Đi lễ bà Phi Yến linh thiêng – điểm cầu tình duyên nổi tiếng

Truyền thuyết về bà Phi Yến là một trong những điều hấp dẫn, thu hút đông đảo khách du lịch đến với miền đất Côn Đảo nắng gió. Hãy cùng tìm hiểu câu chuyện câu chuyện lịch sử ly kỳ này theo lời kể của người Côn Đảo qua bài viết bên dưới.

1. Tiểu sử bà Phi Yến

Đến với Côn Đảo, bạn không chỉ được ngắm cảnh biển hoang sơ hay thưởng thức các món đặc sản vô cùng hấp dẫn mà còn được ghé thăm Miếu Bà Phi Yến và Miếu Cậu – 2 điểm đến linh thiêng, thần bí của vùng đất này. Theo lời kể của người dân nơi đây, Miếu Bà là nơi thờ thứ phi Phi Yến, tục gọi là bà Lê Thị Răm, còn Miếu Cậu là nơi thờ hoàng tử Cải – con trai của bà.

>>> Đến Côn Đảo ghé thăm hệ thống nhà tù Côn Đảo.

Vậy bà Phi Yến là ai? Tương truyền, bà là 1 trong những người thứ phi xinh đẹp, rất được yêu chiều của chúa Nguyễn Ánh. Vào cuối năm 1783 – khoảng thời gian đen tối do thất bại liên tục, Nguyễn Ánh đã đưa vợ con cùng người hầu ra Côn Đảo để tránh lực lượng của nhà Tây Sơn.

ba phi yen

2. Câu chuyện đau lòng về bà Phi Yến và hoàng tử Cải

Tiểu sử bà Phi Yến cùng người con trai của bà là câu chuyện đau lòng, đẫm nước mắt. Thời gian sống trên Côn Đảo, biết được Nguyễn Ánh có ý định muốn làm thân và cầu cứu chi viện từ Pháp, bà đã không bằng lòng và ra sức khuyên can. Về phần Nguyễn Ánh, vì nghi ngờ người vợ đầu ấp tay gối có ý định làm phản, thông đồng với nhà Tây Sơn, liền tức giận hạ ý biệt giam bà trong động đá trên 1 hòn đảo nhỏ hoang vắng thuộc Côn Đảo- nay gọi là Hòn Bà.

>>> Xem thêm: Có đường bay thẳng Hà Nội Côn Đảo không?

Ngay sau đó, Nguyễn Ánh đã cùng các phi tần, con cái và đoàn tùy tùng của mình xuống thuyền, nhổ neo, trốn chạy ra Phú Quốc và bỏ mặc bà ở chốn hoang vu này. Khi chuẩn bị nhổ neo, Hoàng tử Cải – khi đó mới 5 tuổi, do biết chuyện về bà Phi Yến bị giam nên khóc thảm thiết, một mực đòi đưa mẹ đi theo.

Miếu bà Phi Yến gắn liền với những câu chuyện đau thương

Không dỗ nín được con, trong cơn nóng giận mất hết tính người, Nguyễn Ánh đã cho người quăng Hoàng tử xuống biển khơi lạnh giá. Xót xa thay, hoàng tử Cải chết, cái xác trôi dạt vào bãi san hô và được người dân trên đảo đem về chôn cất giữa khu rừng trong bãi Đầm Trầu.

Nguyễn Ánh rời đi, bà liền được Hổ Đen và Vượn Trắng cùng người dân Côn Đảo giải cứu và được thuật lại chuyện con trai đã chết. Nghe chuyện bà Phi Yến gần như sụp đổ, đau xót gào khóc bên mộ đứa con xấu số khiến ai nấy cũng động lòng thương tâm mà than trời thay cho số phận hẩm hiu của mẹ con họ.

>>> Một năm nữa sắp qua đi là lúc mỗi người nhìn lại mình, tìm đến những địa điểm linh thiêng để tạ lễ, trả lễ sau một năm được phù hộ. Côn Đảo những ngày cuối năm là thời điểm đón và phục vụ nhiều lượt khách đến đi lễ và du lịch nhất trong năm.

Hãy tham gia tour Đi lễ Côn Đảo cuối năm nối chuyến tại Cần Thơ khởi hành liên tục trong từ tháng 11 đến tháng 3 để tham dự ngày giỗ bà Phi Yến 24/11 (tức 18/10 âm lịch) và lễ tạ cuối năm, lịch trình đi lễ ấn tượng, bay Vietnam Airline, giờ bay đẹp, thời gian nối chuyến ngắn. Để được tư vấn miễn phí về cách đi lễ Côn Đảo từ A- Z, quý khách vui lòng liên hệ theo số 0913.216.515 hoặc 0243.511.3345.

>>> Tham khảo: Tour Đi lễ Côn Đảo từ Hà Nội, bay VN Airlines giờ bay đẹp <<<<

mieu hoang tu cai

Gió đưa cây Cải về trời

Rau Răm ở lại chịu đời đắng cay

Cuộc đời tủi nhục, khổ ải của bà chưa dừng lại tại những mất mát, đớn đau đó. Các cụ già trên Côn Đảo kể lại rằng, sau khi hoàng tử Cải chết, bà Phi Yến vẫn ở lại đây để chăm sóc phần mộ con. Một lần, vào hội làng An Hải, chuyện về bà Phi Yến được mời về dự lan truyền. Một tên đồ tể háo sắc đã không ngăn nổi lòng tà dục của mình trước vẻ đẹp nghiêng nước nghiêng thành của bà đã nảy sinh ý định làm nhục bà. Chưa kịp làm gì, hắn đã bị bà phát hiện và truy hô dân làng đuổi bắt.

>>> Xem thêm Những lưu ý cần thiết cho việc đi Côn Đảo suôn sẻ nhất.

Người dân Côn Đảo kể lại rằng bà là người trung trinh, ái quốc, vì không chịu được sự tủi nhục này nên đã chặt đứt cánh tay rồi gieo mình tự vẫn, bảo vệ danh tiết. Người dân Côn Đảo tiếc thương trước người con gái hoa ngọc, tài sắc và đức hạnh ấy cùng người con trai là hoàng tử Cải đã quyết định lập miếu Bà và miếu Cậu để thờ phụng họ đời đời.

3. Miếu bà Phi Yến linh thiêng “cầu được ước thấy”

Hàng năm, vào ngày 18/10 âm lịch hàng năm, người dân trên Côn Đảo đều tổ chức lễ hội, cúng giỗ cho mẹ con bà Phi Yến. Mâm cỗ chay bày cúng gồm nhiều loại hoa quả, xôi chè, hương hoa, bánh và ngũ quả được bày biện đẹp mắt.

Đối với người dân trên đảo, ngôi miếu bà rất linh thiêng, vì thế được người dân ở đây rất sùng bái và coi Bà như thần hộ mệnh của làng. Dù đã bị tàn phá bởi thực dân Pháp, song cho đến ngày nay, miếu bà Phi Yến vẫn được tôn tạo lại và là điểm đến linh thiêng đối với khách du lịch. Khi đến đây, những ước nguyện của bạn sẽ được bà chứng giám và mong muốn chính đáng sẽ thành hiện thực.

Du khách ghé thăm Miếu Bà Phi Yến Côn Đảo, sẽ được đắm chìm vào không gian linh thiêng, yên tĩnh và được nghe những câu chuyện lịch sử ly kỳ, bi thương. Nếu có dịp, hãy ghé thăm mảnh đất lịch sử này và trải nghiệm những hoạt động thú vị tại nơi đây. Ngoài ra, du khách cũng nên ghé thăm Côn Đảo cuối năm để viếng mộ cô Sáu và các anh hùng liệt sĩ tại Nghĩa trang Hàng Dương.

Đi ngay kẻo lỡ! Tour du lịch côn đảo nối chuyến tại Cần Thơ >>>

Liên hệ 0913.216.515. hoặc 024 3511 3345

Ghi rõ nguồn anhduongtours.vn khi đăng tải lại bài viết này.