Điểm danh 10 hoạt động marketing thất bại thảm hại năm 2020 – ShareT Media
Thường thì đa số nhãn hàng sẽ chọn cách marketing cẩn thận hơn trong suốt năm 2020 bởi sự “viếng thăm” của “Cô Vy”. Lý do khá đơn giản khi nhu cầu mua sắm đang ở mức thấp nhất, nhãn hàng phải truyền tải các thông tin giá trị và nổi bật qua chiến dịch của mình, nếu họ không muốn bị “phớt lờ”.
Tuy nhiên, đâu đó vẫn còn tồn tại các thương hiệu chẳng chịu tìm hiểu thị trường trước khi quyết định khởi động chiến dịch. Có vẻ nhiều công ty vẫn chọn cách “phi theo lao” vì họ không muốn lãng phí số tiền trước đó đã chi vào công tác chuẩn bị chiến dịch.
Vì không muốn hoãn lại chiến dịch mùa Covid-19, nhiều thương hiệu dưới đây đã sớm nhận phải trái đắng – không chỉ làm tổn hại danh tiếng, mà họ còn đánh mất cả các khách hàng trung thành đã gắn bó với thương hiệu trong bao năm qua.
Một bài báo cáo nhỏ của Elderman vào năm 2020 đã kết luận:
-
71% khách hàng cho rằng nếu các thương hiệu vẫn cứ tiếp tục đặt lợi nhuận lên đầu, họ nhất định sẽ không còn tin dùng sản phẩm của thương hiệu đó nữa.
-
77% khách hàng gợi ý rằng họ muốn các chiến dịch PR sản phẩm phải thể hiện được rằng các thương hiệu thật sự quan tâm đến cuộc khủng hoảng dịch bệnh và tác động của nó lên cuộc sống.
Bạn có thể rút kinh nghiệm từ một vài “màn marketing thất bại thảm hại” dưới đây:
- Quả chanh chua chát mang tên Kylie Jenner – “tôi chả biết gì về thị trường”
Một trong những thành viên nhà Kardashian – Kylie Jenner đăng đàn giới thiệu các website kinh doanh bán lẻ của từng quốc gia cho thương hiệu riêng của cô ấy “Kylie Skins”. Chiếc tweet này lại được đang kèm với lá cờ của riêng từng quốc gia.
Một chiếc tweet “đi vào lòng đất” của cô nàng nhà Kardashian
Chuyện sẽ chẳng có gì nếu cô nàng không chọn sai biểu tượng lá cờ màu xanh da trời của Nam Georgia và Quần đảo Nam Sandwich – lá cờ có thiết kế khác giống với lá cờ của Úc. Không phải trông ngóng lâu, thành viên nhà Kardashian nhanh chóng nhận lại vô số lượt phản hồi không mấy tích cực từ người tiêu dùng nước này.
- Chiến dịch mưa tiền của The Safety Warehouse
Chiến dịch “mưa tiền 100.000 đô” của The Safety Warehouse được cho là thảm họa. Khách hàng muốn tham gia chiến dịch phải làm 1 chuyến đi đến vùng ngoại ô, rồi bị kẹt trong một đám đông “đầy hiếu chiến” khi ai cũng đều cố hết sức tranh dành cho bằng được những tờ giấy trông có vẻ giống như tiền. Các “thí sinh” có một phen bàng hoàng khi nhận ra họ cất công đi đến một nơi không đâu, chịu cảnh chen chúc và xô đẩy chỉ để nhận về những tờ voucher được trang trí trông như những tờ 5 đô la.
The Safety Warehouse không hề nhắc đến việc những tờ “tiền” được thả xuống thật sự không hẳn là tiền.
Sau đó, hãng bị kiện và tên thương hiệu bị tổn thương, vĩnh viễn chẳng thể hồi phục lại được. Lựa chọn sai lầm là khi The Safety Warehouse từ chối xin lỗi các khách hàng đã phải bỏ tiền thuê khách sạn hoặc nghỉ việc 1 ngày để tham gia hoạt động mưa tiền giả. Có thể nói, đây là bước đi sai lầm khi chính hãng đã nói dối các khách hàng của mình rằng “tiền thật” sẽ rơi từ trên trời xuống.
Xem thêm:
Chiến dịch PR Nissan Gò Vấp
Chiến dịch phim Hai Phượng
Dịch vụ quảng cáo digital của ShareT
- Chiến dịch “Kindness card” của Airbnb
Năm 2020 là năm đặc biệt khó khăn khi hàng trăm người bị mất việc vì dịch bệnh, trong bối cảnh này thì ai lại quan tâm đến chuyện gây quỹ cho chủ nhà? Không cần phải nói đến mùa dịch, ngay cả khi Cô Vy chưa ghé thăm, thì đây đã là một ý tưởng hết sức nhảm nhí.
Một chiến dịch vô cùng … thừa hơi
Airbnb gửi đến khách hàng những email khuyến khích họ viết những tấm thiệp kèm lời động viên dành cho những chủ nhà thuộc chuỗi quản lý của hãng. Không có gì lạ khi chiến dịch sớm bị lãng quên khi hãng lại yêu cầu “lá rách nhiều đùm lá … rách ít hơn”
- Dominos và chiến dịch Karens*
*Karens là biệt danh mỉa mai chỉ những người phụ nữ trung niên, bảo thủ, thường có thái độ bề trên.
Dominos đã phải viết 1 bài xin lỗi về chiến dịch trên
Dominos quyết định thực hiện chiến dịch giveaway “Calling All Karens’” – kêu gọi những “Karens tốt” viết email đóng góp ý kiến, thuyết phục nhãn hàng họ không phải là “Karens xấu” để nhận 1 chiếc pizza miễn phí. Mặc dù chiến dịch có lẽ chỉ là một trò đùa, nhưng tiếc thay, từ “Karens” còn có hàm ý ám chỉ quyền lợi của người da trắng. Vì vậy, khách hàng cho rằng Dominos tặng pizza miễn phí cho những người vốn đã có sẵn quyền lợi trong tay lại chứng tỏ hãng không hề nhạy cảm với thời cuộc. Chiến dịch có lẽ sẽ được đón nhận tốt hơn nếu Dominos quyết định tặng pizza cho những người khó khăn, hoặc những người đang làm việc ở tuyến đầu chống dịch.
Xem thêm:
3 yếu tố cảm xúc nên sử dụng trong Emotion Marketing để chạm đến trái tim khách hàng
5 mẹo lên top Google bằng chiến thuật viết bài PR
- VW và chiếc video quảng cáo phân biệt chủng tộc
Video quảng cáo dòng xe mới trên Instagram và Facebook của VW Đức xứng danh là thảm họa thế kỷ. Thước phim cho thấy 2 bàn tay da trắng đẩy một người đàn ông da đen vào một quán cà phê có tên “Little Colonist” (tạm dịch: thuộc địa bé nhỏ). Sau đó, một dòng slogan hiện thị trên màn hình: “The New Golf” – tên dòng xe vừa ra mắt của hãng.
Có thể nói, hai từ “thất bại” không đủ để diễn tả đoạn quảng cáo trên.
Gửi bạn đọc một vài gợi ý cho các chiến dịch quảng cáo thực hiện trong giai đoạn dịch bệnh:
Báo cáo của Edelman cho thấy 89% khách hàng mong muốn nhãn chuyển sang sản xuất sản phẩm hữu dụng trong giai đoạn đối phó với dịch bệnh và tặng hoặc giảm giá sản phẩm cho các y bác sĩ, các đối tượng dễ bị ảnh hưởng bởi sự lây lan của vi rút, các bệnh nhân covid.
Đặc biệt hơn, báo cáo còn cho thấy 57% khách hàng muốn các thương hiệu phải dừng các quảng cáo mang tính hài hước, vô tư, không quan tâm đến tình trạng xã hội bây giờ. 54% khách hàng bảo rằng hiện họ không còn tâm trí quan tâm đến các sản phẩm mới ra mắt trên thị trường trừ khi chúng có thể giúp ích được gì đó cho tình hình dịch bệnh hiện tại.
Với việc Covid-19 tiếp diễn, thì marketing chính là chìa khóa duy nhất giúp thương hiệu giữ vững doanh số. Tuy nhiên, doanh nghiệp vẫn nên cẩn thận cẩn thận xem xét và thay đổi lại chiến dịch marketing trước khi chi thêm đồng nào để “đánh bóng” tên tuổi:
-
Hiểu khán giả của bạn: Khách hàng của bạn là ai? Họ đang ở hoàn cảnh nào? Họ cần gì từ bạn?
-
Tìm hiểu tình hình: Mọi người đều đang trong tâm trạng sợ hãi và đơn độc, nhiều người thậm chí còn đang cố gắng sống qua từng ngày. Doanh nghiệp cần phải thấu hiểu tình trạng của họ hiện nay.
-
Không nên treo đầu dê, bán thịt chó: Đừng quảng cáo sai sự thật nếu bạn không muốn thương hiệu công ty trở thành trung tâm của mọi sự chỉ trích.
-
Có cần thiết không? Trừ khi doanh nghiệp thật sự tạo ra được giá trị mà khán giả đang cần, nếu không thì chiến dịch marketing chỉ là một trong vô vàn tiếng nói bị lãng quên mà thôi.
-
Mục đích của chiến dịch là tốt hay xấu? Doanh nghiệp không nên cố gắng tạo doanh thu bất chấp thủ đoạn khi mọi người đều đang gặp khó khăn. Bạn phải luôn giữ vững mục tiêu của công ty.