nhà, cành lá xanh tốt còn có ý nghĩa vui tươi.
Tuy nhiên, do nhiều người thiếu ý thức khi hái lộc và hiểu nhầm rằng “cành cây càng to, lộc càng nhiều” dẫn tới việc bẻ cây, vặt lá, thậm chí chặt cành gây mất mỹ quan và ảnh hưởng đến môi trường sinh thái.
Cây xanh cũng được coi là tài sản của chùa. Do đó, nếu thực hiện hành vi bẻ cành hái lộc có thể bị xử phạt hành chính về hành vi hủy hoại hoặc cố tình làm hư hỏng tài sản của chùa.
Căn cứ điểm a khoản 2 Điều 15 Nghị định 144/2021/NĐ-CP, cá nhân thực hiện hành vi này có thể bị phạt tiền từ 03 – 05 triệu đồng.
Chính vì vậy, người dân cần lưu ý khi đi lễ, tham quan vãn cảnh trong chùa không được bẻ cành hái lộc nếu không muốn bị phạt.
4. Trang phục hở hang có thể không được vào chùa
Việc ăn mặc lịch kín đáo, lịch sự, không hở hang khi bước vào những nơi thanh tịnh như chùa đã trở thành một quy tắc bất thành văn mà dường như ai cũng phải biết.
Điều này cũng đã được đề cập tại điểm b khoản 2 Điều 6 Nghị định 110/2018/NĐ-CP. Theo đó, người dân khi tham gia lễ hội có trách nhiệm ứng xử có văn hóa trong hoạt động lễ hội; trang phục lịch sự, phù hợp với thuần phong mỹ tục của dân tộc Việt Nam…
Vì vậy, khi đi lễ chùa, người dân nên tuân thủ quy định này để đảm bảo phù hợp với thuần phong mỳ tục, không nên ăn mặc hở hang như mặc quần đùi ngắn, áo hở lưng, hở bụng, quần áo quá mỏng,…
Bên cạnh đó, theo Điều 14 Nghị định 38/2021/NĐ-CP quy định:
Phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 200.000 đồng đến 500.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:
a) Thắp hương hoặc đốt vàng mã không đúng nơi quy định;
b) Nói tục, chửi thề, xúc phạm tâm linh gây ảnh hưởng đến không khí trang nghiêm của lễ hội;
c) Mặc trang phục không lịch sự hoặc không phù hợp với truyền thống văn hóa Việt Nam.
Như vậy, trường hợp mặc trang phục không lịch sự, ăn mặc phản cảm, hở hang đi chùa có thể bị cảnh cáo hoặc phạt tiền với mức cao nhất là 500.000 đồng.
Thực tế, có không hiếm trường hợp ăn mặc phản cảm khi đi vào chùa gây bức xúc dư luận. Để tránh tình trạng đó, nhiều khu di tích, đền chùa đã có quy định không cho những du khách ăn mặc hở hang vào tham quan hoặc lễ chùa. Thay vào đó, có thể cho du khách mượn trang phục kín đáo để đảm bảo tính văn hóa, sự văn minh chốn linh thiêng.
Trên đây là một số lưu ý đối với người dân khi đi lễ chùa đầu năm để tránh không bị phạt. Nếu còn vấn đề vướng mắc, bạn đọc vui lòng liên hệ: 1900.6192 để được hỗ trợ.