Doanh nghiệp (Enterprise) là gì? Các loại hình doanh nghiệp

Doanh nghiệp (tiếng Anh: Enterprise) đóng vai trò rất quan trọng trong nền kinh tế của một quốc gia. Bài viết này sẽ cung cấp định nghĩa, đặc điểm cơ bản và giới thiệu các loại hình doanh nghiệp đang hoạt động.

Doanh nghiệp (Enterprise) là gì? Các loại hình doanh nghiệp

[external_link_head]

Hình minh họa (Nguồn: Indriksons)

Khái niệm về Doanh nghiệp (Enterprise) 

Doanh nghiệp (Enterprise) là một tổ chức kinh tế, có tài sản và tên riêng, có trụ sở giao dịch ổn định, được cấp giấy đăng kí kinh doanh theo qui định của pháp luật để thực hiện các hoạt động kinh doanh trên trị trường (Theo Mục 7 – điều 1 chương 1 Luật Doanh nghiệp 2014).

Quá trình kinh doanh là việc thực hiện liên tục một, một số hoặc tất cả các công đoạn của quá trình đầu tư, từ sản xuất đến tiêu thụ sản phẩm hoặc cung ứng dịch vụ trên thị trường nhằm mục đích sinh lời (Theo Khoản 2 – điều 4 Luật Doanh nghiệp 2005).

Như vậy doanh nghiệp là tổ chức kinh tế vị lợi, mặc dù thực tế một số tổ chức doanh nghiệp có các hoạt động không hoàn toàn nhằm mục tiêu lợi nhuận.

Đặc điểm của Doanh nghiệp 

Doanh nghiệp (Enterprise) là gì? Các loại hình doanh nghiệp

Đặc điểm chung của các doanh nghiệp. (Nguồn: Giáo trình Lý thuyết Quản trị kinh doanh. Chủ biên: PGS.TS Mai Văn Bưu – PGS.TS. Phan Kim Chiến, khoa Khoa học quản lý – Đại học Kinh tế Quốc dân, Hà Nội)

[external_link offset=1]

Phân loại Doanh nghiệp

1. Căn cứ theo hình thức pháp lí của doanh nghiệp

Theo Luật Doanh nghiệp 2005, có 5 loại hình doanh nghiệp với các đặc trưng pháp lí, hình thức tổ chức và khả năng huy động vốn khác nhau, các loại hình đó bao gồm:

– Doanh nghiệp tư nhân: là doanh nghiệp do một cá nhân làm chủ và tự chịu trách nhiệm bằng toàn bộ tài sản của mình về mọi hoạt động trong doanh nghiệp. Mỗi cá nhân chỉ được quyền thành lập một doanh nghiệp tư nhân.

– Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên: là doanh nghiệp do một tổ chức hoặc một cá nhân làm chủ sở hữu, chủ sở hữu công ty chịu trách nhiệm về các khoản nợ và nghĩa vụ tài sản khác của công ty trong phạm vi số vốn điều lệ của công ty.

– Công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên: là doanh nghiệp, trong đó thành viên có thể là tổ chức, cá nhân; số lượng thành viên không vượt quá 50. Thành viên chịu trách nhiệm về các khoản nợ và nghĩa vụ tài sản khác của doanh nghiệp trong phạm vi số vốn cam kết góp vào doanh nghiệp.

– Công ty cổ phần: là doanh nghiệp mà vốn điều lệ của công ty được chia thành nhiều phần bằng nhau gọi là cổ phần. Cá nhân hay tổ chức sở hữu cổ phần của doanh nghiệp được gọi là cổ đông và chịu trách nhiệm về các khoản nợ và các nghĩa vụ tài sản khác trong phạm vi số vốn đã góp vào doanh nghiệp.

– Công ty hợp danh: là loại hình doanh nghiệp mà trong đó phải có ít nhất hai thành viên là chủ sở hữu chung của công ty, cùng nhau kinh doanh dưới một tên gọi chung là thành viên hợp danh, ngoài các thành viên hợp danh có thể có thành viên góp vốn.

2. Căn cứ vào tính chất sở hữu tài sản trong doanh nghiệp

– Doanh nghiệp Nhà nước: là tổ chức kinh tế do Nhà nước đầu tư vốn 100%, tổ chức thực hiện chức năng quản lí trên mọi mặt hoạt động sản xuất kinh doanh kể từ khi thành lập cho đến khi giải thể.

– Doanh nghiệp hùn vốn: là một tổ chức kinh tế mà vốn được đầu tư do các thành viên tham gia góp vào và được gọi là công ty. Họ cùng chia lời và cùng chịu lỗ tương ứng với phần vốn đóng góp.

– Doanh nghiệp tư nhân: là đơn vị kinh doanh có mức vốn không thấp hơn vốn đăng kí, do một cá nhân làm chủ và tự chịu trách nhiệm bằng toàn bộ tài sản của mình về mọi hoạt động của doanh nghiệp.

[external_link offset=2]

– Hợp tác xã: là loại hình kinh tế tập thể, do những người lao động và các tổ chức có nhu cầu, lợi ích chung tự nguyện góp vốn, góp sức lập ra theo qui định của pháp luật để phát huy sức mạnh của tập thể và của từng xã viên nhằm giúp nhau thực hiện hiệu quả hơn các hoạt động sản xuất, kinh doanh, dịch vụ, và cải thiện đời sống, góp phần phát triển kinh tế xã hội.

3. Căn cứ vào lĩnh vực hoạt động của doanh nghiệp trong nền kinh tế quốc dân có thể chia ra: doanh nghiệp nông nghiệp, doanh nghiệp công nghiệp, doanh nghiệp thương mại và doanh nghiệp hoạt động dịch vụ.

4. Căn cứ vào quy mô về vốn, lao động và sản phẩm có thể chia thành: doanh nghiệp nhỏ, doanh nghiệp vừa và doanh nghiệp lớn. Việc lựa chọn loại hình doanh nghiệp cụ thể nào phụ thuộc vào nhiều nhân tố, cả phía chủ doanh nghiệp và môi trường. (Giáo trình Lý thuyết Quản trị kinh doanh, NXB Khoa học và Kỹ thuật)

5. Căn cứ vào chế độ trách nhiệm có thể phân loại thành: doanh nghiệp có chế độ trách nhiệm vô hạn và doanh nghiệp có chế độ trách nhiệm hữu hạn.

Các thuật ngữ khác

Nhóm công ty: là tập hợp các công ty có mối quan hệ gắn bó lâu dài với nhau về lợi ích kinh tế, công nghệ, thị trường và các dịch vụ kinh doanh khác. Nó gồm có các hình thức sau: công ty mẹ – công ty con, tập đoàn kinh tế và các hình thức khác. (Điều 146, chương 7 Luật Doanh nghiệp năm 2005)

Doanh nghiệp liên doanh và doanh nghiệp nước ngoài (FDI)

Doanh nghiệp liên doanh là doanh nghiệp do hai bên hoặc nhiều bên hợp tác thành lập tại Việt Nam trên cơ sở hợp đồng liên doanh hoặc hiệp định kí giữa Chính phủ nước CHXHCN Việt Nam và Chính phủ nước ngoài, hoặc là doanh nghiệp liên doanh hợp tác với nhà đầu tư nước ngoài trên cơ sở hợp đồng liên doanh.

Doanh nghiệp nước ngoài là doanh nghiệp có 100% vốn nước ngoài hoạt động tại Việt Nam. (Giáo trình Quản trị Kinh doanh, NXB Đại học Kinh tế Quốc dân) [external_footer]