Di sản văn hóa phi vật thể là gì? Kể tên các di sản này tại Việt Nam

Di sản văn hóa phi vật thể là gì? Kể tên các di sản này tại Việt Nam

1. Di sản văn hóa phi vật thể là gì?

Căn cứ theo khoản 1 điều 4 Luật di sản văn hóa 2001 (được sửa đổi, bổ sung bởi khoản 1 điều 1 Luật di sản văn hóa sửa đổi năm 2009), Di sản văn hóa phi vật thể  là sản phẩm tinh thần gắn với cộng đồng hoặc cá nhân, vật thể và không gian văn hóa liên quan, có giá trị lịch sử, văn hóa, khoa học, thể hiện bản sắc của cộng đồng, không ngừng được tái tạo và được lưu truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác bằng truyền miệng, truyền nghề, trình diễn và các hình thức khác bao gồm lễ hội, lối sống, bí quyết truyền nghề, văn hóa ẩm thực, trang phục truyền thống. Công ước 2003 của UNESCO bác bỏ việc xếp hạng di sản văn hóa phi vật thể nên không có khái niệm xếp hạng di sản theo cấp tỉnh, cấp quốc gia hay cấp thế giới.

Để nâng cao nhận thức về tính cấp thiết của vấn đề bảo tồn di sản văn hóa phi vật thể, tại hội nghị lần thứ 3 họp tại Istanbul, Ủy ban liên chính phủ về bảo tồn Di sản phi vật thể đã đưa ra hai danh sách:

  • Danh sách di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại
  • Danh sách di sản văn hóa phi vật thể cần được bảo vệ khẩn cấp

Di sản văn hóa phi vật thể bao gồm những di sản sau:

  • Tiếng nói, chữ viết;
  • Ngữ văn dân gian;
  • Nghệ thuật trình diễn dân gian;
  • Tập quán xã hội và tín ngưỡng;
  • Lễ hội truyền thống;
  • Nghề thủ công truyền thống;
  • Tri thức dân gian.

2. Danh sách di sản văn hóa phi vật thể tại Việt Nam

2.1. Di sản văn hóa phi vật thể đã được ghi danh

STT
Tên di sản văn hóa phi vật thể
Địa điểm
Danh mục
Năm công nhận

1
Nhã Nhạc, Âm nhạc cung đình Việt Nam
Thừa Thiên – Huế
Đại diện cho nhân loại
2003

2
Không gian văn hóa Cồng chiêng Tây Nguyên
Kon Tum, Gia Lai, Đắk Lắk, Đắk Nông và Lâm Đồng
Đại diện cho nhân loại
2005

3
Dân ca Quan họ
Bắc Ninh, Bắc Giang
Đại diện cho nhân loại
2009

4
Hát Ca trù
Bắc Ninh, Bắc Giang, Hà Nam, Hà Tĩnh, Hải Dương, Hưng Yên, Nam Định, Nghệ An, Ninh Bình, Phú Thọ, Quảng Bình, Thái Bình, Thanh Hóa, Vĩnh Phúc, Hà Nội và Hải Phòng
Cần được bảo tồn khẩn cấp
2009

5
Hội Gióng ở Đền Sóc và Đền Phù Đổng
Thành phố Hà Nội
Đại diện cho nhân loại
2010

6
Hát xoan
Phú Thọ
Đại diện cho nhân loại
2011

7
Tín ngưỡng thờ cúng Hùng Vương
Phú Thọ
Đại diện cho nhân loại
2012

8
Đờn ca tài tử Nam Bộ
An Giang, Bà Rịa-Vũng Tàu, Kiên Giang, Hậu Giang, Cà Mau, Bạc Liêu, Cần Thơ, Sóc Trăng, Vĩnh Long, Trà Vinh, Đồng Tháp, Long An, Bến Tre, Tây Ninh, Bình Phước, Bình Thuận, Lâm Đồng, Đồng Nai, Bình Dương, Ninh Thuận, thành phố Hồ Chí Minh
Đại diện cho nhân loại
2013

9
Dân ca ví, giặm Nghệ Tĩnh
Nghệ An và Hà Tĩnh
Đại diện cho nhân loại
2014

10
Nghi lễ Kéo co
Hàn Quốc, Philippines, Campuchia và Việt Nam (Lào Cai, Vĩnh Phúc, Hà Nội, Bắc Ninh)
Đại diện cho nhân loại
2015

11
Tín ngưỡng thờ Mẫu Việt Nam
Nam Định, Hà Nam, Ninh Bình, Hà Nội, Thái Bình, Hải Dương, Hưng Yên, Hải Phòng, Vĩnh Phúc, Bắc Giang, Phú Thọ, Lạng Sơn, Hòa Bình, Lào Cai, Yên Bái, Tuyên Quang, Thanh Hóa, Nghệ An, Hà Tĩnh, Thừa Thiên Huế và Thành phố Hồ Chí Minh
Đại diện cho nhân loại
2016

12
Bài chòi
Quảng Bình, Quảng Trị, Thừa Thiên Huế, Đà Nẵng, Quảng Nam, Quảng Ngãi, Bình Định, Phú Yên, Khánh Hòa, Ninh Thuận, Bình Thuận thuộc miền Trung Việt Nam.
Đại diện cho nhân loại
2017

13
Nghi lễ Then của người Tày, Nùng và Thái
Tỉnh Hà Giang, Cao Bằng, Lạng Sơn, Bắc Kạn, Thái Nguyên, Tuyên Quang, Lào Cai, Yên Bái, Bắc Giang, Quảng Ninh và Thái Nguyên.
Đại diện cho nhân loại
2019

14
Xòe Thái
Tỉnh Yên Bái, Điện Biên, Lai Châu, Sơn La
Đại diện cho nhân loại
2021

 

2.2. Đề cử trong các năm tiếp theo

 

STT
Tên di sản văn hóa phi vật thể không ổn định
Địa điểm
Danh mục
Năm xét duyệt

1
Nghề làm gốm của người Chăm
Ninh Thuận, Bình Thuận
Đại diện cho nhân loại
2022

2
Nghề làm tranh Đông Hồ
Tỉnh Bắc Ninh
Cần phải bảo vệ khẩn cấp
2023

3
Mo Mường
Tỉnh Hòa Bình chủ trì cùng các tỉnh: Thanh Hóa, Phú Thọ, Ninh Bình, Sơn La, Hà Nội, Đắk Lắk.
Đại diện cho nhân loại
2023

4
Lễ Miếu Bà Chúa Xứ Núi Sam
Tỉnh An Giang
Đại diện cho nhân loại
Đã ghi vào danh mục dự kiến

5
Nghệ thuật Chèo đồng bằng sông Hồng
Thái Bình chủ trì, các tỉnh phía Bắc phối hợp.
Đại diện cho nhân loại
2021-2025

6
Nghi lễ Cấp sắc của người Dao
Yên Bái, Lào Cai, Hà Giang, Tuyên Quang, Bắc Kạn, Thái Nguyên, Sơn La.
Đại diện cho nhân loại
2025

7
Tri thức và thực hành Thổ canh hốc đá của các dân tộc thiểu số vùng Cao nguyên đá Hà Giang
Tỉnh Hà Giang
Đại diện cho nhân loại
Chưa rõ

8
Nghệ thuật Dù Kê của người Khmer
Sóc Trăng, An Giang và Trà Vinh
Đại diện cho nhân loại
Chưa rõ

9
Võ cổ truyền Bình Định
Tỉnh Bình Định
Đại diện cho nhân loại
Chưa rõ

10
Nghệ thuật hát xẩm
Ninh Bình chủ trì và các tỉnh: Hà Nội, Hải Phòng, Quảng Ninh, Thái Bình, Nam Định, Nghệ An, Thanh Hóa
Đại diện cho nhân loại
Chưa rõ

11
Sử thi Tây Nguyên
Tây Nguyên
Cần phải bảo vệ khẩn cấp
Chưa thực hiện

12
Múa rối nước
Bắc Ninh, Hà Nội, Hưng Yên, Hải Dương
Đại diện cho nhân loại
Đang hoãn

13
Nghệ thuật Sơn mài
Việt Nam: Nam Định (Làng sơn mài Cát Đằng), Bình Dương (Làng sơn mài Tương Bình Hiệp) và Hà Nội (Làng sơn mài Hạ Thái, Làng sơn mài Duyên Trường, Làng sơn mài Bối Khê và Làng sơn mài Sơn Đồng) Trung Quốc, Hàn Quốc và Nhật Bản
Đại diện cho nhân loại
Đang hoãn

3. Ý nghĩa và cách bảo vệ di sản văn hóa phi vật thể

3.1. Ý nghĩa của di sản văn hóa phi vật thể

Di sản văn hóa phi vật thể có những ý nghĩa như sau:

  • Lưu giữ được công sức và nét đẹp văn hóa truyền thống của các thế hệ trước
  • Tạo tiền đề để các thế hệ sau phát triển và tái tạo. Trên tinh thần và sự quyết tâm lưu giữ đối với các giá trị văn hóa dân tộc. Nhằm cập nhật nền văn hóa tiên tiến nhưng vẫn không bị mất đi bản sắc dân tộc.
  • Góp phần làm phong phú nền văn hóa dân tộc nói riêng. Tham gia và thể hiện vào di sản văn hóa thế giới nói chung
  • Phát huy giá trị di sản nhằm tạo cơ hội phát triển du lịch. Cũng như mở rộng và khai thác với các ngành nghề, lĩnh vực liên quan khác
  • Xây dựng hình ảnh, dấu ấn riêng biệt của mỗi một quốc gia khác nhau. Tạo nên ấn tượng, nền tảng văn hóa, lịch sử riêng với bạn bè thế giới.

3.2. Bảo vệ di sản văn hóa phi vật thể

Để bảo vệ di sản văn hóa phi vật thể, cần thực hiện những biện pháp sau:

– Nhiều di sản văn hóa phi vật thể có nguy cơ bị mai một hay biến mất nếu không có sự bảo tồn và phát huy.

– Bảo vệ có nghĩa là đảm bảo di sản văn hóa phi vật thẻ là một phần cuộc sống của thế hệ hiện tại và sẽ được truyền dạy sang các thế hệ tương lại. Các biện pháp bảo vệ hướng tới mục tiêu đảm bảo sự sống, sự liên tục làm mới và truyền dạy.

– Các hoạt động nhằm bảo vệ di sản văn hóa phi vật thể bao gồm xác đnh và tư liệu hóa, nghiên cứu, bảo tồn, thúc đẩy, tăng cường và truyền dạy di sản, đặc biệt là thông qua giáo dục chính quy và không chính quy cũng như làm sống lại một số yếu tố đã bị mai một.

– Bảo vệ di sản văn hóa phi vật thể cũng là một nguồn phát triển kinh tế quan trong mặc dù không nhất thiết phải thông qua các hoạt động tạo nguồn thu nhập như du lịch, các hoạt động có khả năng làm ảnh hưởng đến di sản sống.

Thay vào đó nên tập trung tăng cường các chức năng của di sản văn hóa phi vật thể trong xã hội và thúc đẩy lồng ghép vào các kế hoạch chính sách phát triển kinh tế.

Bạn đọc có thể tham khảo thêm bài viết: Vai trò của di sản văn hóa đối với môi trường ? Quy định bảo vệ di sản văn hóa

Trên đây là toàn bộ bài viết của Luật Minh Khuê về Di sản văn hóa phi vật thể là gì? Kể tên các di sản này tại Việt Nam. Nếu có bất kỳ thắc mắc gì về bài viết trên hay vấn đề pháp luật, hãy liên hệ Tổng đài tư vấn pháp luật miễn phí 24/7 qua số hotline: 1900.6162. Xin trân trọng càm ơn!