Đổ xô đào Pi vì ‘không mất gì’?
Mục lục bài viết
Đã có 13 triệu người tham gia ?
Theo các trang Facebook như Cộng đồng Pi Network Việt Nam, Pi Network Việt Nam…, Pi Network (đồng Pi) là đồng tiền kỹ thuật số mới được phát triển bởi một nhóm tiến sĩ ĐH Stanford (Mỹ). Theo đó, dự án này không lừa đảo, không mất thời gian và hoàn toàn miễn phí. Đào Pi trên điện thoại thông minh mà không cần treo máy, không sợ hao pin, đồng tiền này sẽ thay thế Bitcoin… Thậm chí, có bài viết liệt kê cụ thể như mỗi người có thể đào được 6 Pi một ngày, tương đương 1 năm được 2.160 Pi. Nếu Pi lên sàn với giá 10 USD thì người đào sẽ bỏ túi 21.600 USD.
Toàn bộ tiền của 13 triệu người đang nằm trong tay một người hay một nhóm người kiểm soát, không ai kiểm soát được dự án của họ, cũng không có pháp luật nào bảo vệ cho người đào số tiền đó. Đến khi mở mã nguồn Mainnet, thực chất là kết nối giữa Pi Network với Pi Nodes (chính là Stellar) thì các dữ liệu hay số tiền Pi đã xào nấu trong thời gian đóng mã nguồn cũng không ai được biết.
TS Đặng Minh Tuấn, Học viện Công nghệ bưu chính viễn thông
Thực tế mỗi điện thoại hiện nay chỉ mặc định đào được 0,12 Pi/giờ, tương đương khoảng 2,88 Pi/ngày. Để đào được Pi, người dùng cần tải ứng dụng Pi Network về điện thoại và nhập thông tin cá nhân, nhập mã mời của thành viên khác để “tăng lớp bảo mật và tốc độ đào Pi”. Quan trọng nhất là sau khi tạo tài khoản Pi, người dùng phải thực hiện xác thực danh tính cá nhân gồm ảnh chụp passport, số điện thoại, email… Nhưng cứ sau 24 giờ, hệ thống đào Pi tự động dừng và người dùng phải đăng nhập chạy lại. Những người trong mạng lưới này cũng khẳng định Pi không dùng phương pháp tiếp thị đa cấp để phát triển. Pi phát triển cộng đồng thông qua mã giới thiệu chỉ duy nhất 1 cấp và được trả thưởng cho công việc này là công bằng như nhau giữa người giới thiệu và người được giới thiệu. Nếu người chơi và người giới thiệu cùng khai thác và phải hoàn thành việc xác minh danh tính thì cùng được thưởng 0,10 Pi/giờ.
Thực tế mỗi điện thoại hiện nay chỉ mặc định đào được 0,12 Pi/giờ, tương đương khoảng 2,88 Pi/ngày. Để đào được Pi, người dùng cần tải ứng dụng Pi Network về điện thoại và nhập thông tin cá nhân, nhập mã mời của thành viên khác để “tăng lớp bảo mật và tốc độ đào Pi”. Quan trọng nhất là sau khi tạo tài khoản Pi, người dùng phải thực hiện xác thực danh tính cá nhân gồm ảnh chụp passport, số điện thoại, email… Nhưng cứ sau 24 giờ, hệ thống đào Pi tự động dừng và người dùng phải đăng nhập chạy lại. Những người trong mạng lưới này cũng khẳng định Pi không dùng phương pháp tiếp thị đa cấp để phát triển. Pi phát triển cộng đồng thông qua mã giới thiệu chỉ duy nhất 1 cấp và được trả thưởng cho công việc này là công bằng như nhau giữa người giới thiệu và người được giới thiệu. Nếu người chơi và người giới thiệu cùng khai thác và phải hoàn thành việc xác minh danh tính thì cùng được thưởng 0,10 Pi/giờ.
Hiện nhiều nhóm, diễn đàn Pi Network thu hút đông người tại Việt Nam tham gia với tâm lý không mất gì, còn nếu đào được Pi thì ngày nào đồng tiền này tăng giá như Bitcoin, họ sẽ kiếm được rất nhiều tiền. Theo nhiều quảng bá, Pi Network đã có khoảng 13 triệu người tham gia từ nhiều nước.
Nhiều điều mờ ám
Chia sẻ về Pi Network, một nhà đầu tư tiền ảo có thâm niên tên K.Nguyên tại TP.HCM cho biết hiện nay có nhiều tranh cãi khá gay gắt về đồng Pi. Nhưng ông nói thẳng: Trên đời này không có chuyện gì kiếm tiền mà lại dễ dàng đến vậy. Dự án công bố có khoảng 13 triệu người tham gia và theo ông Nguyên thì đa số là người Việt . Nếu thành công thì số người Việt thành tỉ phú chắc không đếm xuể. Hơn nữa, để tăng tốc độ đào Pi thì cần giới thiệu thêm nhiều người bạn và đây có thể là dấu hiệu của mô hình đa cấp với hứa hẹn lợi nhuận gia tăng.
Cũng theo nhà đầu tư này, có nhiều người nghĩ đơn giản rằng cứ tải ứng dụng về điện thoại để đào Pi và trong tương lai Pi được mã hóa, giao dịch trên sàn như một đồng tiền số kiểu Bitcoin thì họ lại có một lượng tiền lớn. Còn việc xác thực tài khoản thì các thông tin cá nhân tại Việt Nam cũng đã được khai báo nhiều nơi và lộ ra công khai rồi nên cũng không có gì quan trọng (?). Nhưng việc giao cho Pi những thông tin cá nhân quan trọng, nhất là thông tin hộ chiếu thì không thể yên tâm. “Việc kỳ vọng vào giá trị trong tương lai là không ai cấm, nhưng thực tế thị trường tiền kỹ thuật số có hàng trăm đồng tiền khác nhau đã được giao dịch trên sàn và cũng có hàng trăm đồng tiền đã âm thầm biến mất thì không cần thiết phải bỏ phí thời gian để đi đào một đồng tiền chưa có giá trị”, ông Nguyên nói và so sánh, người tham gia tự tin vì “không mất gì” nhưng chủ dự án nhờ có một hệ thống người dùng khá lớn và hằng ngày đều phải truy cập nên “chỉ cần nhìn thấy các quảng cáo nhúng vào trang web cũng biết họ kiếm tiền nhiều như thế nào”.
TS Đặng Minh Tuấn, Trưởng Lab Blockchain (Học viện Công nghệ bưu chính viễn thông), cũng cảnh báo những vấn đề mờ ám của hệ thống Pi Network. Ông cho hay đã cài Pi Network để trải nghiệm và nhận thấy bản chất đây là một hệ thống đóng, sử dụng nền tảng Blockchain sẵn có của Stellar (Stellar là nền tảng công nghệ thanh toán phi tập trung, mã nguồn mở); có sửa cấu hình để có đồng Pi. Trong khi các loại đồng tiền mã hóa như Bitcoin đều là hệ thống mở, minh bạch. Với cơ chế cứ 24 giờ người tham gia phải mở điện thoại để “đào” thì thực ra người dùng phải vào điểm danh và phương thức xác thực giao dịch cũng trên nền tảng Stellar. Với bản chất như trên thì những quảng cáo ưu việt nhất của Pi đều sai sự thật. Đó là đào bằng điện thoại nhưng thật sự đào, xác thực giao dịch là do Stellar; đồng thuận bằng vòng tròn bảo mật của người dùng cũng sai sự thật (vì đồng thuận của Stellar độc lập với Pi Network). Đồng Pi thực chất được sinh ra từ việc điểm danh và thưởng giới thiệu thành viên cùng sự ban phát hay cấp phát của chủ dự án. Do là một hệ thống đóng nên không ai biết nó sinh ra như thế nào. Vì vậy, TS Tuấn nhận định: Có nhiều người cho rằng đào Pi không mất gì, nhưng cái chắc chắn người dùng sẽ mất là thông tin cá nhân khi xác thực, mất thời gian, mất tài nguyên của điện thoại, và có thể mất thêm thông tin khác trong máy (vì Pi Network yêu cầu nhiều quyền can thiệp vào máy), mất công sức để lôi kéo người khác vào cái gọi là “vòng tròn tin tưởng” khá giống đa cấp. Hệ thống Pi Network là mã nguồn đóng và dữ liệu đóng nên chủ dự án có thể tự thưởng cho mình hàng tỉ Pi mà không ai biết.