di sản văn hóa – Tin tức cập nhật mới nhất tại nhandan.vn

Mục lục bài viết

Cần nâng cao trách nhiệm của chủ thể văn hóa

Mỗi tộc người là một chủ thể của một nền văn hóa, không ai có thể làm tốt hơn họ trong việc gìn giữ di sản mà tổ tiên trao truyền. Bản sắc của mỗi dân tộc là vốn quý, là niềm tự hào, là hình ảnh mà họ khẳng định với cộng đồng về lịch sử sinh tồn và nét tinh hoa của dân tộc mình.

Rước kiệu về Đền Hùng là nét đẹp văn hóa của người dân đất Tổ trong dịp Giỗ Tổ Hùng Vương.

Phú Thọ sẵn sàng cho Giỗ Tổ Hùng Vương

Tối nay, 21/4, Lễ giỗ Tổ Hùng Vương và Tuần Văn hóa-Du lịch Đất Tổ năm 2023 chính thức diễn ra với chuỗi hoạt động văn hóa truyền thống phong phú và đặc sắc tại Khu di tích Đền Hùng và thành phố Việt Trì, tỉnh Phú Thọ. Đặc biệt, Lễ giỗ Tổ Hùng Vương năm nay gắn với dịp kỷ niệm 20 năm thực hiện Công ước 2003 của UNESCO về Bảo vệ di sản văn hóa phi vật thể.

Giáo dục văn hóa đọc trong học đường được chú trọng ở Lạng Sơn.

Phát huy tiềm năng, sức mạnh văn hóa trong phát triển

Lạng Sơn là tỉnh miền núi biên giới thuộc vùng Đông Bắc của Tổ quốc, đông đồng bào dân tộc thiểu số sinh sống, có vị trí chiến lược về kinh tế-xã hội, quốc phòng-an ninh và đối ngoại của cả nước. Nhằm cải thiện và nâng cao đời sống vật chất, tinh thần cho nhân dân, nhiều năm qua, tỉnh Lạng Sơn luôn coi trọng bảo tồn, phát huy giá trị các di sản văn hóa; giáo dục truyền thống yêu nước, truyền thống lịch sử, cách mạng, truyền thống văn hóa; chăm lo phát triển sự nghiệp văn học, nghệ thuật.

Chủ tịch nước Võ Văn Thưởng tặng hoa cho các lãnh đạo môn phái Vovinam. (Ảnh: Thống Nhất/TTXVN)

Chủ tịch nước Võ Văn Thưởng dự Lễ kỷ niệm 85 năm Ngày thành lập môn phái Vovinam Việt Võ Đạo

Chiều 15/4, tại Trung tâm Hội nghị triển lãm tỉnh Bình Dương, môn phái Vovinam Việt Võ Đạo long trọng tổ chức Lễ kỷ niệm 85 năm Ngày thành lập (1938-2023), ôn lại truyền thống tự hào của Vovinam trong hành trình xây dựng và phát triển võ Việt cũng như đưa ra các định hướng để môn võ của dân tộc phát triển mạnh mẽ trên thế giới. Dự buổi lễ, có Chủ tịch nước Võ Văn Thưởng, nguyên Chủ tịch nước Nguyễn Minh Triết.

Hành vi khoan, vít đinh làm mất ký tự trên bia ký ở Chùa Quan Thánh, thành phố Thanh Hóa.

Chủ động phòng ngừa, ngăn chặn hành vi xâm hại di tích

Thanh Hóa có 1.535 di tích, trong đó có hơn 800 di tích đã được xếp hạng. Gần đây, công tác quản lý, bảo vệ và phát huy giá trị di tích lịch sử-văn hóa, danh lam thắng cảnh, nhất là quản lý hoạt động bảo quản, tu bổ, phục hồi di tích tại một số địa phương trên địa bàn tỉnh thực hiện chưa nghiêm theo quy định pháp luật về di sản văn hóa. Bảo vật quốc gia Thạp đồng văn hóa Đông Sơn được trưng bày tại Bảo tàng Hoàng gia Nam Hồng, thành phố Từ Sơn, tỉnh Bắc Ninh ngày 25/2 vừa qua. (Ảnh: Thái Sơn)

Phát huy giá trị Bảo vật quốc gia

Trong số 27 Bảo vật quốc gia vừa được Thủ tướng Chính phủ công nhận tại Quyết định số 41/QÐ-TTg ngày 30/1/2023, có 7 hiện vật, nhóm hiện vật do tư nhân sở hữu. Tất cả đều mang những giá trị hết sức đặc biệt. Ðiển hình như trống đồng Kính Hoa II (nhà sưu tập Nguyễn Văn Kính ở Hà Nội) niên đại khoảng 200 đến 100 năm trước Công nguyên, thuộc nhóm những chiếc trống đồng lớn nhất, nguyên vẹn nhất thời kỳ văn hóa Ðông Sơn, tương đương với những chiếc trống nổi tiếng như: Ngọc Lũ, Hoàng Hạ, Cổ Loa…

Các đại biểu tham quan các nội dung trình diễn di sản Bài Chòi của đoàn Quảng Nam.

Bắc Ninh: Di sản văn hóa phi vật thể hội tụ và tỏa sáng

Sáng 24/2, tại thành phố Bắc Ninh (tỉnh Bắc Ninh), Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Bắc Ninh tổ chức Chương trình không gian trưng bày “Hành trình sắc màu di sản văn hóa phi vật thể đại diện các vùng miền”.

Tượng Đệ nhất Tổ Phật hoàng Trần Nhân Tông trong bộ tượng Trúc Lâm Tam Tổ ở chùa Phổ Minh, Nam Định. (Ảnh: Trần Khánh/Báo Nhân Dân)

Công nhận 27 bảo vật quốc gia

Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà vừa ký Quyết định số 41/QĐ-TTg ngày 30/1/2023 công nhận 27 bảo vật quốc gia (đợt 11, năm 2022).

Lãnh đạo các sở, ngành, địa phương dự Triển lãm mừng Đảng, mừng Xuân và Hội báo Xuân Quý Mão 2023.

Hải Dương khai mạc Triển lãm mừng Đảng, mừng Xuân và Hội báo Xuân Quý Mão 2023

Ngày 12/1, tỉnh Hải Dương khai mạc Triển lãm mừng Đảng, mừng Xuân và Hội báo Xuân Quý Mão 2023 tại Nhà triển lãm tỉnh.

Tiến sĩ Lê Doãn Hợp, Chủ tịch HĐQL Viện Phát triển văn hóa dân tộc phát biểu tại diễn đàn.

Bảo vệ, phát huy giá trị di sản văn hóa Việt Nam trong quá trình hội nhập

Ngày 2/12/2022, Viện Phát triển văn hóa dân tộc tổ chức diễn đàn Bảo vệ và phát huy giá trị Di sản thực hành tín ngưỡng thờ Mẫu Tam phủ của người Việt. Tham gia diễn đàn có các dịch giả, tiến sĩ, đại diện bộ, ngành và các đại biểu thực hành tín ngưỡng.

Các đại diện tỉnh Quảng Nam, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch, Đại sứ quán Ấn Độ tại Việt Nam tại sự kiện bàn giao công trình đã hoàn thành.

Hoàn thành trùng tu ba nhóm tháp cổ tại khu di tích Mỹ Sơn

Đại sứ quán Ấn Độ tại Việt Nam vừa cung cấp thông tin chi tiết về việc hoàn thành công tác bảo tồn và trùng tu nhóm đền tháp A, H, K tại khu di tích Mỹ Sơn (Duy Xuyên, Quảng Nam). Sau sáu năm trùng tu, nhóm chuyên gia Ấn Độ đã bàn giao cho Ban quản lý Di sản văn hóa Mỹ Sơn tiếp nhận, mở cửa đón khách.

Bà Bùi Thị Niềm, Giám đốc Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Hòa Bình (giữa) phát biểu tại buổi họp báo.

Trình UNESCO hồ sơ công nhận Mo Mường trở thành văn hóa phi vật thể

Ngày 20/12, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Hòa Bình tổ chức họp báo trình UNESCO hồ sơ quốc gia Di sản văn hóa Mo Mường trở thành văn hóa phi vật thể cần bảo vệ khẩn cấp.

Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy, Chủ tịch Hội đồng nhân dân tỉnh Bắc Ninh Nguyễn Quốc Chung. (Ảnh: bacninh.gov.vn)

Huy động sức mạnh, nội lực của cộng đồng trong xây dựng và phát triển văn hóa, con người

LTS – Từ đường lối, chủ trương của Đảng, Nhà nước (nhất là từ Đại hội XIII của Đảng) trong chấn hưng và phát triển văn hóa Việt Nam, cùng thực tiễn, yêu cầu đặt ra, tỉnh Bắc Ninh đã xác định những quan điểm, mục tiêu, giải pháp lớn để sớm khắc phục những bất cập, hạn chế nhằm xây dựng và phát triển văn hóa Bắc Ninh, Kinh Bắc tiên tiến, đậm đà bản sắc, làm nền tảng tinh thần vững chắc, là mục tiêu, động lực, sức mạnh nội sinh góp phần quan trọng thúc đẩy kinh tế-xã hội. Phóng viên Báo Nhân Dân đã có cuộc phỏng vấn đồng chí Nguyễn Quốc Chung, Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy, Chủ tịch Hội đồng nhân dân tỉnh Bắc Ninh về chủ đề này.

Đến Quỳ Hợp (Nghệ An), ngoài ấn tượng với trang phục truyền thống, du khách thập phương còn được khám phá nhiều nét văn hóa đặc trưng của đồng Thổ với dân ca, dân vũ. (Ảnh minh họa: THÀNH ĐẠT)

Thay đổi tư duy trong đầu tư, phát triển văn hóa

Đầu tư phát triển văn hóa là một nội dung quan trọng, xuyên suốt trong chiến lược, đường hướng, mục tiêu phát triển đất nước của Đảng, Nhà nước ta. Tuy nhiên, thời gian qua vấn đề đầu tư cho phát triển văn hóa vẫn còn tồn tại không ít bất cập, hạn chế.

Ông Hồ Văn Gừng, người giữ lửa nghề thổi thủy tinh truyền thống tại Thường Tín, Hà Nội. Ảnh: Minh Duy

Vai trò quan trọng của nghệ nhân trong bảo tồn di sản văn hóa

Trong thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa và hội nhập quốc tế, nghệ nhân có vai trò quan trọng, đóng góp không nhỏ trong bảo tồn, phát huy giá trị văn hóa truyền thống các dân tộc.

Bảo tàng Đà Nẵng tiếp nhận các hiện vật được hiến tặng.

Đà Nẵng khai mạc Ngày hội Di sản văn hóa năm 2022

Sáng 25/11, Bảo tàng Đà Nẵng tổ chức khai mạc Ngày hội Di sản văn hóa năm 2022, tiếp nhận hiện vật hiến tặng và tôn vinh các nghệ nhân đã có nhiều đóng góp trong gìn giữ, bảo tồn và phát huy các giá trị văn hóa.

Các nghệ nhân biểu diễn tại Hội thi.

Nâng cao ý thức bảo tồn, phát huy giá trị văn hóa truyền thống của cồng chiêng, xoang

Tối 16/11, tại thành phố Kon Tum, Ủy ban nhân dân tỉnh Kon Tum tổ chức lễ khai mạc “Hội thi cồng chiêng, xoang các dân tộc thiểu số tỉnh Kon Tum lần thứ nhất, năm 2022”.

Màn biểu diễn trống hội tạo không khí sôi nổi trong Liên hoan.

Sôi nổi Liên hoan di sản văn hóa phi vật thể Hà Nội

Liên hoan di sản văn hóa phi vật thể Hà Nội là màn trình diễn của 12 Câu lạc bộ di sản văn hóa phi vật thể trên địa bàn, với những nghệ nhân giàu kinh nghiệm cùng sự tham gia của thế hệ “măng non” trong lĩnh vực bảo tồn di sản.

Múa xòe của người Mường, xã La Lâu, huyện Chư Prông.

Khai mạc Ngày hội di sản văn hóa Gia Lai năm 2022

Ngày 5/11, Bảo tàng tỉnh Gia Lai khai mạc Ngày hội di sản văn hóa năm 2022.

 Hiện vật được giới thiệu online tại Bảo tàng Lịch sử quốc gia.

Số hóa di sản văn hóa cần một nhạc trưởng!

Cục Di sản Văn hóa (Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch) vừa có công văn đăng ký nhiệm vụ xây dựng kế hoạch thực hiện chương trình chuyển đổi số năm 2023 với sáu nhóm nhiệm vụ cụ thể.

Lễ hội Chử Đồng Tử-Tiên Dung, huyện Khoái Châu, tỉnh Hưng Yên.

Hưng Yên bảo tồn và phát huy giá trị di sản văn hóa, di tích lịch sử

Nằm ở trung tâm đồng bằng châu thổ Bắc Bộ, Hưng Yên có hệ thống di sản văn hóa vật thể và phi vật thể phong phú và đa dạng, mang đậm nét bản sắc văn hóa riêng của tỉnh và đồng bằng sông Hồng; có nhiều tiềm năng thu hút du khách, phát triển du lịch, mang lại nguồn lợi lớn cho tỉnh Hưng Yên.

Lãnh đạo Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Đắk Lắk và Hà Giang cắt băng khai mạc Triển lãm.

Hà Giang quảng bá những giá trị di sản văn hóa, địa chất tiêu biểu tại Đắk Lắk

Sáng 16/9, Bảo tàng Đắk Lắk phối hợp Bảo tàng Hà Giang tổ chức khai mạc Triển lãm chuyên đề “Hà Giang – Điểm hẹn nơi Cực Bắc”.

Quang cảnh buổi hội thảo.

Tìm giải pháp bảo tồn, phát huy giá trị các khu di sản thế giới tại Việt Nam

Chiều 14/9, tại thành phố Hội An (Quảng Nam), Cục Di sản văn hóa (thuộc Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch) phối hợp Văn phòng UNESCO Hà Nội và Trung tâm Quản lý bảo tồn di sản văn hóa Hội An tổ chức Hội thảo khoa học về “Bảo tồn, phát huy giá trị các khu di sản thế giới tại Việt Nam trong bối cảnh hậu Covid-19 và quản lý di sản văn hóa và thiên nhiên thế giới ở Việt Nam theo Công ước di sản thế giới”.

Đập Đồng Cam.(Ảnh: Internet)

Phú Yên: Xếp hạng di tích quốc gia đối với thắng cảnh đập Đồng Cam

Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch cho biết, Bộ đã có quyết định xếp hạng di tích quốc gia đối với danh lam thắng cảnh đập Đồng Cam (xã Hòa Hội, huyện Phú Hòa, xã Sơn Thành Đông, huyện Tây Hòa, tỉnh Phú Yên).

Lãnh đạo UBND tỉnh Thừa Thiên Huế, Trung tâm Festival Huế cùng các sở, ban, ngành tại buổi họp báo.

Tuần lễ Festival Huế 2022 “Di sản văn hóa với hội nhập và phát triển”

Chiều 20/6, UBND tỉnh Thừa Thiên Huế tổ chức họp báo giới thiệu và cung cấp thông tin Tuần lễ Festival Huế 2022 với chủ đề “Di sản văn hóa với hội nhập và phát triển”.

Một tiết mục biểu diễn nghệ thuật cung đình Huế tại lễ kỷ niệm.

40 năm phục hưng di sản văn hóa cố đô Huế

Qua 40 năm xây dựng và phát triển, Trung tâm Bảo tồn di tích cố đô Huế đã từng bước nỗ lực để đưa Quần thể Di tích cố đô Huế hồi sinh. Vai trò và vị thế của đơn vị ngày càng được khẳng định trên bình diện quốc gia và quốc tế; góp phần khẳng định, tôn vinh những giá trị văn hóa độc đáo của Việt Nam trên thế giới.