Độc thần giáo / Tín ngưỡng độc tôn / Sự thờ phượng độc thần là gì?
Câu hỏi
Mục lục bài viết
Độc thần giáo / Tín ngưỡng độc tôn / Sự thờ phượng độc thần là gì?
Trả lời
Độc thần giáo (hay còn gọi là tín ngưỡng độc tôn) là chỉ thờ một thần mà không phủ nhận sự tồn tại của các vị thần khác. Độc thần giáo có liên quan ở chỗ nó công nhận nhiều vị thần nhưng lại chọn chỉ tập chú vào một vị thần — thường được coi là vị thần của gia đình hoặc của một nhóm người có cùng mục đích. Một người theo chủ nghĩa độc thần hoặc một người theo thuyết độc tôn cam kết với một vị thần, nhưng anh ta cũng để dành chỗ cho những vị thần khác. Nhiều nền văn hóa thời cổ đại tin vào nhiều hơn một vị thần, nhưng một số nền văn hóa đó vẫn bày tỏ sự tôn kính đối với một vị thần hơn những vị thần khác.
Ấn Độ giáo là một ví dụ điển hình về tín ngưỡng độc tôn hoặc thuyết độc thần trong thực tế. Người theo đạo Hindu thường tôn thờ một vị thần, nhưng họ thừa nhận rằng có vô số vị thần khác cũng có thể được tôn thờ. Người Ai Cập cổ đại tin vào nhiều vị thần nhưng đôi khi (tùy thuộc vào vua Pha-ra-ôn là ai) một vị thần được tôn cao hơn những vị thần khác. Tôn giáo của người Hy Lạp cổ đại và sự tôn thờ các vị thần trên đỉnh Olympus của họ là một ví dụ nổi tiếng khác, với Zeus là vị thần cai trị tối cao của mười một vị thần khác. Tất cả mười hai vị thần đều được tôn thờ, mỗi người thuộc một giáo phái khác nhau với đền thờ riêng, thầy tế lễ riêng và miếu thờ riêng (xin xem Công vụ các sứ đồ 14:12–13; 19:35).
Một số nhà sử học tin rằng những người Y-sơ-ra-ên đầu tiên là những người theo thuyết độc thần / thuyết độc tôn. Điều này sẽ giúp giải thích sự sản sinh ra con bò vàng trong Xuất Ê-díp-tô Ký 32: 3–5 và tại sao một trong Mười Điều Răn nói: “Trước mặt ta, ngươi chớ có các thần khác” (Xuất Ê-díp-tô Ký 20:3). Những phân đoạn này gợi ý rằng dân Y-sơ-ra-ên cổ đại không phải là những người theo thuyết độc thần phát triển hoàn toàn. Qua Môi-se, Đức Chúa Trời bắt đầu dạy người Hê-bơ-rơ rằng Đức Chúa Trời của Áp-ra-ham, Y-sác và Gia-cốp là Đức Chúa Trời có thật trên tất cả. Tiên tri Ê-sai, nhờ sự soi dẫn của Đức Thánh Linh, đã nhắc nhở dân Y-sơ-ra-ên và tất cả các quốc gia khác về bản chất thật của Đức Chúa Trời: “Ta là Đức Giê-hô-va, không có Đấng nào khác, ngoài ta không có Đức Chúa Trời nào khác nữa. Dầu ngươi không biết ta, ta sẽ thắt lưng ngươi, hầu cho từ phía mặt trời mọc đến phía mặt trời lặn họ được biết rằng không có Đức Chúa Trời nào khác ngoài ta. Ta là Đức Giê-hô-va, không có Đấng nào khác” (Ê-sai 45:5–6).
Đôi khi, dân Y-sơ-ra-ên dường như tin rằng các dân tộc khác có thần riêng của họ, mặc dù Giê-hô-va vẫn là vị thần tối cao. Tuy nhiên, nếu dân Y-sơ-ra-ên có xu hướng theo chủ nghĩa độc thần hoặc độc tôn, họ đã làm như vậy bất chấp những gì Đức Chúa Trời đã mặc khải trong Kinh Thánh tiếng Hê-bơ-rơ. Phục truyền luật lệ ký 6:4 loại bỏ mọi nghi ngờ về việc có nhiều vị thần: “Hỡi Y-sơ-ra-ên! hãy nghe: Giê-hô-va Đức Chúa Trời chúng ta là Giê-hô-va có một không hai.” Thuyết độc thần hay thuyết độc tôn không tương thích với sự dạy dỗ trong Kinh Thánh.
Kinh thánh nói rõ về vấn đề này: chỉ có một Đức Chúa Trời. Thuyết độc thần hay thuyết độc tôn sai lầm ở chỗ nó thừa nhận sự tồn tại của các vị thần khác. Toàn bộ Kinh Thánh xoay quanh sự thật chỉ có một Đức Chúa Trời, vì nếu các thần khác tồn tại, thì Chúa Giê-su Christ đã không phải chết — sẽ có nhiều con đường dẫn đến thiên đàng.
Hãy xem qua phân đoạn này: “Vậy, về sự ăn của cúng-tế các thần-tượng, chúng ta biết thần-tượng trong thế-gian thật là hư-không, chỉ có một Đức Chúa Trời, chớ không có thần nào khác.” (1 Cô-rinh-tô 8:4). Thần tượng chỉ là “người ta xưng có các thần khác” (1 Cô-rinh-tô 8:5). “về phần chúng ta, chỉ có một Đức Chúa Trời mà thôi…” (1 Cô-rinh-tô 8: 6).
Khi đến thăm Athens, Phao-lô đã nhìn thấy những bức tượng của nhiều vị thần Hy Lạp và La Mã. Người Athen có những ngôi đền thờ của họ trên khắp thành phố. Một bàn thờ đặc biệt đã thu hút sự chú ý của Phao-lô. Trên đó có ghi dòng chữ “THỜ MỘT CHÚA KHÔNG BIẾT” (Công vụ 17:23). Trong sự thiếu hiểu biết của họ, người Hy Lạp đã dựng lên một bàn thờ cho bất cứ vị thần nào mà họ có thể đã vô tình bỏ quên trong quần thể của họ, và một số người theo thuyết độc thần hoặc độc tôn chắc chắn đã chọn “vị thần vô danh” đó làm vị thần để tập chú vào. Vì người Hy Lạp rõ ràng không biết vị thần này là ai, nên Phao-lô giải thích rằng “vị thần chưa được biết đến” của họ là Thần được Kinh Thánh nói đến, là Đấng tạo dựng trời và đất. Đức Chúa Trời thật duy nhất không ngự trong các đền thờ được làm bằng tay. Người Hy Lạp không thể tự mình tìm thấy một Đức Chúa Trời chân thật cho chính họ, vì vậy một Đức Chúa Trời chân thật đã đến tìm kiếm họ.
English
Trở lại trang chủ tiếng Việt
Độc thần giáo / Tín ngưỡng độc tôn / Sự thờ phượng độc thần là gì?
Độc thần giáo (hay còn gọi là tín ngưỡng độc tôn) là chỉ thờ một thần mà không phủ nhận sự tồn tại của các vị thần khác. Độc thần giáo có liên quan ở chỗ nó công nhận nhiều vị thần nhưng lại chọn chỉ tập chú vào một vị thần — thường được coi là vị thần của gia đình hoặc của một nhóm người có cùng mục đích. Một người theo chủ nghĩa độc thần hoặc một người theo thuyết độc tôn cam kết với một vị thần, nhưng anh ta cũng để dành chỗ cho những vị thần khác. Nhiều nền văn hóa thời cổ đại tin vào nhiều hơn một vị thần, nhưng một số nền văn hóa đó vẫn bày tỏ sự tôn kính đối với một vị thần hơn những vị thần khác.Ấn Độ giáo là một ví dụ điển hình về tín ngưỡng độc tôn hoặc thuyết độc thần trong thực tế. Người theo đạo Hindu thường tôn thờ một vị thần, nhưng họ thừa nhận rằng có vô số vị thần khác cũng có thể được tôn thờ. Người Ai Cập cổ đại tin vào nhiều vị thần nhưng đôi khi (tùy thuộc vào vua Pha-ra-ôn là ai) một vị thần được tôn cao hơn những vị thần khác. Tôn giáo của người Hy Lạp cổ đại và sự tôn thờ các vị thần trên đỉnh Olympus của họ là một ví dụ nổi tiếng khác, với Zeus là vị thần cai trị tối cao của mười một vị thần khác. Tất cả mười hai vị thần đều được tôn thờ, mỗi người thuộc một giáo phái khác nhau với đền thờ riêng, thầy tế lễ riêng và miếu thờ riêng (xin xem Công vụ các sứ đồ 14:12–13; 19:35).Một số nhà sử học tin rằng những người Y-sơ-ra-ên đầu tiên là những người theo thuyết độc thần / thuyết độc tôn. Điều này sẽ giúp giải thích sự sản sinh ra con bò vàng trong Xuất Ê-díp-tô Ký 32: 3–5 và tại sao một trong Mười Điều Răn nói: “Trước mặt ta, ngươi chớ có các thần khác” (Xuất Ê-díp-tô Ký 20:3). Những phân đoạn này gợi ý rằng dân Y-sơ-ra-ên cổ đại không phải là những người theo thuyết độc thần phát triển hoàn toàn. Qua Môi-se, Đức Chúa Trời bắt đầu dạy người Hê-bơ-rơ rằng Đức Chúa Trời của Áp-ra-ham, Y-sác và Gia-cốp là Đức Chúa Trời có thật trên tất cả. Tiên tri Ê-sai, nhờ sự soi dẫn của Đức Thánh Linh, đã nhắc nhở dân Y-sơ-ra-ên và tất cả các quốc gia khác về bản chất thật của Đức Chúa Trời: “Ta là Đức Giê-hô-va, không có Đấng nào khác, ngoài ta không có Đức Chúa Trời nào khác nữa. Dầu ngươi không biết ta, ta sẽ thắt lưng ngươi, hầu cho từ phía mặt trời mọc đến phía mặt trời lặn họ được biết rằng không có Đức Chúa Trời nào khác ngoài ta. Ta là Đức Giê-hô-va, không có Đấng nào khác” (Ê-sai 45:5–6).Đôi khi, dân Y-sơ-ra-ên dường như tin rằng các dân tộc khác có thần riêng của họ, mặc dù Giê-hô-va vẫn là vị thần tối cao. Tuy nhiên, nếu dân Y-sơ-ra-ên có xu hướng theo chủ nghĩa độc thần hoặc độc tôn, họ đã làm như vậy bất chấp những gì Đức Chúa Trời đã mặc khải trong Kinh Thánh tiếng Hê-bơ-rơ. Phục truyền luật lệ ký 6:4 loại bỏ mọi nghi ngờ về việc có nhiều vị thần: “Hỡi Y-sơ-ra-ên! hãy nghe: Giê-hô-va Đức Chúa Trời chúng ta là Giê-hô-va có một không hai.” Thuyết độc thần hay thuyết độc tôn không tương thích với sự dạy dỗ trong Kinh Thánh.Kinh thánh nói rõ về vấn đề này: chỉ có một Đức Chúa Trời. Thuyết độc thần hay thuyết độc tôn sai lầm ở chỗ nó thừa nhận sự tồn tại của các vị thần khác. Toàn bộ Kinh Thánh xoay quanh sự thật chỉ có một Đức Chúa Trời, vì nếu các thần khác tồn tại, thì Chúa Giê-su Christ đã không phải chết — sẽ có nhiều con đường dẫn đến thiên đàng.Hãy xem qua phân đoạn này: “Vậy, về sự ăn của cúng-tế các thần-tượng, chúng ta biết thần-tượng trong thế-gian thật là hư-không, chỉ có một Đức Chúa Trời, chớ không có thần nào khác.” (1 Cô-rinh-tô 8:4). Thần tượng chỉ là “người ta xưng có các thần khác” (1 Cô-rinh-tô 8:5). “về phần chúng ta, chỉ có một Đức Chúa Trời mà thôi…” (1 Cô-rinh-tô 8: 6).Khi đến thăm Athens, Phao-lô đã nhìn thấy những bức tượng của nhiều vị thần Hy Lạp và La Mã. Người Athen có những ngôi đền thờ của họ trên khắp thành phố. Một bàn thờ đặc biệt đã thu hút sự chú ý của Phao-lô. Trên đó có ghi dòng chữ “THỜ MỘT CHÚA KHÔNG BIẾT” (Công vụ 17:23). Trong sự thiếu hiểu biết của họ, người Hy Lạp đã dựng lên một bàn thờ cho bất cứ vị thần nào mà họ có thể đã vô tình bỏ quên trong quần thể của họ, và một số người theo thuyết độc thần hoặc độc tôn chắc chắn đã chọn “vị thần vô danh” đó làm vị thần để tập chú vào. Vì người Hy Lạp rõ ràng không biết vị thần này là ai, nên Phao-lô giải thích rằng “vị thần chưa được biết đến” của họ là Thần được Kinh Thánh nói đến, là Đấng tạo dựng trời và đất. Đức Chúa Trời thật duy nhất không ngự trong các đền thờ được làm bằng tay. Người Hy Lạp không thể tự mình tìm thấy một Đức Chúa Trời chân thật cho chính họ, vì vậy một Đức Chúa Trời chân thật đã đến tìm kiếm họ.