Digital Marketing là gì?
Digital Marketing là gì? Với bối cảnh thời đại ngày nay thì Digital Marketing là một trong những loại hình Marketing mà mỗi công ty, doanh nghiệp không thể bỏ qua trong quá trình kinh doanh của mình. Việc mua sắm hàng hóa, sản phẩm, dịch vụ ngày nay đều sử dụng Internet chính vì thế mà việc sử dụng loại hình quảng cáo này sẽ là một trong những lợi thế và công cụ giúp cho công ty, doanh nghiệp tiếp cận gần hơn với thị trường tiềm năng và khách hàng tiềm năng. Vậy Digital Marketing là gì?
Mục lục bài viết
Định nghĩa Digital Marketing là gì?
Để giúp cho bạn có thể dễ dàng hình dung về loại hình dịch vụ này chúng tôi xin đưa ra khái niệm ngắn gọn sau đây:
Digital Marketing là các hoạt động quảng bá cho sản phẩm/thương hiệu nhằm tác động đến nhận thức khách hàng, kích thích hành vi mua hàng của họ. Nói dễ hiểu, Digital Marketing là các hoạt động tiếp thị sử dụng một hoặc nhiều phương tiện kỹ thuật số trên Internet.
Lịch sử ra đời của Digital Marketing là gì?
Kể từ khi Internet phát triển, xu hướng và hành vi mua hàng của khách hàng cũng từ đó mà thay đổi theo, người mua dành ưa chuộng thị trưởng ảo trên mạng hơn thay vì thị trường thực tế, bởi họ cho rằng nó tiện lợi, hữu dụng và nhanh chóng. Bên cạnh đó việc tìm kiếm thông tin cũng khá dễ dàng, có thể có được thông tin qua các công cụ tìm kiếm hay mạng xã hội,… điều này đã vô tình tạo nên một phân khúc khách hàng mới – khách hàng trên Internet.
Ưu điểm của Digital Marketing là gì?
Sự phát triển của công nghệ thông tin ngày nay kéo theo những dịch vụ mới ra đời đem đến cho doanh nghiệp một sự trải nghiệm mới về dòng một dịch vụ chất lượng và uy tín, trong đó Digital Marketing là dịch vụ mà chúng tôi muốn nói đến, vậy ưu điểm của Digital Marketing là gì?
Giúp tiết kiệm tối đa chi phí một cách hiệu quả nhất
Dịch vụ Digital Marketing có mức chi phí thấp hơn rất nhiều so với truyền thống theo các phương thức truyền thống từ xưa đến nay. Bởi các doanh nghiệp khi thực hiện Digital Marketing sẽ không phải mất cả khoản chi phí trong quá trình thuê mặt bằng hay bảo trì. Với các hình thức truyền thống của những thương hiệu nổi tiếng cách các thành phố lớn thì phổ biến nhất chính là quảng cáo sản phẩm, dịch vụ qua tivi, biển hiệu, báo đài, tạp chí, tờ rơi, thư tín, gọi điện hay thậm chí là chào bán, giới thiệu sản phẩm trực tiếp thì việc chi phí dịch vụ lên đến hàng chục tỷ đồng là điều dễ dàng sẽ xảy ra.
Tuy nhiên, Digital Marketing là một hình thức quảng bá thương hiệu doanh nghiệp không đòi hỏi mức chi phí cao, đây cũng là một môi trường cạnh tranh mở ra cho các doanh nghiệp nhỏ, vừa và lớn. Với cách thức này người tiêu dùng sẽ dễ dàng tiếp cận nhanh chóng và biết đến doanh nghiệp của bạn thay vì như trước đây PR “gãy lưỡi” mà không có ai tìm đến.
Hướng đến thị trường khách hàng tiềm năng
Dễ tiếp cận thị trường khách hàng tiềm năng của sản phẩm, dịch vụ chính là ưu điểm lớn nhất đối với hình thức Digital Marketing, không chỉ thông tin về doanh nghiệp mà thậm chí khách hàng còn có thể tìm hiểu được hình ảnh, giá cả và nguyên liệu, dịch vụ. Digital Marketing là hình thức tiếp thị có thể tiếp cận khách hàng ở bất cứ nơi đâu, bất cứ lúc nào.
Giúp doanh nghiệp dễ dàng định hình nhu cầu theo giới tính, tuổi tác, nghề nghiệp, địa chỉ vùng miền… ngoài ra còn có thói quen mua sắm, sở thích và hành vi cụ thể của nhiều khách hàng trên thị trường hiện nay. Với Digital Marketing khoảng cách địa lý không còn là rào cả nữa, bởi cho bất kỳ nơi đâu sản phẩm hay dịch vụ của doanh nghiệp cũng có thể tới.
Xác định tính hiệu quả
Với các công cụ Digital Marketing, bạn có thể dễ dàng đánh giá chính xác nhất các thông số về sự quan tâm của những khách hàng khi truy cập vào quảng cáo của bạn. Thậm chí ngay cả những công cụ đo lường còn đo lường được hướng đi của người dùng như họ đến website của bạn qua nguồn nào: trang Facebook hay tự tìm kiếm trên Google, họ được điều hướng đến đâu trong website của bạn, ở lại website của bạn bao lâu, nội dung họ đọc trên website của bạn.
Tăng độ linh hoạt
Internet phát triển với tốc độ truyền nhanh chóng, đây chính là sự nổi trội của nó, chình vì vậy kể từ khi bắt đầu chiến dịch Digital Marketing cho đến lúc hoàn tất bạn có thể theo dõi độ hiệu quả thông qua các số liệu thống kê.
Các bước thực hiện Digital Marketing là gì?
Để có được một quá trình Digital Marketing không thể thiếu các bước thực hiện, điều này tạo nên cho các công ty, doanh nghiệp một sự đảm bảo, chắc chắn trong quá trình thực hiện. Vậy những bước thực hiện Digital Marketing là gì? Dưới đây là câu trả lời dành cho bạn.
Bước 1: Xây dựng khách hàng
Đối với bất kì một loại hình Digital Marketing cho dù online hay offline thì bạn cần phải biết một điều bạn là ai? Sau đó mới bắt đầu thực hiện quá trình Digital Marketing cho mình. Với mỗi chiến lược Digital Marketing để có được kết quả tốt nhất bạn cần dựa trên những đặc tính, nhu cầu và thị hiếu của người tiêu dùng, đây là bước đầu tiên cũng là bước quan trọng nhất trong các bước thực hiện Digital Marketing.
Để xác định đúng nhóm khách hàng tiềm năng cho từng dòng sản phẩm, dịch vụ của công ty, doanh nghiệp bạn cần thực hiện bằng cách nghiên cứu, khảo sát và phỏng vấn đối tượng mục tiêu của mình, cần thực hiện một cách thực tến, nếu giải định chắc chắn Digital Marketing của bạn sẽ đi sai hướng. Hãy thu thập thông tin định lượng và định tính của người tiêu dùng để nắm chắc những gì mà khách hàng đang cần.
Bước 2: Xác định mục tiêu
Mục tiêu chính là kết quả cuối cùng mà bạn mong muốn công ty, doanh nghiệp của mình đạt được trong quá trình thực hiện Digital Marketing, như vậy doanh nghiệp mới có được hướng đi đúng đắn nhất dành cho mình. Cho dù mục tiêu tổng quan đó là gì đi chăng nữ bạn cũng phải biết cách đo lường nó, nếu có lường hiệu quả thì chắc chắn quá trình Digital Marketing của bạn sẽ thành công, điều này sẽ giúp ích rất nhiều.
Bước 3: Định giá các kênh Digital Marketing là gì?
Ở bước này bạn nên tiến hàng xem xét các kênh hoặc tài sản có sẵn để đưa vào chiến lược Digital Marketing của công ty, doanh nghiệp mình. Hãy xem xét các kênh có hiệu quả và tập trung vào những kênh đó, trong đó bao gồm: Owned Media, Earned Media và cuối cùng phương tiện thanh toán mà bạn đang sử dụng cho chiến lược Digital Marketing.
Bước 4: Kiểm tra và lên kế hoạch các phương tiện truyền thông
Có thể nói phương tiện truyền thông chính là một trong những yếu tố quyết định sự thành công hay thất bại của một quá trình Digital Marketing. Những thông điệp thương hiệu của bạn sẽ được phân loại dưới dạng nội dung, cho dù đó là trang giới thiệu, mô tả sản phẩm hay các bài đăng trên Blog, MXH. Để xác định được sự qua tâm của khách hàng nhiều hay ít, có hiệu quả hay không điều này được thông qua lượng truy cập của người dùng. Do đó hãy lên một kế hoạch thật chi tiết về nội dụng chắc chắn đem đến 50% sự thành công cho bạn trong quá trình Digital Marketing.
Bước 5: Kiểm tra và lên kế hoạch cho Earned Media
Đánh giá và xem xét phương Earned Media được khách hàng đánh giá cao, thông qua khả năng truy cập khách hàng trên trang, từ đó xếp hạng từng nguồn phương tiện kiếm được rồi tiến hành sắp xếp và lên kế hoạch một cách hợp lý.
Sự khác nhau giữa Marketing Online và Digital Marketing là gì?
Từ bài viết về “Tổng quan về Marketing Online” mà Markdao đã chia sẽ kỳ trước và bài viết hôm nay, chúng ta cùng tổng hợp lại xem sự khác nhau giữa Marketing Online và Digital Marketing là gì nhé!
Về đo lường:
Marketing Online có khả năng đo lường rất hiệu quả và dễ dàng dưới sự hỗ trợ của các công cụ đo lường hiện nay, nhờ đó mà doanh nghiệp có thể biết được chính xác có bao nhiêu click vào trang web của mình,từ những kênh nào, thời gian khách hàng ở lại trên site là bao lâu và khách hàng có thực hiện quá trình mua hàng ngay trên trang web của doanh nghiệp hay không? Tuy nhiên Marketing Online chỉ thực hiện khả năng đo lường nhưng không chính xác.
Vì Digital Marketing có thể đo lường vì hình thức này không phụ thuộc vào website hay mạng Internet vì thế khó đo lường hơn. Với hình thức tiếp thị này bạn sẽ không thể nào biết được rằng có bao nhiêu người đọc được tin nhắn mà bạn gửi qua SMS và không thể nào biết được người mua đó có thực hiện mua hàng sau đó hay không
Phương thức hoạt động:
Nói đến phương thức hoạt động thì giữa Digital Marketing mà Marketing Online hoàn toàn khác nhau, khi hoạt động các kênh Marketing Online thường phụ thuộc vào mạng Internet. Những trường hợp không có Internet thì không có Marketing Online.
Ngược lại đối với các kênh Digital Marketing không phụ thuộc hoàn toàn vào mạng Internet mà còn phụ thuộc vào cơ sở hạ tầng viễn thông (sóng truyền hình, sóng radio, sóng điện thoại, v.v…) và dù có Internet hay không thì chúng vẫn hoạt động một cách bình thường.
Mục đích sử dụng:
Sẽ có 2 mục đích chính khi làm quảng cáo mục đích:
+ Để tăng cường chuyển đổi (converison – bán hàng, đăng ký, etc.) và Marketing Online có thế mạnh là giúp tăng cường chuyển đổi, quá trình bán hàng và thanh toán diễn ra nhanh, gọn nhẹ và phù hợp với nhu cầu của doanh nghiệp.
+ Để tăng nhận diện thương hiệu (brand awareness). Digital Marketing là hình thức quảng cáo có thế mạnh giúp tăng cường nhận diện thương hiệu cho doanh nghiệp một cách hiệu quả nhất.
Tóm lại, qua bài viết này, Markdao hy vọng bạn sẽ hiểu thêm Digital Marketing là gì cũng như những bước thực hiện và sự khác nhau giữa Marketing Online và Digital Marketing là gì, từ đó sẽ hình thành được chiến dịch quảng cáo đúng đắn và hiệu quả cho mục đích marketing tổng thể của doanh nghiệp bạn.