Đối xử bất bình đẳng giữa các thành viên trong gia đình vì lý do giới tính bị xử phạt như thế nào? Bình đẳng giới trong gia đình được thể hiện qua những nội dung gì?
Bình đẳng giới trong gia đình được thể hiện qua những nội dung gì? Cho tôi hỏi việc bị đối xử bất bình đẳng giữa các thành viên trong gia đình vì không phải là con trai thì có vi phạm quy định và có thể bị xử lý không? Trên đây là câu hỏi của chị Thanh Mai đến từ Quảng Ngãi.
Mục lục bài viết
Bình đẳng giới trong gia đình được thể hiện qua những nội dung gì?
Căn cứ theo Điều 18 Luật Bình đẳng giới 2006 quy định về bình đẳng giới trong gia đình như sau:
Bình đẳng giới trong gia đình
1. Vợ, chồng bình đẳng với nhau trong quan hệ dân sự và các quan hệ khác liên quan đến hôn nhân và gia đình.
2. Vợ, chồng có quyền, nghĩa vụ ngang nhau trong sở hữu tài sản chung, bình đẳng trong sử dụng nguồn thu nhập chung của vợ chồng và quyết định các nguồn lực trong gia đình.
3. Vợ, chồng bình đẳng với nhau trong việc bàn bạc, quyết định lựa chọn và sử dụng biện pháp kế hoạch hoá gia đình phù hợp; sử dụng thời gian nghỉ chăm sóc con ốm theo quy định của pháp luật.
4. Con trai, con gái được gia đình chăm sóc, giáo dục và tạo điều kiện như nhau để học tập, lao động, vui chơi, giải trí và phát triển.
5. Các thành viên nam, nữ trong gia đình có trách nhiệm chia sẻ công việc gia đình.
Theo đó, việc bình đẳng giới trong gia đình được thể hiện trong các nội dung sau:
– Vợ, chồng bình đẳng với nhau trong quan hệ dân sự và các quan hệ khác liên quan đến hôn nhân và gia đình.
– Vợ, chồng có quyền, nghĩa vụ ngang nhau trong sở hữu tài sản chung, bình đẳng trong sử dụng nguồn thu nhập chung của vợ chồng và quyết định các nguồn lực trong gia đình.
– Vợ, chồng bình đẳng với nhau trong việc bàn bạc, quyết định lựa chọn và sử dụng biện pháp kế hoạch hoá gia đình phù hợp; sử dụng thời gian nghỉ chăm sóc con ốm theo quy định của pháp luật.
– Con trai, con gái được gia đình chăm sóc, giáo dục và tạo điều kiện như nhau để học tập, lao động, vui chơi, giải trí và phát triển.
– Các thành viên nam, nữ trong gia đình có trách nhiệm chia sẻ công việc gia đình.
Đối xử bất bình đẳng giữa các thành viên trong gia đình vì lý do giới tính bị xử phạt? (Hình từ Internet)
Việc đối xử bất bình đẳng giữa các thành viên trong gia đình vì lý do giới tính bị xử phạt như thế nào?
Căn cứ theo điểm b khoản 1 và điểm a, điểm c khoản 5 Điều 13 Nghị định 125/2021/NĐ-CP quy định như sau:
Các hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực bình đẳng giới liên quan đến gia đình
1. Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:
a) Cản trở hoặc không cho thành viên trong gia đình thực hiện các hoạt động tạo thu nhập hoặc đáp ứng các nhu cầu khác của gia đình vì lý do giới tính;
b) Đối xử bất bình đẳng giữa các thành viên trong gia đình vì lý do giới tính.
…
5. Biện pháp khắc phục hậu quả:
a) Buộc xin lỗi công khai người bị xâm phạm đối với hành vi quy định tại khoản 1, 2 và 3 Điều này (trừ trường hợp người bị xâm phạm có đơn không yêu cầu);
…
c) Buộc khôi phục quyền lợi hợp pháp của người bị xâm phạm đối với hành vi quy định tại khoản 1, điểm a khoản 2 và khoản 3 Điều này.
Như vậy, việc đối xử bất bình đẳng giữa các thành viên trong gia đình vì lý do giới tính có thể bị phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng.
Đồng thời, buộc xin lỗi công khai người bị đối xử bất bình đẳng, trừ trường hợp người bị xâm phạm có đơn không yêu cầu và khôi phục quyền lợi hợp pháp của người này.
Lưu ý, tại khoản 1, khoản 2 Điều 5 Nghị định 125/2021/NĐ-CP quy định mức phạt tiền tối đa đối với một hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực bình đẳng giới đối với cá nhân là 30.000.000 đồng.
Mức phạt tiền quy định đối với các hành vi trên được quy định áp dụng đối với cá nhân, trường hợp tổ chức có hành vi vi phạm hành chính như cá nhân thì mức phạt tiền bằng 02 lần mức phạt tiền đối với cá nhân.
Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện có thẩm quyền xử phạt việc đối xử bất bình đẳng giữa các thành viên trong gia đình vì lý do giới tính không?
Căn cứ theo khoản 2 Điều 15 Nghị định 125/2021/NĐ-CP quy định về thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính của Chủ tịch Ủy ban nhân dân các cấp như sau:
Thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính của Chủ tịch Ủy ban nhân dân các cấp
…
2. Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện có quyền:
a) Phạt cảnh cáo;
b) Phạt tiền đến 15.000.000 đồng;
c) Tước quyền sử dụng giấy phép hoạt động có thời hạn;
d) Tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính có giá trị không vượt quá 30.000.000 đồng;
đ) Áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại khoản 3 Điều 4 Nghị định này.
…
Căn cứ theo quy định trên, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện có các quyền nêu trên, trong đó có quyền phạt tiền đến 15.000.000 đồng và áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả theo quy định nên việc đối xử bất bình đẳng giữa các thành viên trong gia đình vì lý do giới tính bị phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng thì Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện có thẩm quyền xử phạt.