Di dời bến xe Miền Đông mới, xe tỉnh vào TP.HCM thế nào?
Sở Giao thông vận tải TP ra thông báo lộ trình cụ thể cho từng tuyến xe đang hoạt động ở TP.HCM – Ảnh: CHÂU TUẤN
Trong đó, Sở Giao thông vận tải TP.HCM đưa ra rõ lộ trình đi và đến tất cả bến xe hiện hữu ở TP như bến xe Miền Đông (quận Bình Thạnh), bến xe Miền Đông mới (TP Thủ Đức), bến xe Miền Tây (quận Bình Tân), bến xe An Sương (huyện Hóc Môn), bến xe Ngã Tư Ga (quận 12).
Cụ thể, đối với xe khách từ bến xe Miền Đông mới đi các tuyến đến tỉnh Đồng Nai, Bà Rịa – Vũng Tàu trở ra các tỉnh miền Trung, miền Bắc và ngược lại:
Hành trình 1:
Lượt đi: Bến xe Miền Đông mới – Quốc lộ 1 – Ranh giới địa phận TP.HCM và tỉnh Bình Dương (hướng qua cầu Đồng Nai).
Lượt về: Ranh giới địa phận tỉnh Bình Dương và TP.HCM (hướng từ cầu Đồng Nai đến) – Quốc lộ 1 – Bến xe Miền Đông mới.
Hành trình 2:
Lượt đi: Bến xe Miền Đông mới – Quốc lộ 1 – Quay đầu tại đường chui dạ cầu Đồng Nai – Quốc lộ 1 – Xa lộ Hà Nội – Đường D1 Khu công nghệ cao – Đường D2 Khu công nghệ cao – Cầu Phú Hữu – Đường Võ Chí Công – Đường cao tốc (TP.HCM – Long Thành – Dầu Giây) – Ranh giới địa phận TP và tỉnh Đồng Nai.
Lượt về: Ranh giới địa phận TP.HCM và tỉnh Đồng Nai – Đường cao tốc (TP.HCM – Long Thành – Dầu Giây) – Đường Võ Chí Công – Cầu Phú Hữu – Đường D2 Khu công nghệ cao – Đường D1 Khu công nghệ cao – Xa lộ Hà Nội – Quốc lộ 1 – Bến xe Miền Đông mới.
Hành trình 3:
Lượt đi: Bến xe Miền Đông mới – Đường Hoàng Hữu Nam – Đường Lê Văn Việt – Đường vành đai Khu công nghệ cao – Đường D2B Khu công nghệ cao – Đường D2 Khu công nghệ cao – Cầu Phú Hữu – Đường Võ Chí Công – Đường cao tốc (TP.HCM – Long Thành – Dầu Giây) – Ranh giới địa phận TP.HCM và tỉnh Đồng Nai.
Lượt về: Ranh giới địa phận TP.HCM và tỉnh Đồng Nai – Đường cao tốc (TP.HCM – Long Thành -Dầu Giây) – Đường Võ Chí Công – cầu Phú Hữu – Đường D2 Khu công nghệ cao – Đường D1 Khu công nghệ cao – Xa lộ Hà Nội – Quốc lộ 1 – Bến xe Miền Đông mới.
Đối với xe khách từ bến xe Miền Đông (quận Bình Thạnh) đi tỉnh Bình Dương, Bình Phước trở ra các tỉnh Tây Nguyên, miền Trung, miền Bắc và ngược lại:
Lượt đi: Bến xe Miền Đông – Quốc lộ 13 – Ranh giới địa phận TP.HCM và tỉnh Bình Dương.
Lượt về: Ranh giới địa phận tỉnh Bình Dương và TP.HCM – Quốc lộ 13 – Đường Đinh Bộ Lĩnh – Bến xe Miền Đông.
Đối với xe khách từ bến xe Miền Tây đi các tuyến thuộc các tỉnh Đồng bằng sông Cửu Long và ngược lại:
Hành trình 1:
Lượt đi: Bến xe Miền Tây – Đường Kinh Dương Vương – Quốc lộ 1 – Ranh giới địa phận TP.HCM và tỉnh Long An.
Lượt về: Ranh giới địa phận tỉnh Long An và TP.HCM – Quốc lộ 1 – Đường Kinh Dương Vương – Bến xe Miền Tây.
Hành trình 2:
Lượt đi: Bến xe Miền Tây – Đường Kinh Dương Vương – Quốc lộ 1 – Nút giao thông Bình Thuận – Đường dẫn Bình Thuận – Chợ Đệm – Đường cao tốc (TP.HCM – Trung Lương) – Ranh giới địa phận TP.HCM và tỉnh Long An.
Lượt về: Ranh giới địa phận tỉnh Long An và TP.HCM – Đường cao tốc (TP.HCM – Trung Lương) – Đường dẫn Bình Thuận – Chợ Đệm – Nút giao thông Bình Thuận – Quốc lộ 1 – Đường Kinh Dương Vương – Bến xe Miền Tây.
Còn xe đi các tuyến đến tỉnh Đồng Nai, Bà Rịa – Vũng Tàu trở ra các tỉnh miền Trung, miền Bắc và ngược lại:
Hành trình 1:
Lượt đi: Bến xe Miền Tây – Đường Kinh Dương Vương – Quốc lộ 1 – Ranh giới địa phận TP.HCM và tỉnh Bình Dương.
Lượt về: Ranh giới địa phận tỉnh Bình Dương và TP.HCM – Quốc lộ 1 – Đường Kinh Dương Vương – Bến xe Miền Tây.
Hành trình 2:
Lượt đi: Bến xe Miền Tây – Đường Kinh Dương Vương – Đường Hồ Học Lãm – Đường Võ Văn Kiệt – Đường hầm sông Sài Gòn – Đường Mai Chí Thọ – Đường cao tốc (TP.HCM – Long Thành -Dầu Giây) – Ranh giới địa phận TP.HCM và tỉnh Đồng Nai.
Lượt về: Ranh giới địa phận tỉnh Đồng Nai và TP.HCM – Đường cao tốc (TP.HCM – Long Thành – Dầu Giây) – Đường Mai Chí Thọ – Đường hầm sông Sài Gòn – Đường Võ Văn Kiệt – Đường Hồ Học Lãm – Đường Kinh Dương Vương – Bến xe Miền Tây.
Hành trình 3:
Lượt đi: Bến xe Miền Tây – Đường Kinh Dương Vương – Đường Hồ Học Lãm – Đường Võ Văn Kiệt – Đường hầm sông Sài Gòn – Đường Mai Chí Thọ – Nút giao thông Cát Lái – Xa lộ Hà Nội – Quốc lộ 1 – Ranh giới địa phận TP.HCM và tỉnh Bình Dương.
Lượt về: Ranh giới địa phận tỉnh Bình Dương và TP.HCM – Quốc lộ 1 – Xa lộ Hà Nội – Nút giao thông Cát Lái – Đường Mai Chí Thọ – Đường hầm sông Sài Gòn – Đường Võ Văn Kiệt – Đường Hồ Học Lãm – Đường Kinh Dương Vương – Bến xe Miền Tây.
Xe đi các tuyến đến tỉnh Bình Dương, Bình Phước trở ra các tỉnh Tây Nguyên, miền Trung, miền Bắc và ngược lại:
Lượt đi: Bến xe Miền Tây – Đường Kinh Dương Vương – Quốc lộ 1 – Quốc lộ 13 – Ranh giới địa phận TP.HCM và tỉnh Bình Dương.
Lượt về: Ranh giới địa phận tỉnh Bình Dương và TP.HCM – Quốc lộ 13 – Quốc lộ 1 – Đường Kinh Dương Vương – Bến xe Miền Tây.
Ngoài ra, Sở Giao thông vận tải TP.HCM cũng thông báo rõ lộ trình dành riêng cho các tuyến xe hoạt động ở bến xe Ngã Tư Ga, bến xe An Sương. Các doanh nghiệp có xe hoạt động ở những tuyến này chú ý thực hiện đúng lộ trình, không gây xáo trộn giao thông.
Lực lượng thanh tra giao thông phối hợp với các đơn vị kiểm tra, giám sát và điều tiết xe khách đi cho hợp lý.
Khởi hành từ bến xe Miền Đông mới: Khách mua vé, đi lại thế nào?