Di sản văn hóa là gì?
Một trong những địa điểm du lịch lý tưởng trên thế giới có thể kể đến các di tích văn hóa của các quốc gia, các địa phương trên Thế giới. Tuy nhiên, không phải tất cả mọi người đều hiểu rõ về khái niệm này.
Trong bài viết hôm nay, chúng tôi sẽ cung cấp tới quý bạn đọc một số nội dung liên quan đến vấn đề Di sản văn hóa là gì?
>>>>>> Tham khảo bài viết: Văn hóa là gì?
Di sản văn hóa là gì?
Di sản văn hóa là di sản của các hiện vật vật thể và các thuộc tính phi vật thể của một nhóm hay xã hội được kế thừa từ các thế hệ trước, đã duy trì đến hiện nay và dành cho các thế hệ mai sau.
Di sản văn hóa bao gồm tài sản văn hóa (như các tòa nhà, cảnh quan, di tích, sách, tác phẩm nghệ thuật và các hiện vật), văn hóa phi vật thể (như văn hóa dân gian, truyền thống, ngôn ngữ và kiến thức) và di sản tự nhiên (bao gồm cảnh quan có tính văn hóa quan trọng và đa dạng sinh học).
Các loại di sản văn hóa?
Để giúp Quý độc giả nhận diện di sản văn hóa là gì? trong thực tiễn, chúng tôi đưa ra thông tin về các loại di sản văn hóa. Hiện nay có thể chia di sản văn hóa thành hai loại là di sản văn hóa vật thể và di sản văn hóa phi vật thể, cụ thể:
– Di sản văn hóa vật thể:
Di sản văn hóa vật thể được dùng để chỉ các sản phẩm vật chất có giá trị lịch sử, văn hóa, khoa học, gồm:
+ Di tích lịch sử – văn hóa.
+ Danh lam thắng cảnh.
+ Di vật, cổ vật, bảo vật quốc gia.
– Di sản văn hóa phi vật thể:
Di sản văn hóa phi vật thể là các sản phẩm mang tính chất tinh thần gắn liền với cộng đồng hoặc cá nhân vật thể và không gian văn hóa liên quan. Những di sản này đều có giá trị lịch sử, văn hóa, khoa học nhất định. Bằng các hình thức như truyền miệng, truyền nghề, trình diễn … những sản phẩm này đã và đang không ngừng được tái tạo và lưu truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác. Các di sản văn hóa phi vật thể có thể kể đến như:
+ Tiếng nói, chữ viết.
+ Ngữ văn dân gian.
+ Nghệ thuật trình diễn dân gian.
+ Tập quan xã hội và tín ngưỡng.
+ Lễ hội truyền thống.
+ Nghề thủ công truyền thống.
+ Tri thức dân gian.
Bảo vệ di sản văn hóa có ý nghĩa như thế nào?
Bảo vệ di sản văn hóa không phải là câu chuyện của riêng một cá nhân hay một tổ chức. Đây còn là nghĩa vụ của tất cả mọi người trong một cộng đồng dân tộc. Vào thời kỳ hội nhập, nhịp sống thay đổi không ngừng thì việc bảo vệ các di sản được xem là điều vô cùng cần thiết. Vấn đề này có tác động và ảnh hưởng đến quá trình xây dựng và phát triển Đất nước:
– Lưu giữ được công sức và nét đẹp văn hóa truyền thống của các thế hệ trước.
– Tạo “tiền đề” để các thế hệ sau tái tạo và phát triển. Nhằm cập nhật nền văn hóa tiên tiến nhưng vẫn không bị mất đi bản sắc dân tộc.
– Góp phần làm phong phú nền văn hóa dân tộc nói riêng và di sản văn hóa thế giới nói chung.
– Phát huy giá trị di sản nhằm tạo cơ hội phát triển du lịch.
– Xây dựng hình ảnh, dấu ấn riêng biệt của mỗi một quốc gia khác nhau với bạn bè Thế giới.
Quản lý Nhà nước về di sản văn hóa
Trong sự nghiệp xây dựng nền văn hóa Việt Nam tiên tiến đậm đà bản sắc dân tộc, việc giáo dục truyền thống lịch sử, xây dựng các di sản văn hóa là điều vô cùng quan trọng và cần thiết. Trong đó, vai trò của quản lý Nhà nước về văn hóa được thể hiện:
Trong sự nghiệp xây dựng nền văn hóa Việt Nam tiên tiến đậm đà bản sắc dân tộc, việc giáo dục truyền thống lịch sử, xây dựng các di sản văn hóa là điều vô cùng quan trọng và cần thiết. Trong đó, vai trò của quản lý Nhà nước về văn hóa được thể hiện:
– Tổ chức, quản lý hoạt động nghiên cứu khoa học, đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ cán bộ chuyên môn về di sản văn hóa.
– Huy động, quản lý, sử dụng các nguồn lực để bảo vệ và phát huy giá trị di sản văn hóa.
– Tổ chức, chỉ đạo khen thưởng trong việc bảo vệ và phát huy giá trị di sản văn hóa.
– Tổ chức và quản lý hợp tác quốc tế về bảo vệ và phát huy giá trị di sản văn hóa.
– Thanh tra, kiểm tra việc chấp hành pháp luật, giải quyết khiếu nại, tố cáo và xử lý vi phạm pháp luật về di sản văn hóa.
Nhà nước thống nhất quản lý di sản văn hóa thuộc sở hữu toàn dân; công nhận và bảo vệ các hình thức sở hữu tập thể, sở hữu chung của cộng đồng, sở hữu tư nhân và các hình thức sở hữu khá về di sản văn hóa theo quy định của pháp luật.
– Chủ tịch ủy ban nhân dân cấp tỉnh quyết định xếp hạng di tích cấp tỉnh, cấp bằng xếp hạng di tích cấp tỉnh.
– Bộ trưởng Bộ Văn hóa – Thể thao và Du lịch quyết định xếp hạng di tích quốc gia, cấp bằng xếp hạng di tích quốc gia.
– Thủ tướng Chính phủ quyết định xếp hạng di tích quốc gia đặc biệt, cấp bằng xếp hạng di tích quốc gia đặc biệt, quyết định việc đề nghị Tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn hóa của Liên Hợp quốc xem xét đưa di tích tiêu biển của Việt Nam vào Danh mục di sản Thế giới.
Đối với di vật, cổ vật, bảo vật quốc gia:
– Di vật là hiện vật được lưu truyền lại, có giá trị lịch sử, văn hóa, khoa học.
– Cổ vật là hiện vật được lưu truyền lại, có giá trị tiêu biểu về lịch sử, văn hóa, khoa học, có từ một trăn năm tuổi trở lên.
– Bảo vật quốc gia là hiện vật được lưu truyền lại, có giá trị đặc biệt quý hiếm tiêu biểu của đất nước về lịch sử, văn hóa, khoa học.
– Mọi di vật, cổ vật, bảo vật quốc gia thu được tỏng quá trình thăm dò, khai quật khảo cổ và do tổ chức, cá nhân phát hiện, giao nộp phải được tạm nhập vào kho bảo quản của bảo tàng cấp tỉnh nơi phát hiện. Bảo tàng cấp tỉnh có trách nhiệm tiếp nhận, quản lý và báo cáo Bộ văn hóa – Thể thao và Du lịch.
Như vậy, Di sản văn hóa là gì? đã được chúng tôi phân tích đầy đủ trong bài viết phía trên. Trường hợp cần thêm thông tin chi tiết, quý độc giả có thể liên hệ với chúng tôi.