Điển tích về Đức thánh Trần (Hưng Đạo đại vương)
Đức Thánh Trần Triều một vị tướng tài ba có công lớn giúp quân ta đánh đuổi giặc Nguyên Mông. Để tưởng nhớ và đội ơn ngài, tượng Đức Thánh Trần Triều được lập đền thờ tại các đền và phủ. Tượng Đức Thánh Trần Triều bằng gỗ uy nghi toát lên cốt cách, vẻ đẹp của một vị tướng lừng lẫy Trần Quốc Tuấn – Hưng Đạo Đại Vương.
Mục lục bài viết
Tìm hiểu về Đức Thánh Trần Triều
Đức Thánh Trần Triều với tên thật Trần Quốc Tuấn, ông là con trai thứ của Trần Liễu và là anh của vua Trần Thái Tông.
Theo truyền thuyết kể lại, Đức Thánh Trần chính là Thanh tiên đồng trên Thiên Đình được giáng trần mang theo phi thân kiếm, cờ ấn, tam bào của Lão Tử và Ngũ Tài của Thái Tông. Qua đây, chúng ta có thể thấy rằng nguồn gốc nhà Trần cũng xuất phát từ dòng tu tiên Đạo Giáo.
Tuy nhà Trần không thuộc Tứ Phủ, có lối thờ phụng riêng, phép tắc không giống bên Tứ Phủ nhưng Thần Thủ của nhà Trần lại thuộc dòng Thiên Tiên, được Ngọc Hoàng ban lệnh giáng trần để cứu dân độ thế, khuyến Thiện phật Ác. Mặc dù xuất xức khác nhau, nhưng cùng chung một nhiệm vụ, vì vậy có sự phối thờ giữ Trần Triều và tứ phủ như hiện nay.
Theo tương truyền, khi Đức Thánh Trần qua đời, để tránh sự trả thù của quân Nguyên, ông đã truyền lệnh lập mộ giả ở vườn An Lạc, Bảo Lộc. Tuy trên mộ có ghi tên là Hưng Đạo Đại Vương, nhưng thực chất đó lại là mộ của một viên bộ tướng.
Khi Đức Thánh Trần hóa Đức Thánh đã về thiên đình và được Ngọc Hoàng phong làm Cửu Thiên Vũ Đế với nhiệm vụ tiêu trừ yêu ma ở 3 cõi thiên đình, trần gian và âm phủ. Giúp chữa bệnh, phù hộ và bảo vệ đất nước, quốc thái dân an.
Những nơi thờ cúng tượng Đức Thánh Trần Triều
Đền thờ tượng Đức Thánh Triều cùng với gia đình và các tướng lĩnh của ông được người dân lập đền thờ ở khắp nơi. Tuy nhiên nổi tiếng và uy nghiêm nhất phải kể đến đền Kiếp Bạc ở Chí Linh, Hải Dương. Đền được lập nên dựa trên dấu tích năm xưa ngài đóng quân tại đây. Tiếp đến là đền Cố Trạch, đền Bảo Lộc và đền Phú Xá ở Hải Phòng.
Văn Khấn Đức Thánh Trần Triều
Lưu ý khi dâng lễ Đức Thánh Trần
Có rất nhiều ngôi đền lớn nhỏ nổi tiếng thờ Đức Thánh Trần ở nhiều nơi tại miền Bắc. Ngôi đền nào cũng được nhân dân cung kính tín thờ, hàng năm đều đặn dâng hương, cúng lễ đủ đầy mong ngài phù hộ cho bản thân và gia quyến. Đông nhất là vào dịp đầu năm hay mùa lễ hội của đền.
Một mâm lễ Đức Thánh Trần tại đền trong dịp hành hương bao gồm các thức lễ một đĩa hoa, một đĩa quả gồm nhiều loại quả, một cơi trầu, quả cau, cút rượu, xôi thịt hoặc gà cúng, thẻ hương, giấy tiền vàng mã và một cánh sớ.
Ngày hội Đức Thánh Trần chính vào ngày 20/08 âm lịch, đây là ngày “giỗ Cha” của toàn thể dân tộc Việt Nam. Ngoài ra, tại Đền Bảo Lộc (Đền Trần tại Nam Định) còn tổ chức lễ ban ấn của Đức Thánh Trần vào giữa đêm ngày 14/01 âm lịch hàng năm.
Dưới đây là một số mẫu tượng Đức Thánh Trần Triều bằng gỗ được chế tác bởi các nghệ nhân của Gỗ Vượng, quý khách có thể tham khảo.
[masterslider id=”21″]