Đồ án sinh viên tiêu biểu: Trung tâm sinh hoạt văn hóa Sa Huỳnh
Với mong muốn lưu giữ và phát triển nền văn hóa Sa Huỳnh xa xưa, đồ án Trung tâm sinh hoạt văn hóa Sa Huỳnh ra đời không chỉ làm nổi bật một di sản văn hóa lịch sử quý báu, mà còn là sản phẩm du lịch đặc thù mang tính cạnh tranh cao không chỉ với tỉnh Quảng Ngãi mà trên khắp các tỉnh Bắc Trung Bộ và Nam Trung Bộ.
Thông tin Đồ án:
- Tên đồ án: Trung tâm sinh hoạt văn hóa Sa Huỳnh
- Giải thưởng: Giải Ba – Giải thường Loa thành 2022
- Sinh viên thực hiện: Nguyễn Quốc Cường
- Giảng viên hướng dẫn: TS.KTS Phạm Phú Cường
- Trường: ĐH Kiến Trúc Tp Hồ Chí Minh
“Sự cần thiết của một trung tâm sinh hoạt văn hóa mang đậm dấu ấn nơi chốn” – Sa Huỳnh
Trung tâm văn hoá là một thể loại công trình cần thiết nếu không nói là trọng yếu cho một nền văn minh phát triển hoặc đang phát triển, là sợi dây liên kết các giá trị văn hoá con người từ quá khứ đến tương lai, làm tiền đề cho sự phát triển bền vững của xã hội loài người Sa Huỳnh có một vị trí và quan trọng trong lịch sử dân tộc, trong hiện tại và càng ngày quan trọng hơn trong tương lai phát triển của Quảng Ngãi. Tuy nhiên, việc tận dụng được những tiềm năng phát triển đó còn đang trong trạng thái trì trệ và chưa thực sự nghiêm túc dẫn đến nhiều bất cập trong cuộc sống người dân cũng như việc vô tình đánh mất dần những giá trị văn hoá.
Việc xây dựng và sử dụng Trung tâm văn hoá hiện nay tại Sa Huỳnh nhìn chung có nhiều mặt tích cực đáng chú ý như tính đa dạng của nội dung chức năng trong công trình, đối tượng tham gia nhiều thành phần, hiệu suất sử dụng của công trình khá tốt do tích hợp nhiều hạng mục chức năng, nơi lưu giữ trưng bày văn hóa, thúc đẩy được tinh thần giao lưu văn hóa, hội nhập và lưu giữ bản sắc của người dân địa phương. Tuy nhiên lại gặp những vấn đề liên quan đến số lượng và chất lượng công trình; không gian kiến trúc chưa phù hợp công năng, thiếu tính nơi chốn tạo nên phần “hồn” Sa Huỳnh cho công trình.
Từ các yếu tố trên việc xây dựng một Trung tâm sinh hoạt văn hoá Sa Huỳnh là hết sức cần thiết, và sẽ mang lại hiệu quả trong tương lai gần, khi đó trung tâm văn hoá sẽ có những nhiệm vụ chính như sau:
- THỨ NHẤT: Là nơi giới thiệu, trưng bày và tái hiện các giá trị thuộc không gian văn hóa Sa Huỳnh, văn hóa Chăm Pa và văn hóa Việt.
- THỨ HAI: Là một địa điểm diễn ra các hoạt động về giao lưu văn hoá giữa các cộng đồng người tại khu vực Sa Huỳnh, góp phần gìn giữ những giá trị vật thể lẫn phi vật thể của địa phương nhằm đạt được các mục tiêu trong Quy hoạch tổng thể 2025 đến 2035.
- THỨ BA: Là một nơi diễn ra các hoạt động về nghệ thuật. Trung tâm văn hóa còn là nơi tổ chức sự kiện, dịch vụ văn hóa, dịch vụ du lịch, quảng bá, kết nối tour, tuyến du lịch.
- THỨ TƯ: Không chỉ là một nơi giao lưu sinh hoạt văn hoá – nghệ thuật, trung tâm văn hoá còn là mang tính chất giáo dục và gìn giữ giá trị giáo dục giữa cộng đồng.
- THỨ NĂM: Là mắt xích quan trọng trong bước phát triển đô thị bằng việc CHỌN LỌC – GÌN GIỮ – CẢI TIẾN những giá trị cốt lõi mang hồn nơi chốn của Sa Huỳnh và truyền đạt thông qua kiến trúc.
“Hành trình đi tìm và khám phá những câu chuyện ngàn năm đã bị lãng quên”
Khi từng lớp đất được bóc dở và ánh sáng của hiện tại soi rọi dần những hiện vật được đánh thức kể cho chúng ta những câu chuyện về một quá khứ huy hoàng đã mất. Sự tồn tại của những di vật, di chỉ mà chúng ta đã khai quật, khám phá đó chính là những minh chứng sống động của nền văn hóa Sa Huỳnh, phản ánh trình độ, nghệ thuật, tư duy, tổ chức xã hội và sự thịnh vượng của cư dân Sa Huỳnh. Trong mỗi di vật đều có câu chuyện mà bấy lâu nay kẻ hậu bối vừa cố gắng giải mã vừa lắng nghe lời thì thầm của tiên nhân.
Hành trình đi tìm và khám phá những câu chuyện ngàn năm đã bị lãng quên
Bối cảnh khu đất
Rừng Dương – Hình ảnh đặc trưng của vùng biển miền Trung
Rừng dương không những mang lại nét đặc trưng trưng cho vùng ven biển miền Trung mà là rừng phòng hộ đóng vai trò một lá phổi của Sa Huỳnh nói riêng là phương tiện chắn gió, bão và chắn cát hữu hiệu nhất cho người dân sống trong khu vực, ngăn sa mạc hóa vùng ven biển.
Tuy nhiên có một thực trạng đáng báo động đang diễn ra, rừng dương có nguy cơ mất dần. Với sự tàn phá của điều kiện tự nhiên, cơ sở hạ tầng, gia tăng dân số dẫn đến diện tích rừng dương đang bị thu hẹp.
Đầm An Khê – Giữ vai trò quan trọng trong hệ sinh thái hội tụ núi – rừng – đầm (nước ngọt) – dải cát ven biển và biển (nước mặn)
Theo khảo sát của các chuyên gia khảo cổ học, di sản, môi trường… thì không gian, môi trường sinh tồn của cư dân Sa Huỳnh cổ trong khu vực đầm An Khê và vùng phụ cận gồm: Hệ thống các gò đồi, cồn cát ven sông, biển, đầm An Khê, các khu rừng xung quanh đầm, cánh đồng muối, cửa biển Sa Huỳnh. Đây là nguồn tài nguyên quan trọng để người dân khai thác, phục vụ cho cuộc sống, đồng thời là nguồn gốc phát sinh, phát triển và lan tỏa của văn hóa Sa Huỳnh.
Đầm An Khê là mắt xích quan trọng nhất vì là nơi cung cấp nước ngọt cho sinh hoạt và sản xuất nông nghiệp của cộng đồng cư dân Sa Huỳnh cổ. Trong lịch sử, đầm An Khê đã đóng góp rất nhiều cho giao thương khu vực.
Dải cát Phú Khương – Sự kiện năm 1909 tại Phú Khương đánh dấu thời điểm bắt đầu quá trình phát hiện và nghiên cứu văn hóa Sa Huỳnh
Là một cồn cát thoai thoải chạy theo hướng bắc nam, nằm giữa biển Đông và đầm An Khê Tìm thấy 187 mộ chum. Có thể nói Phú Khương là một khu nghĩa địa của người Sa Huynh với những quan tài chum gốm chôn cạnh nhau với mật độ khá dày trên cồn cát.
Vị trí khu đất
Quảng Ngãi
Vị trí địa lý:
Phía đông giáp Biển Đông
Phía bắc giáp tỉnh Quảng Nam
Phía nam giáp tỉnh Bình Định
Phía tây giáp tỉnh Kon Tum
Phía tây nam giáp tỉnh Gia Lai
Thị xã Đức Phổ
Thị xã Đức Phổ nằm ở phía đông nam tỉnh Quảng Ngãi, cách thành phố Quảng Ngãi 48 km về phía nam.
Sa Huỳnh
Sa Huỳnh là một địa danh thuộc địa phận phường Phổ Thạnh của thị xã Đức Phổ, cực nam tỉnh Quảng Ngãi. Trước đây, địa danh này có tên là Sa Hoàng, song vì chữ hoàng trùng tên với chúa Nguyễn Hoàng nên đọc lái lại thành Sa Huỳnh.
Bối cảnh và vị trí khu đất
Đặc trưng về tự nhiên, địa hình
Giá trị lịch sử
- Khu đất tồn tại và phát triển song hành cùng với lịch sử thăng trầm của Sa Huỳnh xưa.
- Nằm giáp với trục di sản văn hóa Sa Huỳnh, Chămpa, Việt, kết nối quá khứ, kết nối hiện tại và kết nối tương lai.
Giá trị bối cảnh
- Bối cảnh xung quanh đa dạng, nhiều tầng lớp và sắc thái văn hóa khác nhau, mang hồn cốt của Sa Huỳnh.
- Khu đất nằm tiếp giáp với đầm An Khê, sông Phú Long và sát biển tạo tầm nhìn tốt.
- Nằm trên tuyến đường du lịch Dung Quất – Sa Huỳnh.
Đặc trưng về tự nhiên, địa hình
Mặt cắt địa hình khu đất
Sự chuyển tiếp – văn hóa và vị trí
Bối cảnh về khu đất
Kiến trúc – bối cảnh – con người
Mô hình nghiên cứu ý tưởng
Lưới khu đất – trục công trình – tỉ lệ
Tạo hình kiến trúc
Ý tưởng kiến trúc – Dụng của cái không
Có cái gì đó cũng là cái lợi, nhưng cái lợi đó chỉ có lợi nếu có cái dụng, tức là có thể dùng được. Mà cái dụng của đa số vật dụng là ở chỗ vật ấy có chỗ trống không. Cái tủ, cái hòm, cái tách, cái bình… cũng phải trống bên trong mới dùng được. Tâm người cũng phải trống bên trong mới dùng được.
Ý tưởng kiến trúc
Các chỉ tiêu quy hoạch kiến trúc – xây dựng và tỉ trọng các khối chức năng
Mô hình phương án
Mặt bằng tổng thể
Mặt bằng trệt tổng thể
Mặt cắt 3D công trình
Mặt bằng B2
Tính logic trong phân khu chức năng
Diagram từng phân khu cùng chức năng
Mặt đứng và mặt bên đứng
Mặt cắt AA’ và CC’
Chi tiết cấu tạo và mặt cắt BB’
Tiêu cảnh ban đêm và ban ngày từ khu di chỉ
Khu di chỉ Phú Khương hướng về công trình Đầm An Khê
Không gian của sự trải nghiệm lắng đọng và nhận thức
Nội thất công trình
Tầng thượng công trình
Phối cảnh đêm công trình
Xem đầy đủ hình ảnh đồ án tại đây:
Biên tập: Nguyễn Vũ Hà
“ĐỒ ÁN SINH VIÊN TIÊU BIỂU” – Chuyên mục giới thiệu, chia sẻ những đồ án tốt nghiệp xuất sắc, đạt giải thưởng của sinh viên các chuyên ngành đào tạo về Kiến trúc – Xây dựng.
Kienviet.net mong muốn lan tỏa những ý tưởng thiết kế sáng tạo, đầy tâm huyết của các bạn sinh viên tới đông đảo cộng đồng Kiến trúc nhằm cổ vũ, động viên, truyền cảm hứng cũng như tiếp lửa nghề cho thế hệ kiến trúc sư, nhà thiết kế trẻ tương lai.
Bạn có thể gửi thông tin đồ án về email: [email protected] hoặc inbox fanpage: https://www.facebook.com/kientrucviet
XEM THÊM: