Đôi điều về văn hóa Việt Nam (trong sự đối sách với văn hóa Trung Quốc) | Circle Group

Việt Nam (lưu vực sông Hồng)
Trung Quốc ban đầu (lưu vực sông Hoàng Hà)

– Khí hậu nhiệt đới, gió mùa ẩm ướt
– Khí hậu đại lục, mùa đông băng giá, lượng mưa chỉ tập trung vào cuối mùa hè, độ bốc hơi cao.

– Đất phù sa nâu, do sông bồi
Hoàng thổ, do gió cuốn

– Nông nghiệp tưới nước (nước mưa, nước tát, từ hệ thống tưới nước)
– Đất phát sinh nông nghiệp là vùng hoàng thổ nửa khô hạn. Nông nghiệp trồng khô.

– Cây lương thực: cây có củ, mía, rau, dưa bầu bí, và đặc biệt cây lúa.
– Cây lương thực: túc tức tiểu mễ (kê), cao lương, sau nữa là mạch cho đến trước đời Tần vẫn chưa chiếm địa vị chủ đạo

– Ăn cơm, xôi: đôi đũa
– Ăn bánh, cháo

Trong văn hóa Viễn Đông là xuất phát từ đất Việt trồng lúa nước

– Ở nhà sàn: nhà mái cong của văn hóa Viễn Đông là một thành tựu văn hóa gốc Việt…
– Ở nhà hầm và nửa hầm

– Đi lại: chủ yếu dùng đường nước: thuyền mảng. Trên bộ dùng voi. Thủy binh, bộ và tượng binh
– Đi lại trên bộ: ngựa, xe, bộ và kỵ binh. Lấy xe, ngựa làm độ số sức mạnh quyền lực (bánh xa quốc, thiên xa quốc…) (xem: Luận ngữ, Xuân Thu)

– Nỏ, rìu chiến
– Cung 2 cánh, qua.

– Đắp đê
– Giếng, nước ngầm– Khơi sâu và khơi nhiều dòng chảy

– Cồng, trống
– Chuông, khánh…

– Khèn
– Tiêu

– Găn nghề nông với nghề cá
– Cạnh đồng bằng là thảo nguyên, cạnh khu trồng trọt là khu chăn nuôi lớn. Đan xen văn hóa nông nghiệp và văn hóa du mục. Hướng đại lục

– Chữ viết, đô thị ra đời muộn. Văn hóa xóm l àng. Vai trò phụ nữ cao, gia đình hạt nhân (nhà) ra đời sớm. Làng ra đời sớm. Nhà – Họ – Hàng – Làng – Nước là một thể thống nhất hữu cơ. Nền dân chủ làng mạc (dân chủ dân cày)
– Chũ viết, đô thị ra đời sớm. Văn hóa đế vương, chế độ phụ hệ nghiêm khắc. Khuynh hướng chính trị – xã hội tập quyền, chuyên chế, phục tùng tư tưởng, đặc trị, quân sự.