Download sách Bí Mật Của Nước Pdf, Word, Ebook, Mp3 – Tiến sĩ Masuru Emoto

Tải file word : https://sachphat.net/ebook/bi-mat-cua-nuoc.doc

Tải file pdf : https://sachphat.net/ebook/bi-mat-cua-nuoc.pdf

Tải file pdf (Scan có hình màu) https://sachphat.net/ebook/Bi-Mat-Cua-Nuoc-Scan-mau.pdf

Sách liên quan cùng tác giả Masuru Emoto (Tiến sĩ Giang Bổn Thắng) người Nhật Bản:

Mục lục bài viết

Mục lục

  1. Bí mật của nước
  2. Giới thiệu
  3. Chương 1: Hòa nhịp cùa Hado1 hạnh phúc
  4. Chương 2: Giai điệu chữa lành của nước
  5. Chương 3: Chu kỳ của nước, chu kỳ của sự sống
  6. Chương 4: Điều kỳ diệu của Hado: Giải thích điều không thể Lý giải
  7. Chương 5: Cầu nguyện cố thể thay đổi thế giới và nước
  8. Lời kết

BÍ MẬT CỦA

NƯỚC

Vũ trụ sự tĩnh lặng, một thế giới trải dải đến vô tận.

Chúng đến từ rất xa, hàng trăm hàng ngản khối băng di chuyển qua không gian. Sau một hành trình dài qua những khoảng không giữa các hành tinh vả các vì sao, cuộc hành trình vinh quang sắp đi tới hồi kết.

Trái đất, xanh lục, sáng lấp lánh

Khi băng tới Trái đất, nó đi vào bầu khí quyển và bắt đầu vỡ vụn, nhỏ dần, tản ra, rồi cuối cùng rơi xuống đất.

Mây trang sức của bầu trời, nghệ thuật phát triển từng khoảnh khắc

Khi những hạt băng rơi tới một điểm nhất định, chúng trở thành một tấm nệm sương êm ái vả tản ra khắp bầu trời, tạo nên một tấm thảm trắng bên trên Trái đất. Thế lả một áng mây ra đời.

Mưa, bông tuyết rơi trên cây cỏ, nhẹ nhàng tan thành nước

Mưa rơi, mang theo dinh dưỡng cho đất – những khu rừng, những cánh đồng, những bông hoa. Nước thấm vào đất để rồi nhiều năm sau lại tạo thành một dòng suối.

Sông, vỗ về, sủi tăm, trôi chảy kỳ vĩ

Trước tiên là một dòng mờ đục, cuối cùng nước trở thành một dòng sông chảy qua những đồng cỏ, kênh rạch, mang theo sự sống.

Bờ biển, bầu trời xanh, đại dương lấp loáng phản chiếu bầu trời, những con sóng bạc đầu

Từ thuở xa xưa, đây là nơi tất cả bắt đầu. Đại dương sinh ra sự sống và sự sống sinh sôi trên mặt đất, tạo ra một ngày mới – sự chào đời của nền văn minh rộn ràng.

Sương mù buổi sớm, những giọt nhỏ chảy xuống gân lá xanh

Nước, ở dạng tinh khiết và đẹp đẽ nhất của mình, vươn mình bay lên trong không khí mát lành của buổi sáng giữa rừng, tạo thành sương.

Bên cạnh giếng nước, trong lành và mát rượi, lũ trẻ cười vang

Bọn trẻ chia nhau một quả dưa hấu. Cây cối mang dinh dưỡng từ lòng đất, cho chúng ta quả ngọt. Nước từ giếng thật lạnh và thật ngon.

Công nghiệp, ống khói khói đen, chai nhựa phế thải Đâu đó trên đường, chúng ta đã quên mất cách tỏ lòng biết ơn với nước. Nước từ lòng đất đã bị ô nhiễm và nước từ vòi không còn vị ngon, vậy nên chúng ta phải dùng đến nước đóng trong các chai nhựa.

Một thế kỷ mới, một cuộc chiến mới, hy vọng và tuyệt vọng

Có lẽ sự ô nhiễm của nước chẳng là gì so với sự ô nhiễm của tâm hồn con người. Xã hội hiện đại đã đi xa hết mức có thể. Rồi đây, điều gì sẽ đến với chúng ta?

Tinh thể băng, những hạt kim cương lấp lánh, một hy vọng mới, khởi đầu của một cuộc phiêu lưu mới

 

Giới thiệu

Khởi nguồn từ bộ sưu tập các bức ảnh chụp tinh thể nước của tôi trong Thông điệp của nước (Messages from water [Mizu kara no dengen] – Vibration Kyoikusha, 1999), tôi đã dần nhận ra rằng những cuốn sách về nước này có một sức mạnh kỳ lạ và phi thường. Tự chúng đã có khả năng bay cao và vươn xa khỏi những biên giới quen thuộc của tôi tới những vùng đất xa xôi, nơi chúng có ảnh hưởng vô cùng to lớn. Chúng buộc mọi người phải nhìn mọi vật theo một cách khác và tôi thường được mời tới nói chuyện với những người đã từng được cuốn sách lay động.

Đôi khi tôi cảm thấy như mình đang được linh hồn của nước dẫn dắt. Tôi cảm thấy như mình có thể thấy và thậm chí nói chuyện được với linh hồn đó, linh hồn mà tôi được chiêm ngưỡng dưới dạng những hạt sáng long lanh trong không khí. Những hạt nhỏ nảy tụ lại với nhau để hình thành nên mây, rồi tan biến cũng nhanh chóng như thế, tất cả đều khiến tôi cảm thấy thật thư giãn.

Mặc dù giờ đây tôi cảm thấy như mình được linh hồn của nước dẫn dắt, lần tiếp xúc đầu tiên của tôi với nước lại chẳng dễ chịu chút nào. Ở thành phố Yokohama, Nhật Bản – nơi tôi lớn lên, gia đình tôi sống trên một bình nguyên gần biển. Nơi đó chỉ cách mép nước một đoạn đi bộ ngắn xuống một con dốc. Khi thủy triều rút, bờ biển nông phơi mình đến hàng dặm, để lại một bãi săn tuyệt vời đủ các loại trai sò. Nhưng khi thủy triều lên cao, cảnh tượng lại hoàn toàn khác.

Chắc có lẽ tôi được tầm sáu hay bảy tuổi gì đó khi một ngày nọ, biển cả nuốt chửng tôi. Hôm đó, tôi đi bơi cùng cậu bạn hàng xóm hơn tôi hai tuổi.

Chúng tôi đã ra xa hơn mức an toàn, rồi đột nhiên tôi bắt đầu trồi lên ngụp xuống, khao khát có không khí để hít thở. Đó là lần đầu tiên tôi trải qua một chuyện như thế. Tôi chỉ cách bờ có 10 mét, nhưng chân tôi không chạm tới đáy. Tôi hoảng sợ và bắt đầu vẫy tay, đạp chân. Nhưng cảng hoảng loạn, tôi càng chìm và chẳng mấy chốc tôi bắt đầu uống nước. Tôi nghĩ có lẽ đoạn kết của cuộc đời mình sắp tới rồi, nhưng một con thuyền nhỏ tới và kéo tôi khỏi mặt nước.

Khi tôi về tới nhà và kể với mẹ chuyện xảy ra, bà cho tôi một lời khuyên dựa trên khả năng bơi và sự am hiểu của bà về nước. “Chỉ cần thả lỏng cơ thể là con sẽ có thể nổi,” bà nói. Bà bảo rằng nếu tôi để nước nâng tôi lên thay vì cố gắng chống lại nó, nó sẽ nhấc tôi lên và mang tôi đi.

Tôi luôn mang bên mình những lời nói này suốt nhiều năm tháng. Từ lúc đó, tôi luôn cố gắng buông mình theo dòng nước trong khi nhẹ nhàng di chuyển theo hướng mà tôi muốn cuộc đời dẫn tôi đi.

Giờ đây, bất cứ khi nào tôi đi bơi ở biển hay trong bể bơi, tôi thích nằm ngửa và để vòng tay của nước bế ẵm mình. Và hơn bất cứ lúc nào khác, đó chính là những khoành khắc tôi cảm nhận rõ rệt nhất sự hiện diện linh hồn của nước dưới dạng các hạt li ti lấp lánh.

Tôi thấy khá tự tin khi nói rằng lý do mà tôi có ý tưởng làm đóng băng nước và chụp lại những bức ảnh tinh thể là do tôi mong muốn được trôi theo dòng chảy của cuộc đời. Linh hồn của nước đã cứu rỗi tôi, hướng dẫn tôi sống cuộc đời mà tôi đang sống. Linh hồn đó đã dẫn dắt và chỉ dẫn cho tôi qua bao năm tháng, dạy cho tôi nhiều điều cần biết, đỉnh cao là sự ra đời của cuốn Thông điệp của nước (The hidden meassages in water).

Không lâu sau khi cuốn sách được xuất bản, bạn đọc bắt đầu gửi thư cảm ơn cho tôi. Những ngôn từ đẹp đẽ của họ đã giúp tạo ra một dòng chảy tuyệt vời để tôi buông mình theo. Hầu hết các bức thư đều thể hiện sự đề cao và cả sự kinh ngạc khi được nhìn thấy chân lý của tự nhiên hiển hiện qua các tinh thể nước.

Một người phụ nữ đã viết: “Trong tất cả những cuốn sách tôi từng đọc trong đời mình, đây là cuốn tuyệt vời nhất. Cám ơn ông rất nhiều vì cuốn sách này. Tôi sẽ trân trọng nó trong suốt phần đời còn lại của mình.”

Một bức thư khác thì viết: “Thấy sự thật được hé lộ một cách trực quan như vậy thật đáng ngạc nhiên, sửng sốt và đầy thuyết phục. Cuốn sách này khiến tôi nhận ra rằng những ảnh hưởng do các bài giảng, lời cầu nguyện và tôn giáo cổ xưa không chỉ là những điều mê tín và ngẫu nhiên mà là kết quả dựa trên sự thật về vũ trụ.”

Vả một lá thư khác: “Người cha 76 tuổi nói với tôi ‘Trong tất cả những cuốn sách mà mọi người giới thiệu cho cha, đây là cuốn duy nhất cha thấy mừng vì đã đọc.’ Cám ơn ông vì cuốn sách đã thay đổi cách nhìn nhận cuộc sống của tôi.”

Thực ra, nếu chúng ta chiết suất năng lượng từ tất cả những lời nhắn nhủ nảy và tạo thành một tinh thể, tôi chắc chắn là nó sẽ rất đẹp.

Đây là công trình về các tinh thể nước. Tôi phát hiện ra rằng những người bị vẻ đẹp của những tinh thể này cuốn hút sẽ trở nên gắn kết và rồi cộng hưởng với nhau. Giống như khi một chiếc lá rơi xuống mặt nước, một làn sóng lặng lẽ và êm ái nhưng chắc chắn sẽ lan ra như kết quả của việc cuộc đời bí ẩn của nước đang được tiết lộ cho toàn nhân loại.

Trên khắp thế giới, phản ứng của tất cả mọi người đều giống nhau. Tôi đã gặp gỡ nhiều người đến từ Đức, Thụy Sĩ, Áo, Hả Lan, Anh, Pháp, Ý, Mỹ, Canada, Costa Rica, Uruguay, Ecuador, Brazil, Úc, Hàn Quốc, Philippines và Đài Loan – những nơi tôi tới giảng bài. Tháng Sáu năm 2002, tôi được Giáo hội chính thống Hy Lạp mời tới dự một chuyến hội thảo du hành xa hoa trên biển Adriatic1 cùng với những lãnh đạo tâm linh và các nhà khoa học trên khắp thế giới. Các buổi hội thảo chuyên đề được tổ chức ở Hy Lạp, Albani, Montenegro, Slovenia, Croatia, Ý và những bến đỗ khác. Với tên gọi Hội thảo chuyên đề quốc tế về Tôn giáo, Khoa học và Môi trường, đây là lần thứ tư sự kiện được tổ chức. Tôi đã được mời trước ba tháng bởi một trong những nhà tổ chức hội nghị, một phụ nữ Hy Lạp – người đã được con gái cho xem bộ sưu tập những bức ảnh tinh thể. Cảm xúc của mỗi người khi nhìn thấy các bức ảnh tinh thể chạm tới phần sâu thẳm của từng cá nhân và tạo nên một dòng kinh ngạc chảy từ người này qua người khác để rồi giờ đây trở thành một dòng sông tuôn trào.

1 Biển Adriatic là vùng biển phân cách bán đảo Ý vơi bán đảo Balkan. Biển Adriatic là một phần của Địa Trung Hải.

Còn một cách khác để thể hiện phản ứng với những cuốn sách về các tinh thể nước. Giống như thể các tinh thể nước đã mang lại nguồn dinh dưỡng cho những tâm hồn khô cạn của những người phải sống trong điều kiện khắc nghiệt của xã hội hiện đại. Chúng đã bổ sung thêm vào sự rạng ngời của cuộc sống cho mỗi cá nhân và cả xã hội. Hơn tất thảy, những tấm ảnh đã thành công trong việc khởi đầu một phong trào rộng lớn đang diễn ra giữa con người trên khắp thế giới.

Hoạt động sống là hoạt động trôi chảy. Nếu một con đập được xây dựng trên một dòng sông để chặn dòng chảy của nó lại, con sông sẽ chết. Cũng giống như vậy, nếu sự lưu thông của máu bị ngăn lại ở đâu đó trong cơ thể chúng ta, điều đó cũng đồng nghĩa với việc chúng ta sẽ chấm dứt sự sống của mình.

Điều tương tự cũng đúng cho các thành phố và các quốc gia. Gần đây, tôi đã may mắn có được cơ hội thuyết giảng cho đông đảo khán giả ở Berlin. Bạn biết đấy, Berlin là thành phố từng bị chia cắt bởi một bức tường. Tôi nói vói khán giả của mình rằng cũng giống như nước luôn luôn nên được tự do chảy, một thành phố hay một quốc gia chẳng có lý gì để bị chia cắt cả. Sự phân tách Berlin vào năm 1961 đã kéo theo biết bao điều khổ sở, gia đình ly tán và cả những ước mơ cũng bị gián đoạn.

Rồi, 28 năm sau, bức tường bị phá sập và cũng giống như nước luôn tự do tuôn chảy, hàng triệu người bắt đầu đến và đi theo ý chí tự do của riêng họ. Con người đã mô phỏng lại dòng chảy của nước – một quy luật của tự nhiên. Và lý do là phần lớn con người là nước.

Khoàng 70% cơ thể chúng ta là nước. Điều nảy cũng đúng cho những cá thể trưởng thành của phần lớn các giống loài và đó là lý do vì sao con người không nên bị chia cắt bởi những chiến lược và ý thức hệ chính trị. Cũng giống hệt như nước, con người lúc nào cũng cần được tự do tuôn chảy.

Khi kết thúc bải nói chuyện của mình, tôi nhận thấy rằng sự thay đổi đã bao trùm lên cả hội trường. Như thể có một cảm xúc đã lan ra toàn thể chúng tôi. Cả một làn sóng người đứng dậy và bắt đầu vỗ tay. Thông điệp của tôi đã chạm tới tâm hồn họ và kết quả là một làn sóng cảm xúc tỏa ra cả hội trường, tạo nên một làn sóng sẽ mãi lớn lên và lan rộng tới những người khác nữa.

Khát vọng hòa bình và những lời nguyện cầu cho tình yêu không thể bị giam hãm trong những ranh giới. Khác biệt về màu da hay ngôn ngữ đều có thể dễ dàng vượt qua khi những trái tim hòa điệu với nhau, tạo nên một làn sóng tuôn chảy.

Một cuộc phiêu lưu nhỏ bắt đầu với một tinh thể nước li ti đã lan tới mọi người trên khắp thế giới, tạo nên một phong trào ngày càng lớn mạnh. Những tinh thể nước đã hòa quyện với điều gì đó tinh khiết và thiêng liêng sâu thẳm bên trong tâm hồn của những người đã xem các bức ảnh. Những trái tim đã rộng mở và tình yêu, lòng biết ơn cùng một hy vọng về hòa bình đã trào dâng, mở ra con đường cho một cuộc phiêu lưu mới.

Qua cuốn sách này và qua những tấm ảnh tinh thể, tôi hy vọng sẽ truyền tải được sức mạnh của lời cầu nguyện.

Khi nước được tiếp xúc với một số cách biểu hiện nhất định – “Bạn thật dễ thương,” “Bạn thật xinh đẹp,” “Tình yêu và lòng biết ơn” – một tinh thể tuyệt đẹp sẽ hình thành khi nước được đóng băng. Điều này thực sự có ý nghĩa gì với chúng ta? Những ý nghĩ trong trái tim chúng ta có tác động tới tất cả sự sống và trong quá trình hình thành thế giới ngày mai của chúng ta.

Tâm hồn con người có một sức mạnh phi thường. Chúng ta thường nghe nói rằng hành động là kết quả cho những suy nghĩ của chúng ta và nguyên tắc đó được minh chứng rõ nét qua cách nước hình thành các tinh thể theo những ảnh hưởng mà nó vừa được tiếp xúc.

Nhưng khả năng ảnh hưởng lên hành động bằng suy nghĩ là con dao hai lưỡi. Nếu con người khao khát được thấy sự hủy diệt của thế giới, vậy thì đó là điều sẽ xảy đến.

Có rất nhiều điều đã xảy ra trong thế giới này kể từ khi con người bắt đầu biết tới các tinh thể nước. Những tòa nhà khổng lồ – biểu tượng của văn minh và thịnh vượng – đã sụp đổ ngay trước mắt chúng ta. Những cuộc chiến tranh mới đã nổ ra. Chúng ta đã thấy nỗi buồn sinh ra sự giận dữ và giận dữ lại tạo ra nhiều nỗi buồn hơn, tạo thành một vòng tròn bao trọn lấy thế giới xung quanh chúng ta. Có người khóc, có người cúi đầu tuyệt vọng và có người ngẩng lên cầu nguyện. Chúng ta phải dùng chính sức mạnh bên trong mình để giữ những suy nghĩ của chúng ta tập trung vào những điều tốt đẹp xung quanh thay vì vào những thế lực mang tính hủy diệt.

Chúng ta đang ở vào một thời điểm trong lịch sử nhân loại mà hơn bao giờ hết, chúng ta cần khám phá lại một vài chân lý quan trọng mà bằng cách nào đó ta đã quên. Thực tế, đây có thể là cơ hội cuối cùng của chúng ta. Và đây là bài học mà tôi cảm thấy rằng các tinh thể nước đang cố truyền đạt lại cho chúng ta.

Nghiên cứu về các tinh thể của tôi bắt đầu với khát vọng muốn được bước dù chỉ một bước thật nhỏ bé để thấu hiểu về vũ trụ, nhưng giờ đây điều đó đã dẫn tới cuộc cách mạng của một lĩnh vực nghiên cứu rộng lớn đối với tôi.

Tôi đã được thấy ảnh hưởng của những nụ cười rạng ngời của mọi người trên khắp thế giới và những cách thể hiện cảm xúc khác lên quá trình hình thành những tinh thể xinh đẹp. Nhưng có thể bạn sẽ hỏi, liệu hòa bình thế giới có thể đến từ những tinh thể nước giản dị không? Mong muốn của tôi là được bước bước đầu tiên về hướng đó, rồi một bước nữa và một bước nữa, cứ thế, cứ thế về phía kết cục đó.

Khi tôi tiếp tục cuộc trò chuyện của mình với nước, các tinh thể tiếp tục dạy tôi rất nhiều bải học: tầm quan trọng của việc sống hải hòa với giai điệu của cuộc sống và dòng chảy của tự nhiên, để lại một địa cầu xinh đẹp cho các thế hệ tương lai; tình yêu và lời cầu nguyện. Tất cả những thông điệp nảy đều được nhắc đến trong cuốn sách nảy. Tôi sẽ chẳng thể hạnh phúc hơn nếu biết rằng cuốn sách sẽ tạo ra một tác động tích cực đến tất cả những người cầm nó trên tay.

Cuối cùng, tôi xin được bày tỏ lòng biết ơn của mình tới Nhà xuất bản Beyond Words Publishing vì đã xuất bản cuốn Thông điệp của nước (The hidden messages in water) và Sức mạnh thực sự của nước (True power of water), cùng tất cả những người đã giúp đỡ tôi theo rất nhiều cách khác nhau cả những nhân viên của tôi ở IHM – những người đã phải chịu đựng rất nhiều giờ trong phòng làm lạnh để chụp hình các tinh thể.

 

Chương 1 :

Hòa nhịp của Hado1 hạnh phúc

Hado là rung động vi tế nhất ở cấp độ nguyên tử trong moi vật chất, là đơn vị nhỏ nhất của năng lượng. Nền tảng của nó chinh là năng lượng nhận thức của con ngươi.

Khi nghĩ tới hạnh phúc, điều gì hiện lên trong tâm trí bạn?

Bạn có nghĩ đến việc tình yêu sẽ trở thành hiện thực với bạn không? Hay có lẽ đó là khoảnh khắc chào đời của đứa con bé bỏng? Một việc được hoàn thành tốt? Hay khi bạn nhớ tới lúc nằm trên thảm cỏ và ngắm nhìn bầu trời xanh? Câu trả lời của mỗi người mỗi khác. Mỗi chúng ta đều có hình dung riêng về hạnh phúc. Nhưng tất cả chúng ta đều muốn sống một cuộc sống tràn đầy hạnh phúc.

Tôi chỉ biết một cách để thực hiện được điều đó và đó là bắt nhịp vói hado hạnh phúc. Như tôi đã miêu tả trong cuốn Sức mạnh thực sự của nước, hado là năng lượng tinh tế tồn tại trong vạn vật.

Tất cả vạn vật trong vũ trụ đều rung động ở một tần số độc nhất. Vậy nên, nếu bạn phát ra một hado hạnh phúc thì bạn có thể chắc chắn rằng vũ trụ này sẽ đáp lại bạn với niềm hạnh phúc. Bạn cần làm gì để hòa nhịp cùng hado hạnh phúc?

Một phần khiến vấn đề trở nên khó khăn là làm sao để biết được thực sự thì hạnh phúc là gì. Có lẽ đã có những lúc bạn nghĩ rằng mình hạnh phúc, nhưng rồi lại nhận ra rằng đó chỉ là một ảo tưởng. Hoặc có lẽ bạn tin rằng mối quan hệ thắm thiết đó cuối cùng cũng đã nằm trong tầm tay của bạn chỉ để so sánh những điều bạn có với ai đó khác và nhìn lâu đài mộng ước của mình vỡ vụn trong cát và bị cuốn trôi.

Trong chuyến đi tới Đức, con gái tôi, giờ đang sống ở Hà Lan, nói với tôi về người bạn của con bé – người đã sống ở Đông Đức trước khi bức tường Berlin sụp đổ. Quá trình dựng lên bức tường Berlin là thời kỳ u tối đối với người dân Đức, nhưng bạn của con gái tôi nói rằng bất chấp việc thành phố bị chia cắt, về cơ bản, cuộc sống phía Đông bức tường vẫn tiếp diễn như bình thường. Thực tế, cảm giác mãn nguyện đến từ việc biết rằng không ai cần phải lo lắng về những điều người khác nghĩ bởi ai cũng nghèo.

Nhưng khi bức tường cuối cùng cũng đổ xuống và người dân ở phần phía Đông của thành phố giờ đây bỗng nhiên lại có thể lĩnh nhận mọi thứ mà phần phía Tây có thể cung cấp, vấn đề bắt đầu này sinh. Họ càng nhìn thấy nhiều thứ mới mẻ, bóng bẩy, họ càng ham muốn nhiều. Nhưng người dân phía Đông cơ bản vẫn còn rất nghèo, thế nên kết quả là rất nhiều nhu cầu của họ không được đáp ứng. Một số người thậm chí còn tiếc nuối những ngày trước khi bức tường sụp đổ, thời người dân còn nghèo và giá cả còn thấp.

Dường như thể ban đầu đất nước bị chia cắt và rồi được hàn gắn lại mà chẳng ai quan tâm gì tới ý nguyện của người dân. Tất nhiên sự sụp đổ của bức tường Berlin là một trong những khoảnh khắc hân hoan nhất trong lịch sử hiện đại, nhưng chúng ta cũng phải thừa nhận rằng thậm chí bước chuyển tuyệt vời đó cũng có hậu quả của nó.

Khi chúng ta bắt đầu so sánh hạnh phúc của mình với hạnh phúc của người khác, chúng ta sẽ cộng hưởng với hado bất hạnh. Chừng nào ta còn tìm kiếm hạnh phúc ở bên ngoải, chừng đó hạnh phúc thực sự sẽ khó đến với ta.

Trở về với niềm hân hoan

Cuộc tìm kiếm hạnh phúc cuối cùng và cơ bản chính là cuộc tìm kiếm bản ngã. Bạn có thể đi tìm nó ở những vùng đất xa xôi, nhưng bạn sẽ chỉ tìm thấy nó trong lòng bàn tay mình mà thôi.

Nếu bạn nghĩ lại về cuộc đời mình đủ xa, rất có thể bạn sẽ nhớ tới khi bạn cảm thấy một niềm hạnh phúc thật vô tư. Cuộc đời của bạn có ý nghĩa và bạn bận rộn sống tới nỗi giây phút đó đã bị lãng quên. Tuổi trưởng thành ảo tới, bạn cất những thứ đó đi và khóa cửa lại. Có lẽ, thậm chí bạn đã quên cả nơi mình cất chìa khóa.

Nhưng những cảm giác hạnh phúc đó không biến mất vĩnh viễn. Với một chút nỗ lực, bạn có thể mở cánh cửa và lấy ra những thứ mà bạn đã tưởng mãi mãi chỉ là một phần của quá khứ. Khi bạn thành thật với bản thân và tìm kiếm điều bạn thực sự muốn trở thành và thực hiện, cuộc đời bạn sẽ lại một lần nữa tuôn chảy.

Trong công việc, trong vai trò và trong tình yêu của mình, bạn cần phải trở lại điểm xuất phát để tìm thấy niềm hân hoan. Khi làm như vậy, bạn sẽ sớm nhận thấy cuộc đời mình đã thay đổi. Trước tiên, bạn sẽ thấy một cảm giác mới mẻ về sức khỏe và sự sung túc. Đó là vì niềm hân hoan trong bạn sẽ thanh lọc dòng nước chảy trong cơ thể bạn. Nếu chúng ta chụp một tấm ảnh của giọt nước như thế, tinh thể thu được chắc chắn sẽ khiến chúng ta phải sững sờ.

Có một phương pháp trị liệu mà những người bị ung thư nên áp dụng, đó là “Trị liệu mục đích sống”. Bằng cách tìm ra mục đích trong đời – diễn thuyết, leo lên một đỉnh núi, cười, hệ thống miễn dịch sẽ được tái sinh và bệnh ung thư thường sẽ thuyên giảm. Giờ đây, trong cộng đồng y học có một kiến thức đã trở nên phổ biến, đó là trí óc có ảnh hưởng rất lớn đến cơ thể. Rót đầy cơ thể bạn với hado hân hoan là bí quyết tốt nhất để sống một cuộc sống khỏe mạnh.

Trạng thái hân hoan này cũng là chìa khóa để mở rộng những gì chúng ta có thể làm. Chúng ta đều biết rằng khi thích điều gì đó, bạn thường sẽ trở nên vượt trội trong vấn đề đó. Yukio Funai – một nhả tư vấn kinh doanh nổi tiếng ở Nhật, người đã mang lời khuyên tới cho hơn 3.000 công ty – ủng hộ một phương pháp hiệu quả giúp củng cố năng lực cho các công ty và cá nhân. Ông gọi phương pháp này là “phương pháp phát triển thế mạnh”, và nó chỉ tập trung vào các thế mạnh của công ty hay cá nhân rồi nỗ lực tăng cường những thế mạnh đó. Các điểm yếu thậm chí còn không được xét đến. Kết quả là các thế mạnh thì trở nên mạnh hơn còn những điểm yếu thì tự lo cho mình.

Ví dụ, nếu bạn điều hành một cửa hảng, bạn sẽ dễ dàng tập trung toàn bộ sự chú ý vào việc làm thế nào để loại bỏ những sản phẩm đang tiêu thụ không tốt. Nhưng hầu hết các cửa hàng đều có một sản phẩm bán chạy. Với một cửa hàng chuyên dụng, đó có thể là một bộ váy; nếu họ có thể tập trung vào bộ váy ấy, doanh số của sản phẩm đó và các sản phẩm khác đều sẽ tăng. Để kinh doanh thành công, cần phải tập trung vào những mặt hàng đang tiêu thụ tốt, những thứ hiệu quả nhất và công dụng tốt nhất của chúng.

Chúng ta thấy khái niệm này được phản ánh trong phương pháp trồng rau thủy canh, phương pháp này cho thu hoạch 10.000 quả cà chua từ một cây duy nhất. Có thể bạn sẽ hỏi làm sao lại có chuyện như vậy được? Câu trả lời đơn giản đến kinh ngạc: Hãy tạo ra một môi trường tốt để trồng cà chua.

Tất nhiên là thực vật mọc lên từ đất, nhưng với phương pháp thủy canh, rễ mọc trong nước hút được chất dinh dưỡng cần cho cây. Và bởi vì cây không phải vận hết năng lượng để trồi lên khỏi mặt đất, rễ cây có thể phát triển tự do và dễ dàng tìm được tất cả các chất dinh dưỡng cần thiết. Bằng cách này, cây cà chua có thể tận dụng được tất cả những tiềm năng tiềm ẩn của mình. Tôi nhớ cách đây vài năm, có lần tôi tới thăm một trang trại thử nghiệm do nhà nông học Shigeo Nozawam – một nhà đầu tư của phương pháp thủy canh – điều hành. Tôi đã được thấy cây cà chua ông trồng. Khiêm tốn mà nói thì tôi đã không thể tin nổi vào mắt mình.

Điều tương tự cũng đúng đối với loài người chúng ta. Khi bạn tìm thấy điều bạn làm tốt nhất và nhận ra rằng đây là chỗ bạn cần tập trung chú ý thì khi đó bạn đã bước được một bước dài trên con đường trở về với niềm hân hoan. Chẳng bao lâu, bạn sẽ nhận thấy rằng cuộc đời mình đang trải qua một bước chuyển lớn. Nếu bạn biết ai đó, một đứa trẻ chẳng hạn, tập trung vào một môn thể thao hay một khía cạnh nghiên cứu nhất định, bạn sẽ cần phải cung cấp “chất dinh dưỡng” dưới dạng sự động viên và lời khen tặng. Nó sẽ giúp người đó trở nên tập trung và quyết tâm hơn nữa.

Các kết quả đến từ ảnh hưởng của những ngôn từ thích hợp có thể được minh họa rõ nét qua sự hình thành các tinh thể nước. Khi nước được tiếp xúc với các từ như : “Bạn phải làm việc đó”, kết quả sẽ không bao giờ là một tinh thể được định hình rõ ràng. Điều này cũng xảy ra với các từ như “Đồ ngốc” và tệ hơn cả: “Chẳng hay ho gì”. Có lẽ đã đến lúc loại những từ này ra khỏi vốn từ vựng của bạn. Thay vào đó là các từ như “Cám ơn”, “Hãy cùng thực hiện việc đó”, “Tôi yêu em”, “Xinh đẹp”, và “Làm tốt lắm”. Hãy để cho những từ ấm áp và đẹp đẽ này trở thành những từ bạn dùng tới nhiều nhất.

Những từ ngữ tạo nên những tinh thể xinh đẹp từ dòng nước đang chảy qua cơ thể bạn là những từ khiến bạn ngập tràn cảm giác bình yên. Đó là khi bạn có thể mở rộng khả năng của mình với sự đam mê và niềm hân hoan hiện diện mỗi ngày.

Trong cuốn sách trước của mình, tôi đã giải thích cách chúng tôi đặt cơm vào ba chiếc lọ thủy tinh và với một lọ, chúng tôi nói: “Đồ ngốc!” Với lọ khác, chúng tôi nói: “Cám ơn”. Và với chiếc lọ thứ ba còn lại, chúng tôi lờ nó đi. Phần cơm được nói “Cám ơn” lên men và dậy mùi thơm thật dễ dịu. Phần cơm bị nói “Đồ ngốc!” thẫm màu và mục nát. Phần cơm bị tảng lờ biến thành màu đen và bốc mùi rất khó chịu.

Tuy nhiên đó không phải là phần kết của câu chuyện. Tôi mang chính những lọ cơm đó tới một trường tiểu học và các học sinh nói “Cám ơn” với cơm trong cả ba lọ. Chẳng mấy chốc, cơm trong cả ba lọ đều lên men và bắt đầu tỏa ra mùi thơm dễ chịu – kể cả phần cơm đã bị hỏng.

Điều này chứng tỏ rằng ngay cả những điều đang chết và mục ruỗng cũng có thể được hồi sinh nhờ sự quan tâm, những ngôn từ tử tế và suy nghĩ tích cực.

Shinichiro Terayama – nguyên Giám đốc Hội Y học Nhất thể Nhật Bản (Japan Holistic Medical Society) – là một minh chứng cho điều này. Trong sự nghiệp của mình, Terayama là một doanh nhân đầy đam mê, trước đó, ông bị ung thư thận. Ông bắt đầu tập thói quen dậy sớm và lên tầng thượng khu chung cư cao cấp của mình để đón Mặt trời lên. Khi ngắm Mặt trời mỗi sáng, ông bắt đầu nhận ra rằng cuộc sống là một món quà và ông bắt đầu nói rất nhiều từ “Cám ơn”. Không hề lơ là căn bệnh ung thư, ông nói lời cám ơn với các tế bảo và kết quả là chúng bắt đầu hồi phục. Bệnh ung thư thuyên giảm cho tới khi các bác sĩ tuyên bố ông đã lành hẳn bệnh.

Khả năng mang lại sự sống của những điều được nói ra mạnh hơn những gì chúng ta có thể hình dung rất nhiều. Một cô bé 10 tuổi tiến hành một thí nghiệm tương tự như thí nghiệm với cơm, nhưng thay vào đó, cô bé sử dụng hạt giống hoa hướng dương. Trên một túi đựng hạt giống, bồn đất và thùng tưới nước, cô bé viết từ “Cám ơn” và trên bộ dụng cụ còn lại cô viết từ “Ngốc” và cô bé nói những từ này với những hạt giống tương ứng khi cô chăm sóc chúng mỗi ngày.

Cây được tiếp xúc với từ “Cám ơn” lớn lên với cành lá đầy đặn và sum sê. Ngược lại, cây được tiếp xúc với từ “Ngốc” lại có một thân cây cong vẹo và lá thì nhăn nheo. Khi nhìn những cái cây này qua một kính hiển vi, chúng tôi thấy rừng lá của cây tiếp xúc với từ “Cám ơn” dầy dặn, trong khi cây còn lại thì có lá yếu ót và mỏng manh.

Điều này có thể thể hiện rõ sự có mặt của ý thức trong cây cối, qua sự khác biệt kinh ngạc giữa hai cây được một cô bé chăm bón. Tôi được biết về thí nghiệm này khi mẹ cô bé viết cho tôi một lá thư, cô ấy kết thúc lá thư với một câu hỏi: Chuyện gì sẽ xảy ra nếu điều tương tự được áp dụng vào quá trình nuôi dạy trẻ em?

Có một cách để nhìn vào các từ ngữ, đó là coi chúng như một công tắc để tắt hay bật sự rung động của mọi thứ trong vũ trụ. Có lẽ chúng ta có thể nghĩ tới ngôn từ như một chiếc điều khiển từ xa có khả năng chạm tới tất cả mọi nơi.

Con người là sinh vật duy nhất có khả năng sử dụng ngôn từ và điều này cho phép chúng ta điều chỉnh bước sóng của mình đồng điệu với tất cả và bất cứ điều gì tồn tại trong vũ trụ nảy. Vả điều đó xảy ra tức thì. Ngôn từ và ý nghĩ của chúng ta có thể đi tới mọi nơi và mọi người ngay lập tức khi chúng được phát ra.

Những trải nghiệm và sự tình cờ không thể giải thích nổi đã phổ biến đến mức chúng ta không thể bỏ qua. Có lẽ bạn đã từng mơ về ai đó và sau này phát hiện ra là họ đã mất. Có lẽ bạn đã từng nghĩ tới ai đó trong quá khứ và rồi bạn nhận được một cuộc điện thoại từ người đó. Điều này xảy ra với tất cả chúng ta. Vả nguyên nhân của hiện tượng này có thể được tìm thấy trong sự rung động của ý nghĩ.

Có một lần, tôi đã tiến hành thí nghiệm dưới đây. Tôi đổ đầy nước từ vòi ở văn phòng tại Tokyo của mình vào một chiếc bình, rồi đặt nó trên bản. Vì nguồn nước này là từ hệ thống công trình nước của thành phố và có chứa clo nên nỗ lực tạo tinh thể từ nước đã không thành.

Sau đó, tôi nhờ tới sự giúp đỡ của 500 người ở khắp Nhật Bản. Vào ngày đã hẹn trước, họ cùng một lúc gửi những ý nghĩ tích cực để làm trong sạch nước trong bình trên bàn tôi và rồi gửi thông điệp “Cám ơn” tới chỗ nước ấy.

Đúng như mong đợi, nước đã biến đổi và có thể hình thành những tinh thể xinh đẹp. Nước có clo trong vòi đã biến thành nước tinh khiết.

Làm sao điều này lại có thể xảy ra được? Tôi nghĩ bạn biết câu trả lời. Những ý nghĩ và ngôn từ của 500 người đã chạm được tới nước, bất chấp những biên giới về không gian và thời gian.

Và cũng theo cách đó, những rung động trong suy nghĩ của bạn ở chính thời điểm này cũng đang tạo ra một tác động nhất định lên thế giới. Khi hiểu được điều này, bạn cũng có thể nhận ra rằng bạn vốn đã nắm trong tay mình tất cả những chìa khóa bạn cần để thay đổi cuộc đời mình.

Bất hạnh cũng có giá trị

Chúng ta có thể học được một điều khác về hạnh phúc từ khía cạnh hado: Cuộc sống hoàn toàn không phải là niềm hạnh phúc. Còn sự sống thì sẽ còn nỗi buồn. Tất cả những hy vọng cao vời của chúng ta có thể dễ dàng bị sụp đổ, nhưng có một cách nhìn khác về vấn đề này là nhận ra rằng bất hạnh là một lối nhỏ trên con đường dẫn tới hạnh phúc.

Chúng tôi để cho nước tiếp xúc với từ “Hạnh phúc” và “Bất hạnh”. Đúng như mong đợi, nước tiếp xúc vói từ “Hạnh phúc” hình thành những tinh thể tròn tuyệt đẹp hình, trông như một chiếc nhẫn quý. Nhưng còn các tinh thể hình thành từ nước tiếp xúc với từ “Bất hạnh” thì sao? Chúng tôi chờ đợi sẽ thấy những tinh thể méo mó và rạn vỡ, nhưng chúng là lại những tinh thể lục giác tuyệt đẹp trông như bị cắt làm đôi. Trông như thể nước đang gắng sức để hình thành các tinh thể. Như vậy, có vẻ là bất hạnh không thực sự trái ngược với hạnh phúc. Bất hạnh, trên thực tế, là quá trình cần có để tạo ra hạnh phúc.

Hạnh phúc và bất hạnh giống như hai đầu của một sợi dây thừng và đôi khi bạn cầm một đầu của sợi dây và mọi thứ đều thuận theo ý bạn, còn những lúc khác, bạn cầm đầu kia của sợi dây và chẳng có gì vừa ý bạn cả.

Cuộc đời là thế. Chúng ta đều muốn ngày nào cũng được hạnh phúc và không bao giờ phải trải qua nỗi buồn. Như thế thì thật phi tự nhiên làm sao! Như những làn sóng dâng lên rồi rút xuống, nếu nước không bao giờ rơi thì nó sẽ chẳng bao giờ có thể bay lên hay chảy về phía trước được.

Mỗi niềm hạnh phúc trong đời đều có một mặt khác nữa. Khi bạn đang yêu, mỗi ngày đều tràn đầy những dự tính và niềm vui, nhưng để đồng hành vói một người khác trong cuộc sống của mình, có thể bạn sẽ phải hy sinh thời gian rảnh rỗi, tiền bạc và không gian của mình. Và bạn có thể gần như chắc chắn rằng sau mỗi trận cãi vã, bạn sẽ thấy mình đang nghĩ rằng thà cứ cô đơn còn tốt hơn. Sự hãnh diện khi bạn mua được chiếc xe vẫn hằng mong ước chỉ kéo dài theo chính chiếc xe mà thôi. Mỗi vết xước sơn mới và mỗi lần rút tiền ra bảo dưỡng xe lại bào mòn đi chút ít niềm hạnh phúc ban đầu trong bạn.

Bạn không bao giờ có thể chỉ nắm một mặt của đồng xu. Nếu muốn tìm kiếm hạnh phúc, bạn phải sẵn sàng chấp nhận những gì đến cùng với nó. Đó chính là định mệnh của tất cả mọi người sống trên thế giới này.

Nhưng chúng ta vẫn có thể có hy vọng và mong đợi ở tương lai. Trên thực tế, bạn có nghĩ rằng bạn có thể có hy vọng nếu mọi thứ xảy ra đúng như bạn mong muốn không? Bạn có khả năng có được hạnh phúc bất kể điều gì xảy đến vào bất cứ lúc nào hoản toàn phụ thuộc vào những điều xảy ra trong tim bạn.

Một trái tim biết hàm ơn là con đường đi tới hạnh phúc

Vì sao mọi người sống trên cuộc đời này và kiếm tìm hạnh phúc? Chó và mèo cũng đi tìm thức ăn và sự thoải mái, nhưng chắc chắn là chúng không phải trải qua tất cả những rắc rối mà con người phải trải qua trong cuộc tìm kiếm hạnh phúc không ngừng nghỉ của mình. Tôi đoán chừng điều đó xảy ra vì chúng ta là những sinh vật duy nhất có thể bắt nhịp bản thân với hado hạnh phúc.

Nhiều năm về trước, tôi có một cuộc trò chuyện với tiến sĩ Ravi Batra – một nhà kinh tế học quốc tế nổi tiếng – và ông đã nói những điều ăn sâu vào trí óc tôi:

Vì sao anh nghĩ con người không ngừng tìm kiếm hạnh phúc? Vì con người chúng ta có mối liên hệ với một sự tồn tại vĩnh hằng. Nhưng nhiều người trong chúng ta phạm phải một sai lầm rất nghiêm trọng: Chúng ta đặt ra các điều kiện cho hạnh phúc dựa trên danh vọng và giàu có, những khoái lạc trong chốc lát, những điều thật hạn chế và không ngừng biến động.

Có những người giàu hơn cả tưởng tượng của chúng ta, ấy vậy mà họ vẫn muốn có nhiều hơn nữa trong khi cố gắng đến tuyệt vọng để tìm kiếm hạnh phúc. Lý do cố gắng ấy rơi vào tuyệt vọng là vì họ đang đi tìm hạnh phúc vô biên trong những đồng tiền và sự giàu có hạn hẹp.

Trừ khi có thể trở thành người bất tử, chúng ta sẽ không bao giờ tìm được hạnh phúc thực sự. Điều này đòi hỏi chúng ta phải nâng cao nhận thức của mình.

Tất cả những gì có thể được nhìn thấy bằng mắt đều thuộc về thế giới hữu hạn này. Sớm muộn gì thì những cạm bẫy vật chất cũng sẽ chấm dứt và chừng nào chúng ta còn định nghĩa hạnh phúc của mình theo cách đó, trái tim chúng ta sẽ vẫn cứ luôn cảm thấy trống rỗng.

Tất nhiên, tôi hiểu rằng gạt tất cả những ước vọng sang một bên là điều không thể và thậm chí cũng không nên. Trên thực tế, khát khao không phải là thứ ngăn chúng ta tìm kiếm hạnh phúc. Một lượng khát khao thích hợp là cần thiết để khuyến khích mọi người cố gắng vì điều gì đó tốt đẹp hơn và đó cũng chính là điều khiến xã hội loải người có thể tiến lên tới tầm mức hiện tại. Vấn đề phát sinh khi chúng ta trở thành nô lệ cho khát vọng của mình. Xã hội hiện đại vận hành dựa trên khả năng khuấy động ước vọng trên phạm vi rất rộng lớn.

Tìm kiếm hạnh phúc trong một xã hội được thiết lập nên từ những khát khao không thể thỏa mãn thật không dễ dảng chút nào. Vậy thì chúng ta cần làm gì để thoát khỏi những mong muốn bất tận và tìm thấy hạnh phúc? Câu trả lời là hãy mang một trái tim tràn đầy lòng biết ơn.

Hơn bao giờ hết, chúng ta sống ở thời đại mả tình yêu và sự trân trọng thực sự cần thiết. Vả tôi nghĩ tỉ lệ hợp lý của sự trân trọng và tình yêu là 2:1 – tỉ lệ chính xác của hidro và oxy trong phân tử H2O.

Chúng tôi đã được thấy các từ ngữ biểu hiện sự trân trọng và yêu thương mang lại những tinh thể đẹp không tả xiết như thế nào. Chúng ta có thể cám ơn cuộc đời và cám ơn sự tự do được đi lại của mình.

Khi bạn bắt nhịp tâm hồn mình với hado trân trọng và yêu thương, một giọt nhỏ hạnh phúc sẽ gieo vào tim bạn và lan rộng ra khắp cơ thể. Điều này sẽ kết nối bạn với sự rung động của hạnh phúc và hạnh phúc sẽ trở thành một phần trong cuộc sống hàng ngày của bạn. Đó là bí quyết để tìm kiếm hạnh phúc ngay bây giờ, dù bạn đang ở đâu.

Thế giới vô hình của hado

Các tinh thể nước chỉ là một khía cạnh hay một mặt của vũ trụ. Nước thay đổi vẻ ngoài của mình theo ý muốn khi nó cố gắng nói với chúng ta về sự hình thành của vũ trụ. Tự bản thân nó là một thế giới tạm thời được hình thành trong một môi trường khốc liệt.

Chúng ta có thể nhìn sâu vào thế giới tạm thời này khi nhìn vào những bức ảnh tinh thể. Để chụp được ảnh, chúng tôi thu thập nước và đặt các giọt vào 50 chiếc đĩa Petri1. Sau đó, chúng tôi làm lạnh những giọt nước này ở -25oC và giữ cho chúng lạnh từ hai đến hai tiếng rưỡi, trong suốt thời gian đó, chúng hình thành những cụm băng nhỏ tròn. Rồi chúng tôi nhìn vào băng ở nhiệt độ -5oC với độ phóng đại ở mức 200 lần. Các tinh thể chỉ xuất hiện hai phút dưới kính hiển vi. Trong suốt thời gian đó, những tinh thể nước li ti hình thành các dạng hình lục giác và rồi tan chảy nhanh như khi chúng xuất hiện.

1 Đĩa Petri là một loại đĩa bằng thủy tinh hoặc chất dẻo dạng hình trụ có nắp đậy mà các nhà sinh vật hoc sử dụng để nuôi cấy tế bào hay những cây rêu nhỏ. Nó được đặt theo tên của nhà vi khuẩn hoc ngươi Đức Julius Richard Petri vì ông là ngươi phát minh ra loại đĩa này.

Chỉ trong vài khoảnh khắc quý báu, cánh cửa tói một chiều không gian mới đã mở ra, trao cho chúng ta một cái nhìn thoáng qua về một thế giới kỳ ảo. Những người được thấy các bức ảnh của những tinh thể này đều bị vẻ đẹp kỳ diệu của chúng mê hoặc. Giống như chiếc kính vạn hoa mà khi nhỏ ta vẫn chơi, đột nhiên chúng ta bị cuốn vào một thế giới khác, dù chỉ trong một khoảnh khắc ngắn ngủi.

Thế giói mà chúng ta bước vào là thế giới vô hình của sự rung động, hay hado. Có ba từ khóa rất có ích để hiểu được hado. Từ thứ nhất là tần số. Toàn bộ thế giới này đang rung động ở một tần số cụ thể và duy nhất. Tần số có thể được mô phỏng dưới dạng sóng một cách dễ dàng nhờ các máy lượng tử. Tất cả các chất đều có tần số giống như các hạ nguyên tử. Điều này có nghĩa là bên cạnh việc nhận định xem cái gì đó là một cơ thể sống hữu cơ hay một chất vô cơ, cái gì đó ta có thể sờ thấy hay nhìn thấy, mọi thứ đều đang rung động và rung động ở một tần số duy nhất và riêng biệt. Nhưng đó vẫn chưa phải là tất cả, với những lời chúng ta nói, những từ chúng ta viết, các bức vẽ và các bức ảnh cũng đều phát ra tần số của riêng chúng.

Có thể bạn đã được nghe nói về những người mù có khả năng “thấy” màu sắc. Khi họ cầm cái gì đó trong tay, họ có thể cảm nhận được màu sắc. Họ biết vật đó có màu ấm hay lạnh, đậm hay nhạt. Cũng giống như cách chúng ta cảm nhận nhiệt độ và hình dáng của một vật thể, những người này có thể cảm nhận được màu qua da. Mỗi mảu sắc lại phát ra một tần số riêng và họ cảm nhận được tần số đó.

Với các từ được viết ra cũng vậy. Theo các nguồn tin, những người có năng lực tâm linh có thể đọc một từ bằng cách chạm vào nó trong khi họ đang nhắm mắt, có người còn nói họ có thể đọc thư vẫn còn dán kín trong phong bì. Nếu xét tới khái niệm về hado, bạn sẽ thấy rằng hiện tượng này có lẽ không chỉ là một trò ảo thuật.

Nhưng vì sao sự hình thành các tinh thể lại bị ảnh hưởng bởi một từ được viết trên một mảnh giấy và đặt xung quanh một chén đựng nước trong mấy tiếng đồng hồ, hay một bức ảnh đặt bên dưới chén trong 24 tiếng? Tôi tin rằng câu trả lời là nước có khả năng cảm nhận hado từ nguồn phát ra và ghi nhớ nó.

Từ thứ hai giúp ích cho việc hiểu về hado là cộng hưởng. Sự cộng hưởng có thể xảy ra khi có nguồn phát và nơi nhận thông tin hado. Ví dụ như bạn gọi điện cho một người mà bạn đang muốn trò chuyện. Trừ khi người đó nhấc ống nghe lên, sẽ chẳng có cuộc đối thoại nào hết. Không có nơi tiếp nhận, thông tin không thể được gửi đi. Trong tiếng Nhật có câu aun no kokyu, hay “hít vào và thở ra,” nghĩa là trạng thái đồng điệu tinh tế diễn ra khi chúng ta đồng thời làm gì đó. Điều này liên quan tới quan hệ giữa bên gửi và bên nhận.

Khi có một sự trùng hợp trong rung động, sự cộng hưởng xảy ra. Chúng ta có thể quan sát hiện tượng cộng hưởng trong một số lĩnh vực của cuộc sống hàng ngày. Ví dụ, nếu bạn cảm thấy ghét cay ghét đắng ai đó, rất có thể người đó cũng cảm thấy như thế về bạn. Tương tự, nếu bạn có cảm giác tích cực về ai đó, người đó sẽ cảm nhận được những tình cảm này ngay cả khi bạn không thể hiện chúng. Những điều chúng ta cảm thấy trong tim mình sẽ được người khác tiếp nhận một cách thật kỳ lạ.

Từ thứ ba giúp ích cho việc hiểu về hado là sự tương đồng. Thế giới vĩ mô mà chúng ta biết là một biểu tượng, một sự mở rộng của thế giói vi mô. Chín hành tinh quay quanh hệ Mặt trời là phiên bản mở rộng của các electron chuyển động xung quanh hạt nhân nguyên tử và những gì đang xảy ra trong cơ thể con người là mô hình thu nhỏ của những điều đang xảy ra trong tự nhiên vĩ đại.

Chúng ta cũng có thể nói rằng đây là một mặt của thuyết phân dạng1. Khi nhìn vào một cái cây, bạn có thể thấy rằng cách đầu các cành phân nhánh và tỏa ra rất giống với cách cành đầu tiên phân nhánh và tỏa ra. Nói cách khác, bởi cây được hình thành theo cùng cách với các cành, cái cây tạo thành một cái bóng duy nhất, điều này đôi khi được gọi là cấu trúc phân dạng. Cấu trúc phân dạng có thể được nhìn thấy ở nhiều khía cạnh khác nhau của tự nhiên: trên bờ biển, trong những gợn sóng của dòng sông và trong sự hình thành các đám mây.

1 Phân dạng: Một phân dạng (còn được biết đến là fractal) là một vật thể hình hoc thương có hình dạng gấp khúc trên moi tỷ lệ phóng đại và có thể được tách ra thành từng phần, mỗi phần trông giống như hình tổng thể, nhưng ở tỷ lệ phóng đại nhỏ hơn.

Trường hợp của các tinh thể nước cũng vậy. Vì sao các tinh thể nước lại hình thành các hình lục giác? Khi các phân tử nước hợp lại, dạng lục giác là ổn định nhất. Tất nhiên, những cấu trúc lục giác như thế đều quá nhỏ để nhìn thấy được bằng mắt thường, nhưng khi những cấu trúc nhỏ này hợp lại với nhau, chúng tạo thành một hình lục giác lớn hơn. Nói cách khác, sự sắp xếp của các phân tử quá nhỏ để nhìn thấy được bằng mắt và sự hình thành của các tinh thể mà chúng ta có thể thấy qua kính hiển vi thì tuân theo cấu trúc phân dạng.

Như vậy, nhờ quan sát thế giới vi mô, chúng ta có thể nâng cao hiểu biết của mình về thế giới vĩ mô; tương tự, bằng cách quan sát các hiện tượng vĩ mô, chúng ta có thể học hỏi thêm về thế giới vi mô.

Ba từ khóa này – tần số, cộng hưởng và tương đồng – sẽ giúp bạn hiểu hơn về hado. Một khía cạnh quan trọng khác về hado là dòng chảy. Đức Phật – biết rằng dòng chảy là nguyên tắc cơ bản của vũ trụ – nói rằng vạn vật thay đổi liên tục và không có gì là vĩnh hằng. Nước là một minh họa tốt cho điều nảy, Nước luôn luôn trôi chảy cùng cuộc sống, thanh lọc những thứ nó gặp trong cuộc hành trình của mình. Nó mang theo mình chất dinh dưỡng cần thiết để duy trì sự sống, đồng thời cũng cuốn đi những dơ bẩn, ô uế, trao sự sống cho thế giới.

Cuộc sống cũng chảy cùng dòng chảy của nước. Ngay cả cuộc sống của bạn cũng nằm trong dòng chảy bất tận của nước. Thực tế, ngay cả chu kỳ sống và chết cũng tuân theo nguyên tắc đơn giản nảy. Lưu thông là quy luật của tự nhiên.

Nhưng có một sinh vật khăng khăng đòi phá bỏ quy luật này của tự nhiên: loải người. Khát khao muốn sở hữu nhiều hơn nữa, lòng kiêu hãnh và sự bảo thủ của hệ tư tưởng này so với hệ tư tưởng khác đều góp phần chặn dòng chảy lại. Đây là nguyên nhân của rất nhiều vấn đê mả chúng ta thấy mình đang phải đối mặt trong giai đoạn phức tạp nảy. Chiến tranh sinh ra lòng tham, bi kịch sinh lòng thù ghét, ô nhiễm sinh ra sự thờ ơ. Đây chính là những méo mó hay giam hãm những phương thức tự nhiên của thiên nhiên.

Rất nhiều vấn đề mà chúng ta thậm chí còn chưa bắt đầu giải quyết, đòi hỏi phải có giải pháp thận trọng và hành động quyết liệt. Và chúng ta làm gì để có được những giải pháp đó? Câu trả lời là sự lưu thông. Đây là chìa khóa mà chúng ta cần để mở cửa xả cho một ngày mới đối với nhân loại – tìm kiếm hạnh phúc, nhân rộng tình yêu, khôi phục hòa bình và bảo vệ viên ngọc quý Trái đất. Tất cả đều bắt đầu với lưu thông và chính nước sẽ chỉ đường cho chúng ta. Xin mời bạn bắt đầu cuộc hành trình:

Hãy lắng nghe thật kỹ. Hãy- lắng nghe tiếng nói của nước.

Và đắm mình trong thế giớikỳ ảo tạo nên từ những tinh thể nước.

Một ngày nào đó chúng ta sẽ trở về với nước và trở thành một phần của dòng chảy tự nhiên.

Ngập tràn kinh ngạc, trái tim và từng bước chân của bạn sẽ được soi sáng.

Một xúc cảm như thế sẽ mở ra cho bạn cảnh tượng đẹp nhất mà bạn từng thấy.

Không cần phải chống lại dòng chảy.

Không cần phải sợ hãi vì tuôn về phía trước.

Và lý do bạn chính là nước.

Chương 2: 

Giai điệu chữa lành của nước

Nếu bạn thấy mình đang buồn bã, mệt mỏi vì làm việc quá tải hay khó chịu vì một lời nói hay hành động khiếm nhã, tôi khuyên bạn nên thử việc này: Hãy chỉ ngắm nhìn nước. Hãy đi tới bờ ao gần đó hay một dòng suối và chăm chú nhìn vào những làn sóng nhẹ nhàng phản chiếu ánh Mặt trời. Nếu trời đang mưa, hãy tìm một vũng nước nhỏ và ngắm những hạt mưa tạo thành những vòng tròn hết ẩn lại hiện. Hoặc khi bạn đang rửa bát trong bồn, hãy nhìn chăm chú vào những khối hình được tạo thành khi ánh sáng từ cửa sổ hòa vào dòng nước đang ảo ảo chảy xuống.

Tôi khuyên bạn làm điều này vì bạn khám phá ra rằng nước đưa bạn đến một thế giới khác, nơi bạn sẽ cảm thấy nước trong mình đang được gột sạch; bạn sẽ có thể trở về với con người thực sự của mình. Chỉ là trong chốc lát bạn đã quên mất mình chính là nước. Khi bạn để nước nhẹ nhàng chảy ra tâm trí và cơ thể, nó sẽ chữa lành cho bạn từ nơi sâu thẳm nhất.

Dòng chảy của nước có rất nhiều điều để truyền dạy cho chúng ta. Thực tế, sống là trôi chảy. Dường như nước trong cơ thể bạn có khát khao được tuôn chảy. Cũng như vậy, tâm hồn cũng cần được tuôn chảy. Khi tâm hồn được phép tuôn chảy, bạn cảm thấy trút được một gánh nặng khỏi cơ thể, vì tâm hồn và cơ thể chính là hai mặt cùng tồn tại trong bạn.

Nếu bạn từng bị xúc phạm, hãy tha thứ cho người đã xúc phạm bạn. Và nếu bạn cảm thấy nặng nề vì chính sự công kích của mình với người khác, hãy tha thứ cho bản thân. Sự tha thứ mở ra con đường giúp bạn được tuôn chảy tự nhiên và tự do về phía tương lai.

Vũ trụ nắm giữ một sức mạnh tiềm ẩn dành cho bạn trong mỗi giây phút cuộc đời trôi qua. Bạn hãy cởi mở để những điều tốt đẹp ấy tuôn chảy về phía bạn, để bạn sẽ có thể vươn ra đón nhận một tương lai tuyệt vời. Nếu bạn không thể vực dậy một trái tim tan vỡ dù đã cố gắng đến đâu, điều cuối cùng bạn có thể làm là trở lại và thay đổi quá khứ. Nhưng luôn luôn có khả năng dòng chảy của cuộc đời sẽ đưa bạn tới một nơi tuyệt vời hơn cả những điều bạn đã từng hy vọng. Mỗi giây của cuộc đời là một ngã tư mới với những khả năng mới. Nếu nhận ra được điều này, bạn có thể giải phóng mình khỏi những gánh nặng, bạn sẽ thấy những vấn đề của mình mới nhỏ bé làm sao và bạn sẽ không còn bị trói buộc vào quá khứ nữa.

Nước dạy chúng ta cách sống, cách tha thứ, cách tin tưởng. Nếu bạn lắng tai nghe các cơ hội trong cuộc đời, ngay lập tức, bạn sẽ có thể nghe thấy âm thanh của làn nước trong lành chảy qua cơ thể bạn, ngay cả trong lúc này. Đó là âm thanh của cuộc đời bạn – một giai điệu chữa lành.

Nước là một phần nhịp điệu cuộc sống

Nước chảy trong chúng ta là một phần của nước chảy ngoài tự nhiên và một phần của nhịp điệu cuộc sống đang rộn ràng trong toàn vũ trụ.

Ở châu Âu và các khu vực khác trên thế giới, từ lâu, người ta đã nói rằng Mặt trăng thống trị nước. Thủy triều chịu ảnh hưởng trực tiếp bởi chuyển động của Mặt trăng. Có lẽ những đợt thủy triều lên và xuống là phản ứng dễ nhận thấy nhất của Mặt trăng, nhưng sự sống được tìm thấy ở đâu thì ở đó chắc chắn có mối liên hệ với chuyển động của Mặt trăng. Con trai cảm nhận được lực hút của Mặt trăng và mở vỏ ra vào lúc thủy triều lên cao. Chu kỳ sinh sản của nhím biển ăn khớp hoàn toàn với chu kỳ của Mặt trăng. Và chim mòng biển hầu như luôn vào bờ đẻ trứng vào đêm trăng tròn, vì nhiều lý do khác ngoài việc ánh sáng được tăng cường.

Chúng ta không thể cho rằng cơ thể con người, với 70% là nước, lại là một ngoại lệ. Bà đỡ nào cũng sẽ xác nhận với bạn rằng vào kỳ trăng tròn, có nhiều trẻ em chào đời hơn. Chu kỳ kinh nguyệt của phụ nữ cũng tuân theo thời gian tính theo Mặt trăng. Nhiều người có trực giác nhạy bén nói rằng họ được tiếp năng lượng vào những đêm trăng tròn. Năng lượng trăng tròn được liên hệ với sự điên dại và những câu chuyện về người Sói. Thập chí cả từ lunatic (mất trí) cũng bắt nguồn từ từ lunar (Mặt trăng).

Hoàn toàn hợp lý khi hầu hết các nền văn hóa cổ đại trên thế giới dều sử dụng lịch Mặt trăng để đo lường thời gian. Lịch Mặt trăng – hòa hợp gần gũi với chu kỳ cuộc sống – là một công cụ quan trọng để lên kế hoạch thu hoạch mùa màng. Khi nhịp điệu của chúng ta đồng điệu với chuyển động của Mặt trăng, chúng ta có thể bắt nhịp dễ dàng hơn với dòng chảy của nước bên trong mình. Điều này chẳng là gì khác ngoài sống theo nhịp điệu mà tự nhiên đang chơi. Đó cũng là một phần trí tuệ gần như đã bị đánh mất ở con người hiện đại.

Tương tự như lịch Mặt trăng là lịch 13 tháng mà người Maya sử dụng, lịch này có đôi chút khác biệt với lịch Mặt trăng. Tôi được biết về tiến sĩ Jose Arguelles và vợ ông – Lloydine, những người đã lấy việc in các bản copy của loại lịch này và phổ biến việc sử dụng nó ra toàn thế giới làm sứ mệnh của mình. Họ tin rằng nếu lịch này được sử dụng trên toàn cầu thì con người sẽ bắt đầu sống trong nhịp điệu của tự nhiên, nhờ đó mở ra con đường dẫn tới giải pháp cho rất nhiều vấn đề mà xã hội hiện đại đang phải đối mặt.

Theo loại lịch này, năm mới bắt đầu vào ngày 26 tháng Sáu. Khi 365 ngày của năm được chia thành 28 phần – số ngày trong một tháng, bạn sẽ có 13 tháng và một ngày dôi ra. Trong lịch của người Maya, ngày dôi ra của năm được gọi là “ngày phi thời gian”. Trong ngày hôm đó, tất cả các công việc sẽ được bỏ qua một bên, những lời cầu nguyện được cất lên và của sự phồn vinh được ngợi ca qua tiếng cười và điệu múa.

Mặc dù việc đổi sang dùng lịch lấy Mặt trăng làm cơ sở có thể không được thực tế và không phải ai cũng muốn như vậy, nhưng chúng ta vẫn có thể bắt nhịp với Mặt trăng và nhịp điệu cuộc sống theo cách của mình. Cơ thể con người chính là một vũ trụ thu nhỏ. Bắt nhịp với vũ trụ thu nhỏ này cho phép chúng ta trải nghiệm trọn vẹn năng lượng tuôn chảy từ vũ trụ. Khi chúng ta hòa làm một với vũ trụ, ta sẽ khám phá ra sự giản đơn và thanh thoát mà nó vốn là mục đích của cuộc đời chúng ta và cũng là điều vốn dành cho chúng ta.

Trên thế giới này, có rất nhiều người đi tìm kiếm sự hàn gắn bên trong và rất có thể trong đó bao gồm cả bạn nữa. Có lẽ vì môi trường chúng ta đã tạo ra cho mình tiến triển quá nhanh chóng và giờ đây, chúng ta thấy mình giữa một thế giới đau thương và mệt mỏi do chính mình tạo ra. Làm thế nào ta cứu được mình khỏi thế giới đó? Hãy lắng nghe giai điệu tuôn chảy từ thế giới quanh bạn. Khi cảm nhận được nhịp điệu đó chảy trong làn nước đang góp phần mang lại sự sống cho mình, bạn sẽ hòa làm một với các tinh thể nước. Đây là cuộc đời mà rất nhiều người trong chúng ta đang tìm kiếm. Đó là cảm giác chữa lành mà chúng ta biết sâu thẳm trong tâm hồn, nó đang chờ đợi chúng ta. Ai cũng đang tìm kiếm sự cứu rỗi.

Âm nhạc – một năng lượng chữa lành

Alan Roubik là một nghệ sĩ dương cầm người Mỹ – người đã đặt nền tảng cho sự nghiệp âm nhạc của mình trên nguyên tắc âm nhạc có khả năng chữa lành. Bên cạnh việc là một nghệ sĩ, Alan còn là một nhà sản xuất âm nhạc cho các chương trình quảng cáo trên truyền hình và các bộ phim, ông cũng có công ty thu âm riêng của mình. Sự trong lành trong tiếng dương cầm của ông quả là có một không hai: Rất nhiều thính giả nói rằng họ cảm thấy cơ thể mình trở nên trong suốt khi nghe nhạc của ông.

Khi còn là một cậu bé, Alan đã trải qua một trải nghiệm mà qua đó, ông tin rằng âm nhạc có sức mạnh chữa lành và từ đó, ông đã lấy việc soạn nhạc để chữa lảnh làm nền tảng cho sự nghiệp của mình. Ở tuổi lên ba, ông đã là một thần đồng và bắt đầu chơi đàn organ, từ năm lên chín tuổi, ông tập trung vào đàn dương cầm và việc sáng tác, biểu diễn. Nhưng năm ông 10 tuổi, cuộc đời ông đột ngột thay đổi. Dây thần kinh trụ trên cánh tay phải của ông bị tổn thương trong một giờ thể dục ở trường, khiến việc cử động ngón tay trở nên cực kỳ đau đớn và gần như là không thể.

Ông không thể chơi dương cầm trong vài tháng. Các cơ trên ngón tay ông bắt đầu yếu đi. Dường như con đường tới tương lai của ông đột nhiên trở thành một ngõ cụt không lối thoát và nhận thức rằng rất có thể ông sẽ phải từ bỏ âm nhạc – điều ông yêu say đắm, khiến ông chìm sâu trong tuyệt vọng. Ông cố gắng nghĩ về những tương lai khác, nhưng lúc nào ông cũng thấy mình ngồi trước cây đàn dương cầm.

Và rồi một ngày nọ, có lẽ là trong cơn tuyệt vọng cùng cực, ông đặt tay lên phím đàn và để tất cả những gì chất chứa trong tim được trào ra. Alan nói rằng thứ ông cảm thấy ở giây phút ấy là điều gì đó giống như hạnh phúc nơi ngón tay mình. Ông có thể cảm thấy năng lượng sống đang tuôn chảy và sự cộng hưởng giữa tiếng đàn và chuyển động của những ngón tay ông.

Tay của Alan dường như hồi phục gần như ngay lập tức và chẳng bao lâu sau ông đã có thể chơi tốt như trước kia – thậm chí còn hay hơn.

Tôi gặp Alan lần đầu vào năm 1995 qua sự giới thiệu của một nhà khoa học, người đã sáng chế ra máy Phân tích cộng hưởng từ (Magnetic Resonance Analyzer – MRA) – một thiết bị đo hado có khả năng đo được các rung động cực nhỏ. Khi phối hợp với nhà khoa học này, chúng tôi đề nghị Alan sáng tác một bản nhạc thể hiện sức mạnh chữa lành của hado. Chúng tôi muốn có loại âm nhạc chữa lành có thể tăng cường hệ thống miễn dịch của cơ thể.

Khi bản phối được hoàn thành và ghi lại, chúng tôi để cho nước tiếp xúc với nó và đúng như mong đợi, các tinh thể hình thành từ nước đẹp và vô cùng tinh tế – nét đặc trưng của đặc tính chữa lành.

Khi chúng tôi cho Alan xem các tấm ảnh tinh thể, ông nói rằng ông rất kinh ngạc khi thấy tất cả các tinh thể hình thành đều giống hệt hình ảnh ông nhìn thấy trong tâm trí khi sáng tác bản nhạc này.

Alan là một trong số rất nhiều nghệ sĩ nhận ra rằng âm nhạc là một dạng thức chữa trị. Nhưng chúng ta cũng biết rằng âm nhạc cổ điển, nhạc Jazz và nhạc dân gian từ khắp nơi trên thế giới cũng có khả năng chữa lành theo cách riêng của chúng.

Tôi cho nước nghe nhạc cổ điển của các nhà soạn nhạc khác nhau và rồi chụp ảnh các tinh thể tạo thành. Rồi chúng tôi lấy chỉ số đo lường hado của các bức ảnh bằng thiết bị MRA. Kết quả cho thấy hado – về tinh thần và thể chất – có tiếp nhận ảnh hưởng từ âm nhạc. Tôi có chia sẻ một số kết quả này trong cuốn Sức mạnh thực sự của nước. Sau đây là hai khám phá nữa:

Bản Ride of the Valkyries của Wagner.

Hado cảm xúc: Thương thân

Hado thể chất: Sự khuây khỏa của nỗi đau gián tiếp

Bản Prelude to “The aíternoon of a Faun”:

Hado cảm xúc: Căng thẳng vì môi trường xung quanh

Hado thể chất: Giảm bớt và ngăn chặn các vấn đề về lưng

Hàm ý của tất cả những điều này là âm nhạc có khả năng dẫn dắt chúng ta trên con đường chữa lành. Có vẻ như điều này đặc biệt đúng với nhạc cổ điển – thứ âm nhạc đã vượt qua thử thách của thời gian. Khi nước được tiếp xúc với loại nhạc này, nghiên cứu của tôi đã phát hiện ra rằng nước trở nên giàu năng lượng và các tinh thể xinh đẹp sẽ được hình thành.

Âm nhạc còn đại diện cho thời đại và môi trường mà nó được sáng tác. Nếu nhìn vào những thời kỳ khác nhau của lịch sử, bạn sẽ thấy rằng các giai điệu khác nhau đều có các thể loại âm nhạc đặc trưng nhất định. Sở dĩ như vậy là bởi các dạng và mức độ căng thẳng của xã hội ấy phải trải qua sự thay đổi cùng thời gian và cần được chữa lảnh. Điều này dẫn đến sự sáng tạo trong âm nhạc đồng điệu với tần số phổ biến trong xã hội.

Hãy nghĩ đến thể loại nhạc Jazz ra đời ở New York từ những năm 1940. Toru Yazawa – một thành viên của một ban nhạc nổi tiếng ở Nhật được biết đến với cái tên Alice – từng chia sẻ với tôi một câu chuyện nhỏ về nhạc Jazz.

Jazz bắt nguồn từ các bản nhạc blue được người Mỹ gốc Phi chơi và hát. Khi loại nhạc này được kết hợp với ban kèn đồng của New Orleans, kết quả là một thể loại nhạc mạnh mẽ và tự do được gọi là Jazz New Orleans. Nhạc Jazz ở thời kỳ này phần lớn là các giai đoạn ba đoạn đơn giản, đó chính là lý do vì sao nó lại đơn giản và vui tươi.

Theo thời gian, trung tâm nhạc Jazz chuyển về New York và trong những năm cuối cùng của Thế chiến thứ hai, một hình thức nhạc Jazz mới gọi là nhạc Jazz hiện đại bắt đầu xuất hiện. Nhạc Jazz hiện đại có các hợp âm phức tạp hơn các âm thanh mà bình thường sẽ tạo thảnh một tiếng gầm được phối hợp, rồi những âm thanh khác lại chồng lên nhau, tạo ra một cảm giác mới mẻ, bừng sáng một cách độc đáo của nhạc Jazz hiện đại.

Trong suốt thời gian đó, thành phố New York cũng như toàn nước Mỹ đang phải trải nghiệm một trạng thái bứt rứt, lo lắng vì sự xuất hiện của Liên bang Xô Viết và những kẻ thù đáng sợ khác, tạo nên một áp lực dẫn tới cuộc các chiến tranh ở Triều Tiên và Việt Nam. Những người sống ở New York vào thời điểm đó phải trải qua một dạng căng thẳng chưa từng ai biết đến. Có lẽ, thứ âm nhạc đơn giản hơn (ba hợp âm) là điều cần thiết để hàn gắn những mối quan hệ con người đơn giản hơn, trong khi thứ âm nhạc phức tạp hơn lại cần thiết để hàn gắn những mối quan hệ phức tạp hơn. Nói một cách đơn giản, âm nhạc, bên cạnh việc là một môn nghệ thuật và giúp giải trí, hơn tất cả, nó còn là một hình thức chữa lành.

Chữa lành với Hado

Như tôi đã đề cập trong cuốn Sức mạnh thực sự của nước, tôi đặc biệt quan tâm tới lĩnh vực y học hado.

Y học hado tập trung vào nguyên nhân ngầm ẩn của các triệu chứng bệnh, ngược lại với thông lệ y học vẫn yêu cầu chúng ta phải uống thuốc hay trải qua phẫu thuật để xử lý các triệu chứng bệnh. Y học hado làm việc với rung động riêng biệt của chính căn bệnh. Tôi có thể nói chắc chắn rằng rồi sẽ đến ngảy y học hado được chấp nhận rộng rãi. Ngày nay, phần lớn mọi người đi tới cửa hàng thuốc để tìm giải pháp cho những căn bệnh nhẹ của mình, nhưng có lẽ sẽ có ngảy thay vì nhận được một đơn thuốc, chúng ta sẽ nhận được một đơn nhạc để điều trị căn bệnh đang hành hạ mình. Một ngày như thế có thể sẽ không còn xa như bạn nghĩ.

Tất cả các triệu chứng bệnh đều rung động ở một tần số riêng. Bằng việc biết tần số đó, người ta sẽ có thể trùm lên bước sóng của triệu chứng một bước sóng đối nghịch; do vậy, tần số của căn bệnh bị đánh tan và các triệu chứng sẽ dịu bớt. Đây đã là cách làm thực tế ở chừng mực nảo đó của phương pháp chữa trị bệnh Parkinson1 và các căn bệnh về thần kinh khác.

1 Parkinson là rối loạn thoái hoá của hệ thần kinh trung ương, làm suy yếu khả năng vận động, lơi nói và các chức năng khác.

Y học hado không chỉ làm việc với bộ phận cụ thể trên cơ thể nơi có các triệu chứng; đồng thời, nó còn giúp làm thuyên giảm nguyên nhân thực sự phía sau căn bệnh, thường là các cảm xúc tiêu cực. Ví dụ, nếu một ngưòi đang mắc bệnh về gan thì gần như chúng ta sẽ thấy người đó luôn tức giận. Bước sóng tạo nên từ sự tức giận cũng giống như bước sóng tạo nên từ các phân tử của tế bào cấu tạo gan, do đó, các bước sóng của sự tức giận và gan có cùng nhịp điệu với nhau. Theo cùng cách đó, cảm xúc buồn phiền có cùng nhịp điệu với máu và vì thế những người hay buồn phiền thường có xu hướng dễ dàng nhiễm bệnh bạch cầu và đột quỵ do xuất huyết. Sự cáu bẳn trường kỳ sẽ phá hủy hệ thần kinh, thường dẫn tới đau đớn, nhạy cảm và cứng cơ ở phần cổ dưới và vai.

Một khía cạnh quan trọng của y học hado là cơ thể người được coi như một vũ trụ thu nhỏ. Cơ thể của chúng ta có 60 nghìn tỉ tế bào, mỗi tế bào mang một trách nhiệm riêng, đồng thời phối hợp hài hòa với các thế bào khác để tạo nên chính con người chúng ta. Các cơ quan, dây thần kinh và các tế bào của cơ thể có tần số riêng của chúng. Cơ thể giống như một dàn nhạc tráng lệ với sự hòa âm của rất nhiều âm thanh. Khi đâu đó trong cơ thể có vấn đề không ổn, một trong các âm thanh sẽ bị lệch tông.

Và thậm chí khi chỉ có một âm thanh lạc điệu, toàn bộ bản phối sẽ không còn như nó vốn có nữa.

Nha sĩ Kazumasa Muratsu đã được chứng kiến những kết quả đáng chú ý ở các bệnh nhân ông đã điều trị trên cơ sở nhìn nhận những chiếc răng chính là các bộ phận trong cơ thể. Trong một trường hợp, một trong các bệnh nhân của ông đã nhiều năm không thể nắm chặt được tay lại, nhưng khi bác sĩ Muratsu bỏ chỗ trám răng kim loại ở hàm trên ra và chỉnh lại khớp của cô, cô hồi phục lại được chức năng đầy đủ của bàn tay. Cô cũng nhận thấy rằng cô không còn phải chịu đựng tình trạng đau mãn tính ở phần lưng dưới và chân phải nữa.

Điều này chỉ ra rằng răng có ảnh hưởng đến toàn bộ cơ thể và các rắc rối phát sinh ở răng có thể ảnh hưởng tới phần còn lại của cơ thể theo cách rất khó đoán. Bác sĩ Muratsu nói rằng trên thực tế răng là một phần của trung tâm kiểm soát căn bản của cơ thể.

Nhưng y học hiện đại lại nhìn nhận cơ thể người như một cỗ máy gồm các bộ phận độc lập và phương pháp chữa bệnh họ đưa ra chỉ thực hiện việc chăm sóc một khiếm khuyết cụ thể tại một bộ phận cụ thể đang bị hỏng hóc mà thôi. Nhưng nếu một triệu chứng được chăm sóc và kéo theo nó lại là vấn đề ở một chỗ khác trên cơ thể thì quá trình lành bệnh rõ rảng là không thực sự diễn ra. Toàn bộ ý nghĩa của y học hado là sức khỏe của toản bộ cơ thể, đó là lý do vì sao từ chữa lảnh – chứ không phải là “cứu chữa” – lại phù hợp hơn.

Các dạng khác của y học hado

Chúng ta có thể thấy rằng y học hado có rất nhiều hứa hẹn, nhưng tôi không muốn tạo cho bạn ấn tượng rằng kỹ thuật này có gì mới mẻ. Các nguyên tắc này đã được các nền văn hóa cổ đại biết rõ từ rất sớm và gắn liền với cuộc sống hàng ngảy của họ. Thực tế, đã có rất nhiều trường hợp mà những hiểu biết từ thời xa xưa được kiểm nghiệm lại để rồi người ta khám phá ra rằng, những ứng dụng đó đến hôm nay vẫn phát huy tác dụng.

Việc sử dụng tinh chất hoa chính là một phương pháp chữa lảnh cổ xưa đặt nền móng cho y học hado. Năng lượng và sự rung động của hoa được truyền vào nước và nhờ uống thứ nước nảy, người bệnh nhận được cả những lợi ích chữa lảnh cả về thể chất và tinh thần. Bạn có thể mặc định rằng trong quá trình chuyển hóa, chính các thành phần trong hoa đã hòa tan vào nước, nhưng thực ra chỉ có rung động của nó là được chuyển sang thôi. Do đó, các phân tích hóa học của tinh chất hoa sẽ chỉ nhận ra được nước.

Khoa học về tinh chất hoa được một nhà vi khuẩn học người Anh – tiến sĩ Edward Bach – sáng lập. Ông phát triển các loại tinh chất hoa được biết đến dưới cái tên Phương thuốc từ hoa của Bach, giờ đây, ta có thể tìm được các toa thuốc này ở khắp nơi trên thế giới. Trên thực tế, liệu pháp tinh chất hoa đã được mở rộng để kết hợp với đặc trưng của từng quốc gia. Một dạng tinh chất hoa phổ biến ở Nhật được gọi là tinh chất hoa Findhorn. Ở Bắc Scotland, gần hồ Loch Ness, có một cộng đồng có tên Findhorn – nơi mọi người từ khắp nơi trên thế giới họp lại với nhau để cùng sống và tham gia vào các sự kiện, hội thảo về chủ đề sống hòa nhập với thiên nhiên và tìm ra con đường đích thực của mỗi cá nhân trong cuộc đòi mình.

Marion Length giới thiệu liệu pháp tinh chất hoa ở Findhorn. Bà là người phụ nữ có nụ cười rạng rỡ như hoa. Tôi đã phỏng vấn Marion khi bà tới Nhật Bản cách đây mấy năm. Bà nói với tôi:

Cơ thể của chúng ta đóng vai trò như một công cụ để hoàn thiện sứ mệnh của tâm hồn. Để thực hiện sứ mệnh của mình, chúng ta phải giải phóng những cảm giác và cảm xúc méo mó – sợ hãi và đau khổ, buồn bã, nghi ngờ, nôn nóng, yếu đuối và lãnh đạm – điều này tạo thành một khối ngăn cách giữa tâm hồn và cơ thể chúng ta.

Những cảm xúc như thế trở thành nguyên nhân của nhiều triệu chứng mà chúng ta gặp phải. Y học hiện tại gần như không thể giải quyết tận gốc các căn bệnh của chúng ta, nhưng đây lại là lĩnh vực mà tinh chất hoa đã được chứng minh là có hiệu quả.

Theo triết lý Vệ Đà của Ấn Độ, có bảy vị trí trên cơ thể người gọi là các điểm luân xa đóng vai trò như những cánh cửa để năng lượng vô hình đi vào cơ thể. Người ta nói rằng tinh chất hoa tận dụng những luân xa này để chữa lành một số chứng bệnh và các bộ phận của cơ thể nhất định, tùy thuộc vào đặc tính của từng loài hoa. Cây kim tước – có rất nhiều quanh vùng Findhorn – mang rung động của niềm vui và sự đam mê và có thể được sử dụng để xử lý hiện tượng thiếu năng lượng, trầm cảm và sự suy yếu của hệ miễn dịch. Hoa anh thảo của Scotland là biểu tượng của hòa bình được dùng để trấn tĩnh và điều hòa trong lúc sợ hãi hay hoảng loạn. Hoa anh đảo có thể được chế thảnh tinh chất có khả năng đưa bạn trở về vói con đưòng bên trong bản thân mình. Nó có thể được sử dụng hiệu quả để giúp bạn vượt qua những nếp nghĩ tiêu cực và cảm giác tự ti đang đè nén bạn, đồng thời giúp bạn có lại được cảm giác yêu thương và cảm thông.

Để tự làm tinh chất hoa, bạn hãy ra ngoài trời vào một buổi sáng nắng đẹp và rực rỡ để tìm hoa. Cắt mỗi bông hoa ở cuống, cẩn thận đừng chạm tay vào bông hoa. Đặt hoa vào bình chứa đổ đầy nước sạch và tinh khiết, đặt bình đó dưới ánh Mặt trời. Trong khoảng bốn tiếng, tinh chất hoa sẽ chuyển sang nước. Bạn có thể thêm một ít rượu mạnh để nước giữ được tinh chất hoa lâu hơn. Cất nước vào trong chai thủy tinh và khi sử dụng, dùng nước để pha loãng thêm nữa. Theo nhu cầu, nhỏ vải giọt vào lưỡi. Cơ thể và tâm hồn bạn sẽ cảm nhận được hiệu quả của nó mà không phải chịu những tác dụng phụ đặc trưng của y học hiện đại.

Tôi quyết định xem điều gì sẽ xảy ra nếu tôi pha loãng tinh chất đó và tạo tinh thể. Các tinh thể thu được đều vô cùng đẹp đẽ, không khác gì chính bản thân bông hoa.

Rung động là điều bạn không thể thấy bằng mắt thường, đó là lý do vì sao rất khó để xác minh những ảnh hưởng tích cực của phương pháp chữa lành qua hado nếu sử dụng các phân tích và biện pháp kiểm tra hiện đại. Tuy nhiên, chúng ta cũng không nên quá vội vàng nói rằng nếu không được khoa học xác minh thì tức là chẳng có ích lợi gì. Có nhiều phương thuốc tại nhà được thừa nhận thực sự có tận dụng nguyên lý rung động. Phép vi lượng đồng căn – một dạng của y học dựa trên rung động – có khả năng chữa lành cho cơ thể bằng cách sử dụng nước rung động. Phép vi lượng đồng căn là biện pháp y học mà trong đó “những thứ giống nhau điều trị cho nhau”.

Để điều trị một căn bệnh, chất độc gây nên các triệu chứng sẽ bị pha loãng ra với nước theo tỉ lệ 1010 và thậm chí là 10600 hoặc hơn. Chất độc – đã bị pha loãng tới mức độ gần như không thể nhận biết – sẽ được đưa cho bệnh nhân.

Chẳng hạn như véc-ni thường gây mẩn ngứa khi tiếp xúc với da, nhưng khi phương thuốc vi lượng đồng căn được pha chế sử dụng véc-ni, nó có thể được dùng để xử lý các nốt mẩn và những tổn thương ngoài da. Hành tươi thái nhỏ có thể làm chảy nước mắt và sổ mũi, nhưng một liều thuốc vi lượng đồng căn làm từ hành lại rất tốt để điều trị cảm lạnh, sốt mùa hè và một vài dạng dị ứng khác có triệu chứng chảy nước mắt và sổ mũi. Điều này được gọi là “Quy luật tương đồng”.

Phương pháp vi lượng đồng căn khởi nguồn khi một bác sĩ người Đức tên là Samuel Hahnemann nhận ra tinh chất của vỏ cây canhkina vàng (kí ninh Peru) – vốn được dùng để trị sốt rét – gây ra các triệu chứng của sốt rét khi được được chiết xuất và lấy ra bằng miệng. Hahnemann phát triển lý thuyết vi lượng đồng căn của mình và công bố nó vào đầu thế kỷ XIX; sau đó vi lượng đồng căn dần dần lan rộng ra khắp châu Âu và Mỹ. Đó là một dạng y học hoàn toàn mới mẻ và được kê đơn rộng rãi vì những lợi ích rất dễ nhận biết của nó.

Đến giữa thế kỷ XIX, đã có tới hơn 400 phòng khám sử dụng phương pháp này; thậm chí bác sĩ của các gia đình hoàng gia Anh cũng bắt đầu áp dụng vi lượng đồng căn vào năm 1830. Ở Mỹ, vào quãng năm 1900, vi lượng đồng căn phổ biến đến nỗi cứ năm bác sĩ lại có một người chuyên về lĩnh vực này. Nhưng rồi các hiệp hội y học bắt đầu hình thành và công kích việc sử dụng phương pháp nảy. Những tổ chức như thế cùng các công ty dược phẩm tạo nên áp lực vô cùng lớn và chẳng mấy chốc phép vi lượng đồng căn đã chìm vào quên lãng.

Đây chỉ là một ví dụ khác về việc những thứ mang lại lợi ích nhiều nhất thường phải chịu áp lực tiêu cực nhất như thế nào. Nhưng mặc dù phép vi lượng đồng căn đã từng bị gạt ra ngoài lề, nó đang bắt đầu dần lấy lại được danh tiếng trước kia của mình. Phương pháp này hiện được dạy trong hơn 30 trường Y ở Anh và các bệnh viện nhả nước hiện nay cũng chuyên môn hóa vào lĩnh vực nảy. Ở Pháp, các liều thuốc vi lượng đồng căn có thể được mua ở các cửa hàng thuốc gần nhả; khoảng 10% bác sĩ Đức chuyên sử dụng vi lượng đồng căn. Trong những năm gần đây, một hiệp hội y học vi lượng đồng căn đã được thảnh lập ở Nhật và ngảy cảng có nhiều người biết tới lợi ích của phương pháp nảy.

Sự chữa lành đến từ những hình thức bất ngờ

200 năm trước, vi lượng đồng căn được ghi nhận là một dạng y học hiệu quả và nhiều người phải mất đến hàng năm mới có thể chứng thực được hiệu quả của phương pháp này. Nhưng dưới sự chèn ép của y học hiện đại, nó hầu như không còn được biết đến nữa. Tôi biết một tạp chí khoa học liên tiếp ra những bài báo ấn tượng nhằm ủng hộ cho những lợi ích của phép vi lượng đồng căn, nhưng những bài báo này – thường được xuất bản kèm với một dòng nhận xét mỉa mai của biên tập viên – phần lớn đều bị bỏ qua…

Nhiều người trong cộng đồng khoa học sẽ nói rằng: “Chúng tôi biết rằng nhiều người sử dụng phương pháp này, nhưng không có một bằng chứng khoa học nào cho phép vi lượng đồng căn cả.” Nếu vi lượng đồng căn không có lợi ích gì, bạn có nghĩ rằng lẽ ra nó đã bị lãng quên từ lâu rồi không?

Tôi sẽ là người đầu tiên công nhận rằng nước có khả năng đọc và ghi nhớ thông tin – điều khoa học thường thức sẽ phủ nhận. Nhưng những hiện tượng phi khoa học như vậy lại phổ biến hơn chúng ta tưởng.

Tiến sĩ Teruo Higa – dạy tại Đại học Ryukyu, Okinawa – vẫn đang nỗ lực để phát tán rộng rãi việc sử dụng một dạng vi khuẩn hữu cơ mà ông phát triển, có tên gọi Vi sinh vật hữu hiệu (Effective Microorganic – EM). EM là một chất lỏng được hình thành từ vi khuẩn. Nó đã được chứng minh là tuyệt đối an toàn – thậm chí là có lợi – cho con người và môi trường. Khi EM được áp dụng vào đất, kết quả là thu hoạch được một vụ mùa bội thu mà không cần sử dụng đến các chất hóa học hay phân bón tổng hợp. Khi được sử dụng để xử lý nước ô nhiễm, nước đó sẽ uống được. Nó thậm chí còn có thể được sử dụng để xử lý dioxin tạo thành từ việc đốt rác thải.

Trong khi tiến sĩ Higa đang nghiên cứu về EM, ông đã có một trải nghiệm lạ thường. Ông rót chất lỏng EM vào một bình chứa bằng gốm, rót nó ra và rồi làm sạch bình chứa, nhưng các đặc tính của EM thì vẫn còn nguyên. Ông rửa bình chứa nhiều lần, nhưng không thể loại bỏ các đặc tính của EM. Ông cố gắng để khử trùng bình chứa bằng nhiệt, nhưng thậm chí như vậy cũng không thể loại bỏ được các đặc tính của EM.

Điều này khiến tiến sĩ Higa này ra một ý tưởng. Ông chuyển EM vào một bình gốm khác. Ở 700oC – nhiệt độ mà chắc chắn không một dạng sống nảo tồn tại nổi, vi khuẩn vẫn sống và ăn sâu vào gốm. Hiện tượng này đi ngược lại với những hiểu biết khoa học thông thường, nhưng gốm EM đã tỏ ra có tác dụng và giờ đây được sử dụng vào nhiều mục đích trong gia đình (như xử lý nước và nguyên liệu xây dựng), trong môi trường và nông nghiệp.

Chúng ta có thể nói đây là một dấu ấn của khoa học hado. Tất cả các chất đều có hado riêng của mình và nước tiếp nhận những thông tin nảy. Các phân tử nước mang theo thông điệp giống như đĩa từ trong ổ máy tính. Hado có thể hoặc mang lại lợi ích, hoặc gây hại cho cuộc sống. Nhưng ngay cả khi có một rung động có ích cho sự sống, nếu nước – với vai trò trung gian – không trong sạch, hado cũng sẽ không thể được tiếp nhận chính xác.

Tiến sĩ Higa khẳng định rằng, trong tự nhiên có tồn tại một dòng chảy phục hồi và một dòng chảy hủy hoại. Ví dụ, nếu một mẩu hoa quả bị bỏ lâu ngảy, nó sẽ sớm thối rữa và bốc mùi khó chịu. Đây là dòng chảy theo hướng hủy hoại. Nhưng quá trình lên men lại là dòng chảy phục hồi. Lên men là quá trình tạo nên món dưa chua, sữa chua, tương, xì dầu, pho mát, rượu và nhiều món ăn khác nữa. Cả lên men và thối rữa đều là hoạt động của vi sinh vật, nhưng chúng lại không giống nhau.

EM là một tập hợp các vi sinh vật thực hiện hoạt động phục hồi. Khi EM được đưa vào đất, nó tăng cường khả năng hoạt động của các vi sinh vật sẵn có; kết quả là sản sinh ra các loại rau củ chất lượng cao mà không cần các chất hóa học hay phân bón tổng hợp. EM hoàn toàn an toàn cho con người và nó không làm đất bị bạc màu.

Ngược lại, hãy nghĩ về các chất hóa học và phân bón tổng hợp. Các chất hóa học loại bỏ các côn trùng có hại và phân bón tổng hợp có thể mang lại những vụ mùa năng suất hơn. Nhưng chúng cũng đồng thời giết luôn cả các côn trùng tốt cùng các vi sinh vật giúp đất màu mỡ hơn. Các chất hóa học mang lại sự hài lòng ngay trước mắt, nhưng kết quả về sau và lâu dài là sự hủy hoại của đất. Thực tế, hầu hết đất nông nghiệp hiện đang sử dụng – theo phần lớn các định nghĩa – đều không còn sức sống. Chỉ có con người mới có khả năng và chịu trách nhiệm về việc phục hồi lại chu kỳ của tự nhiên.

Có rất nhiều khía cạnh trong xã hội hiện đại có vẻ đang ở trong tình trạng hủy hoại. Để theo đuổi sự thỏa mãn và tiện nghi trong chốc lát, những quy luật theo chu kỳ của tự nhiên đã bị tảng lờ và thay thế bằng sự thoải mái kiểu dùng-một-lần-rồi-vứt-đi.

Và mọi người đã bắt đầu nghe thấy tiếng rên rỉ của Trái đất đang bị hành hạ của chúng ta. Chúng ta phải nhận ra nếu mình còn muốn gọi hành tinh này là nhà, chúng ta cần phải thay đổi – không phải hành tinh này, mà là chính bản thân chúng ta.

Chúng ta phải ngừng ngay việc đóng vai sứ giả thần chết và bắt đầu trở thành những sứ giả của sự hồi sinh. Khẩu hiệu “Từ nhân loại hủy diệt thành nhân loại hồi sinh” nên được bổ sung vào danh sách các câu khẩu hiệu mà từ nay trở đi chúng ta sẽ tuân theo.

Một trong những quang cảnh đẹp nhất mà bạn sẽ gặp ở Nhật Bản là một nhóm các hòn đảo nhỏ xinh cách Hiroshima không xa. Bắt đầu từ năm 1998, người dân sống trên những hòn đảo này đã họp lại với nhau và quyết định rằng họ phải làm gì đó với nguồn nước ô nhiễm xung quanh mình. Các mẻ EM được tạo ra và được các tình nguyện viên phân phối tới từng nhả cùng hướng dẫn cách đặt EM vào các cống nước ở nhả họ. Việc này mang lại kết quả ngay lập tức và không thể nhầm lẫn. Những đống bùn dọc bờ biển biến mất và các đàn cá bắt đầu trở lại. Giờ đây ở đó có cả bạch tuộc và rất nhiều trai – những sinh vật mà trước đó chỉ còn trong trí nhớ của những người dân giả nhất. Vùng này được biết đến vì sản vật tảo biển và khi EM được hòa vào nước dùng để rửa sạch, tảo biển đã được thu hoạch và đưa vào trong đất liền, bùn trong các rãnh và lạch cũng nhanh chóng biến mất, thậm chí cả chất lượng tảo cũng được cải thiện.

Một khu làng gần đó có tên Akitsucho nghe nói về thành công này, họ cũng phát miễn phí EM cho dân làng, và một lần nữa, chúng có hiệu quả tức thì. Các kênh rạch trở nên sạch sẽ, ếch quay trở lại và trai bắt đầu xuất hiện ở vùng vịnh trước đây hoản toản trơ trọi.

Nước ở gần Akitsucho cho những loại sò ngon nhất ở Nhật. Khi cư dân thị trấn bỏ những nắm đất tơi có chứa EM vào bãi sò, chất lượng nước biển được cải thiện, mang lại những vụ thu hoạch lớn và tốt hơn hẳn so với những gì còn trong ký ức gần đây của người dân. Việc sử dụng EM lan rộng nhanh chóng dọc bờ biển, đỉnh điểm là sự hình thành của Hội đồng Bảo tồn Môi trường biển trong đất liền Seto vào năm 2002.

Người dân dọc bờ biển đã thực hiện bước đầu tiên để phục hồi lại sức sống và sự lưu thông của xã hội. Chữa lành không chỉ nói về sự phục hồi của sức khỏe thể chất của chúng ta. Chúng ta cần phải nghĩ về việc chữa lành cho đất, cho những dòng sông, cho các đại dương và cả hành tinh này.

Nhưng chữa lành cho hành tinh thực sự có nghĩa là gì? Câu trả lời là quay trở về với chu kỳ cuộc sống – sự luân chuyển của các tài nguyên, của nước và của sự sống. Đó chính là trách nhiệm của chúng ta với tư cách là cư dân của hành tinh thanh tú và đẹp như pha lê này.

 

 

Chương 3

Chu kỳ của nước, chu kỳ của sự sống

Theo lý thuyết được đề xuất lần đầu bởi Luis Frank ở Đại học Ohio, Mỹ và được NASA cùng Đại học Hawaii công nhận, nước tới Trái đất sau khi du hành xuyên không gian. Ở mỗi phút trong ngày, có khoảng 12 ngôi sao chổi, có những ngôi sao nặng đến 100 tấn, rơi xuống Trái đất. Thành phần chủ yếu của những sao chổi này là băng đá. Khi băng chạm tới bầu khí quyển, nó tạo thành mây và cuối cùng rơi xuống Trái đất dưới dạng mưa để lấp đầy đại dương. Và bởi vì phần lớn cơ thể chúng ta là nước, theo một nghĩa nào đó thì chúng ta đều đến từ ngoài vũ trụ.

Có thể bạn đã từng ra ngoài vào một buổi đêm trong lành, nằm ngửa mặt lên trời và ngắm nhìn những vì sao. Bạn có bao giờ trải qua một cảm giác hoài cổ, có lẽ là một ký ức từ lâu lắm rồi không? Khi bạn ngắm nhìn các vì sao, tâm hồn bạn quay ngược thời gian hàng triệu, hàng tỉ năm về trước. Bạn có bao giờ cảm thấy bằng cách nào đó mà mình đang trôi nổi trên kia, trong vũ trụ, như một hành tinh không? Cho nên việc chúng ta cứ mãi mãi và hoàn toàn bị mê hoặc bởi các vì sao là một điều vô cùng hợp lý.

Kể từ khi Yuri Gagarin – nhà du hành vũ trụ người Nga – lần đầu tiên vượt qua lãnh thổ Trái đất vào năm 1961 và Neil Amstrong làm nên bước nhảy đột phá cho nhân loại, cơ hội để bạn và tôi một ngày nào đó có thể tự mình thực hiện một chuyến du hành như thế ngày cảng chắc chắn có khả năng trở thành hiện thực hơn.

Các nhả khoa học hiện nay đang để mắt tới Sao Hỏa. NASA đã và đang nghiên cứu những kế hoạch chắc chắn đề cử một phi thuyền có người lái lên Sao Hỏa, lót đường cho những người như bạn và tôi trở thành người ngoài hành tinh trên một hành tinh xa xôi.

Nhưng du hành tới Sao Hỏa cho thấy một số thử thách mà một lần nữa, giải pháp lại có thể được tìm thấy ở nước. Giữa những rủi ro của việc du hành ngoài không gian là sự yếu dần của cơ và xương do tình trạng thiếu trọng lực, chưa kể đến sự căng thẳng thần kinh do bị tách biệt quá lâu. Bức xạ vũ trụ là một vấn đề khác. Không gian đầy những bức xạ từ các vũ trụ xa xôi cũng như từ những vệt lửa sáng lòa của Mặt trời – có thể vô cùng có hại. Du hành không gian an toàn đòi hỏi sự quan sát kỹ lưỡng Mặt trời và cách để thoát khỏi bức xạ cực mạnh khi cần thiết. Một nơi như thế sẽ cần những bức tường dày và vững chắc.

NASA đang sử dụng một biện pháp để xử lý trở ngại này là bắt tay vào xây dựng một căn phòng trong không gian với những bức tường được tạo nên từ các cột nước. Nước có thể được sử dụng để tiêu dùng cũng như chuẩn bị các món ăn có dùng tới nước và để bảo vệ. Khi quầng sáng Mặt trời xuất hiện, nước trong các cột sẽ phát huy tác dụng như một chiếc khiên che chắn cho những người du hành cho đến khi nguy hiểm qua đi.

Bởi trọng lượng của tàu vũ trụ phải được giữ ở mức tối thiểu, chỉ có một lượng nước hạn chế được mang theo. Một người trung bình sử dụng khoảng 180 lít nước một ngày; trên một chiếc tàu vũ trụ, lượng này có thể giảm xuống còn 3 lít. Nhưng ngay cả khối lượng nhỏ đó khi cộng dồn cả phi hành đoàn lại cho cả một chặng đường dài cũng sẽ tăng lên nhanh chóng. Đây chính là khi việc tái sử dụng nước trở nên cực kỳ quan trọng. Hiện nay, các hệ thống đang được phát triển để tái chế phần nước đã qua sử dụng một cách hiệu quả để uống hoặc tắm rửa, thậm chí là tái chế cả mồ hôi và nước tiểu.

Khi tàu thăm dò vũ trụ Odyssey của NASA đáp xuống Sao Hỏa hồi tháng Năm năm 2001, họ phát hiện ra rằng có rất nhiều nước tồn tại dưới dạng băng đá ngay bên dưới bề mặt hành tinh, nghĩa là tại một thời kỳ xa xôi nào đó trong quá khứ, nước đã từng tồn tại trên bề mặt hành tinh này. Nếu nước đóng băng này sử dụng được, sẽ mở ra một khả năng là hành tinh này cũng có thể được phủ xanh như hành tinh của chúng ta, như vậy một ngày nào đó con người có thể trú ngụ ở đây được. Việc phải làm bây giờ là làm sao để biến điều này thành khả thi.

Năm 1996, NASA tiến hành một thí nghiệm trên đảo Devon ở Canada để mô phỏng sự sống trên Sao Hỏa. Thí nghiệm nghiên cứu các kịch bản sinh học, điều kiện sống và viễn thông. Nhiệt độ ở Devon thấp và hòn đảo này rất khô cằn, giống với môi trường của Sao Hỏa. Các nhả khoa học đang nghiên cứu tính khả thi của việc chiếm lĩnh không gian, nhưng thí nghiệm này còn có nhiều ẩn ý khác nữa. Hảnh tinh của chúng ta đang xuống cấp với tốc độ chóng mặt và không có ai đưa ra được giải pháp triệt để cho hiện tượng nóng lên toản cầu, dân số đông quá mức, nạn đói, ô nhiễm và thiếu nước. Điều này khiến con người tự hỏi Trái đất còn thân thiện và còn che chở cho chúng ta được bao lâu nữa. Liệu một ngày nào đó chúng ta có đối mặt với nhận thức rằng cách duy nhất để giống loải mình tồn tại là phải chuyển tới một hành tinh xa xôi như Sao Hỏa hay không? Đây không phải là vấn đề nhỏ. Hiểu được cuộc hành trình đầy ấn tượng của nước tới và qua hành tinh này có thể sẽ đưa chúng ta lại gần hơn tới những câu trả lời mà chúng ta đang tìm kiếm.

Những cuộc phiêu lưu của nước trên địa cầu

Hãy hình dung bạn vừa trở về từ một chuyến du hành không gian. Bạn hạ con tàu của mình lên hành tinh xanh mướt và thấy mình đang đứng trên một khu rừng xanh thẳm. Những tia sáng xuyên qua những tán cây cao phía trên. Những chiếc lá nhẹ nhàng rơi xuống đất và những mảng rêu xanh rì bao trùm lên một thân cây đổ. Dương xỉ phủ đầy mặt đất quanh bạn. Những âm thanh của cuộc sống tràn trong không khí – tiếng đập cánh, tiếng chim gọi đàn và gió thì thầm qua những ngọn cây làm rung rinh tán lá. Khi bạn hít một hơi thật sâu làn không khí mát lành và để hương thơm của thiên nhiên ban sơ lấp đầy cơ thể mình, bạn sẽ có nhận thức sâu sắc rằng đây là hành tinh của bạn, là đặc quyền dành cho bạn từ lúc sinh ra. Và đó là lý do vì sao bạn phải yêu nó và vì sao bạn thực sự yêu nó.

Giờ đây, bạn thấy nước chảy thành dòng nhỏ giữa những tảng đá, hình thành nên một vũng nước. Bạn khum đôi bàn tay lại và uống. Bạn cảm thấy năng lượng của Trái đất tràn ngập tâm hồn và bạn biết rằng đó là vì tất cả những gì mà ngụm nước đó đã trải qua trong suốt cuộc đời bí ẩn của mình.

Vậy thì nước dâng lên từ mặt sông, hồ của Trái đất đã tới từ đâu? Hãy dành ít phút để nghĩ về Trái đất theo cách mà nước đã trải nghiệm nó. Đến từ vũ trụ dưới dạng những cụm đá băng, nước rơi từ trên trời xuống những ngọn núi và các khu rừng, mang theo chất dinh dưỡng cho cây. Giọt sương li ti đầu tiên trên lá chính là thời ấu thơ của nước. Từ đó, nó bắt đầu một cuộc hành trình của những chuyến phiêu lưu vô hình trên hành tinh của chúng ta. Sau khi nước rơi dưới dạng mưa, điều gì tiếp theo sẽ xảy ra?

Một phần khá lớn của nước mưa – một phần ba toàn bộ lượng mưa – ngấm vào đất, ở đó, nó sẽ được cây hấp thụ, để rồi lại tan biến vào bầu khí quyển. Trong những khu rừng xanh thẳm, trên một vùng có diện tích một hecta, không dưói 10 tấn nước sẽ bay hơi trong mấy phút đầu tiên sau một cơn mưa rào.

Sau đó, nước sẽ bốc lên thành hơi dưới dạng sương mù, trôi nổi giữa những đám cây, hoặc nó sẽ bốc lên cao hơn nữa để tạo thành mây. Nước ở dạng sương mù đôi lúc sẽ đi theo một con đường khác. Khi nhiệt độ giảm xuống dưới điểm đóng băng, sương mù chạm tới mặt lá và hoa, tạo thành một lớp băng trắng mỏng trên cây và mặt đất.

Thật khó có thể tìm thấy điều gì đẹp hơn sương trên cánh hoa và lá. Cây cỏ đã đem lòng yêu giọt sương trong veo, đẹp như pha lê. Một giọt sương rơi khỏi mầm non của chiếc lá trên cành và xuống thấp dần, qua những tán cây rừng và đáp xuống lưng của một con ếch. Vậy là, trong buổi sớm giữa rừng, nước trải mình ra dưói nhiều dạng thức để trút một cơn mưa tình yêu lên chú ếch nhỏ và chồi cây mới nhú – và tình yêu đó cũng được đáp lại. Cũng giống như một người mẹ – theo bản năng – yêu đứa con mới sinh của mình, nước ở thuở ban sơ cũng được cả thiên nhiên yêu thương.

Sau khi rơi dưới dạng mưa hay định hình dưới dạng sương trên mặt đất, điểm đến tiếp theo của nước là gì? Một phần sẽ được rễ cây hấp thu và rồi lại bay hơi vào không khí, nhưng phần lớn hơn sẽ từ từ ngấm vào lòng đất và bắt đầu cuộc hành trình trọn vẹn dài đến đáng kinh ngạc. Đường đi chính của nó sẽ là vô số những đường ngầm bí mật nằm phía dưới chân chúng ta.

Lòng đất chứa đầy những khoảng trống chứa không khí, ví dụ như những đường ngầm bé xíu được các loài sinh vật mà chúng ta không nhìn thấy tạo thành: giun đất, nhện, bọ cánh cứng, rệp, ve, vô số các loại vi sinh vật cùng với chuột trũi, thỏ và các loài động vật khác. Tất cả những sinh vật này giúp làm mềm đất bằng cách tạo không gian trong đất theo mọi hướng. Các khoảng trống giữa đá và cát, cùng các kẽ hở còn lại sau khi băng đã tan, rễ đã mục, đất đã khô, và đá đã nứt, tất cả đều đóng vai trò như những lối nhỏ để nước đi qua trong cuộc hành trình kỳ vĩ của mình.

Nước di chuyển qua các lóp cát, đất sét và tầng đá nền. Hành trình đi xuống của nó không mệt mỏi và sâu thẳm. Tùy thuộc vào độ cứng của đất, thường thì nước chỉ di chuyển được khoảng 30 cm trong một năm.

Sâu trong lòng đất, khi cuối cùng nước cũng chạm tới được đất sét cứng hay tầng đá nền, các giọt nước tụ lại với nhau và chảy thành những con suối, đôi khi trở thành các con sông hay mặt hồ như chúng ta được thấy, nó đã thu được kinh nghiệm và kiến thức, đã hình thành một nhân cách, tùy thuộc vào con đường nó đi, rất giống như nhân cách của một con người hình thành qua hành trình của người đó. Chẳng hạn, nước đã đi qua than, có kiến thức về canxi và magiê, đó là lý do vì sao chúng ta gọi nó là nước cứng. Và nước đã đi qua đá granite thì gần như không bị các khoáng chất làm thay đổi gì và được biết đến như nước mềm.

Cuối cùng, nước học được tất cả những gì có thể học từ đất và đã sẵn sảng cho giai đoạn tiếp theo của cuộc đời mình. Ra khỏi bóng tối, nó di chuyển lên trên, về phía ánh sáng trên mặt đất và rồi sau những cuộc phiêu lưu và trải nghiệm chưa bao giờ được biết đến, nước hiện ra dưới ánh sáng.

Từ những kẽ hở trên mặt đất, nước trào lên, mát lạnh và trong lành. Từ một dòng nước nhỏ, nước hòa vào với nước tươi mát rơi từ trên trời và nước thấm vào đất để tạo nên một dòng suối nhỏ cứ chảy mãi xuống cho tới khi, một dòng sông ra đời.

Sông hình thành lực đẩy và cuốn trôi dần các lớp đất và nền khi dòng chảy từ từ mở rộng và sâu thêm, giống như một đứa trẻ với đôi mắt sáng ngời vươn mình lớn dậy. Dòng sông trở nên đủ mạnh mẽ để xuyên qua núi hay thậm chí tạo thành một hẻm núi. Nhưng quá trình bảo mòn đá cứng và đất không chỉ được thực hiện bởi nước; phần lán quá trình này được hoàn thành nhờ sỏi và cát cuốn lẫn trong dòng chảy của nước. Những mảnh nhỏ này được nước mang theo, bào mòn đất bao quanh và cuốn theo cả những hòn đá, hòn sỏi to hơn, tạo nên sức mạnh đủ lớn để cuối cùng xuyên qua được cả những tảng đá lớn nhất.

Dòng sông bắt đầu hình thành tính cách tạo nên danh tiếng cho nó. Trong khi dòng sông này biến thành màu nâu sẫm do nước mà nó mang theo, một dòng sông khác lại chảy qua trong và sạch, rồi một dòng sông khác lại cuộn chảy ầm ầm, va đập dữ dội vào những tảng đá.

Trong cuộc hành trình xuôi xuống phía dưói của mình, nước chứng kiến rất nhiều chuyện. Có thể nó sẽ chứng kiến cá hồi di cư ngược dòng. Hươu, gấu, sóc và những sinh vật khác tụ tập hai bên bờ để thỏa mãn cơn khát của chúng. Những thân cây bị bão đốn ngã thậm chí có thể làm thay đổi dòng chảy của nó.

Sông cuối cùng cũng tới những khúc êm đềm hơn, và giờ nó chảy nhẹ nhàng khi uốn mình như con rắn khổng lồ bò táo bạo qua một vùng đồng bằng. Không bao giờ thỏa mãn với dòng chảy hiện tại, sông sẽ liên tục biến đổi, lúc này thì mở rộng ra và để cho cặn tích tụ lại thành bãi cát sau đó lại thu hẹp lại để ào ạt xô qua đá.

Nếu có thể thấy diễn biến của nhiều năm trong vải giây, ta sẽ thấy được các dòng sông biến đổi và vặn mình nhiều ra sao. Hầu hết các con sông biểu diễn quá trình biến đổi của mình chậm đến nỗi thước đo của con người gặp phải khó khăn, nhưng cũng có những con sông chuyển biến tương đối nhanh. Ví dụ như sông Mississippi đã nổi tiếng vì dịch chuyển hơn 20 m chỉ trong có một năm.

Sau khi dòng sông đã dịch chuyển, cát và đất nó mang theo thường tích tụ lại và tạo thành các bờ sông tự nhiên. Rồi lũ sẽ tràn về và cuốn bờ trôi đi, đẩy cặn đất lên mặt đất phẳng. Những đồng bằng được hình thành do nước lũ này trở thành đất phì nhiêu giúp khai sinh ra các nền văn minh.

Đế chế Ai Cập phát triển dọc theo vùng đồng bằng do sông Nin bồi đắp. Vậy nên dù lũ lụt thường bị coi là thảm họa tự nhiên, nhưng chúng cũng cung cấp cho đất chất dinh dưỡng cần thiết để các nền văn minh tự hình thành và phát triển.

Khi nước gặp con người, nó còn được chứng kiến nhiều chuyện nhiều hơn. Một ông lão băng qua cây cầu, một cô gái trẻ trên chiếc xe đạp, một đôi tình nhân ngồi ngắm sông trôi. Cứ mãi chầm chậm và cứ mãi xanh, dòng sông chứng kiến lũ trẻ chơi đùa trong công viên hai bên bờ và người cha cùng cậu con nhỏ đang chơi bắt bóng.

Dòng sông, giờ đã ở tuổi xế chiều, lại càng trở nên dịu dàng khi nó tiến dần ra phía biển. Rồi cũng đến lúc nó ra tới biển và dòng cháy của nước cuối cùng cũng đi tới hồi kết.

Tất cả những trầm tích được nước mang theo lúc đó lắng lại ở cửa sông. Kết quả là một vùng châu thổ được hình thành. Sông Hằng, sông Mississippi và sông Amazon đều đã hình thành những châu thổ tựa như hình chiếc lược tại nơi chúng gặp gỡ biển cả. Đều có khởi nguồn như một bờ cát nhỏ cuối cùng đã phát triển thành một vùng đất rộng lớn, tạo nên một đường bờ biển mới và rộng rãi. Những vùng châu thổ màu mỡ này hình thành nên những vùng nông nghiệp vĩ đại nhất trên thế giới – món quà cuối cùng mà nước dành tặng cho loài người, trước khi nó hiến mình cho đại dương vào lúc cuối đời.

Nhưng đây không thực sự là cái kết cho cuộc đời của nước, vì đại dương cũng dồi dào sự sống và cùng với tất cả các sinh vật biển, nước bây giờ mới chỉ bắt đầu hành trình của mình. Trong quá trình tái sinh vĩnh hằng, nước ở đó để trao cho chúng ta một bộ sưu tập đầy đủ tất cả những tri thức và trải nghiệm nó thu thập được. Trong một chu trình mà chúng ta xem là vĩnh cửu, nước du hành qua con đường từ bên ngoài Trái đất tới đỉnh các ngọn núi rồi tới đáy sâu đại dương, mang theo sự sống trong mình và kết nối mọi thứ với nhau trong một sự quân bình hoàn hảo.

Trong quá trình nước thực hiện cuộc hành trình qua cuộc sống, nó trở thành một nhân chứng cho tất cả sự sống trên Trái đất, tự nó đã trở thành dòng chảy của cuộc sống.

Trong bộ sưu tập các bức ảnh tinh thể nước thứ hai trong cuốn sách này, chúng tôi chụp ảnh của nước thu được tại một số điểm trên chu kỳ của nước, từ thượng nguồn tới hạ lưu các con sông. Chúng tôi cũng để cho nước tiếp xúc với nhiều bức ảnh chụp thiên nhiên và cây cỏ để xem nước sẽ thể hiện mình dưới dạng tinh thể ra sao. Chính trong các tinh thể, hình ảnh phản chiếu của cuộc sống sẽ được hiển lộ.

Hãy để cho nước chảy

Rất nhiều giai đoạn lịch sử của nhân loại được đặt dọc bên bờ các dòng sông. Những chiếc nôi văn hóa vĩ đại của nền văn minh đều được phát triển dọc theo các bờ sông – Nin, Tigrơ và Euphrate, sông Indus và Hoàng Hà. Và tại bất cứ nơi đâu các nhả thám hiểm đi tới, họ đều tìm kiếm nước suốt đường đi.

Từ thời đại của xe ngựa kéo cho tới ô tô, các dòng sông đã chứng kiến quá trình lao động sáng tạo của loải người chúng ta. Ngày nay, con người tiếp tục bước đi dọc theo các bờ sông, trò chuyện với bạn bè, ngắm nhìn dòng nước chảy và nói lên những niềm hy vọng cùng những ước mơ của mình.

Năm 1971, công trình đập nước ở thành phố Aswan, Ai Cập, dải 3,6 km và cao 110 m được hoản thảnh. Việc xây dựng con đập này đòi hỏi phải di rời ngôi đền khổng lồ và cổ kính Abu Simbel, cùng hơn 100.000 người sống trong khu vực đó. Mọi người đều hân hoan chào đón con đập mới. Loài người cuối cùng cũng đã chinh phục được sông Nin, đặt dấu chấm hết cho một thời kỳ lịch sử lũ lụt dải dằng dặc, đồng thời tạo ra đủ điện cho một phần tư dân số Ai Cập.

Nhưng rồi những gì dòng sông đã mang lại cho con người dần dần trở nên thật rõ ràng. Sau khi bị ngăn dòng, sông Nin không thể bồi đắp cho đất nông nghiệp một thời màu mỡ của vùng châu thổ nữa. Hệ thống tưới tiêu được bổ sung và lần đầu tiên, phân bón hóa học được đưa vào sử dụng. Hệ thống tưới tiêu làm tăng nồng độ muối và làm thoái hóa lớp đất mặt. Các vũng nước và ao hình thành trên vùng châu thổ trở thành nơi sinh sôi cho các loài côn trùng có hại và gây thiệt hại to lớn cho dân cư gần đó. Vùng đồng bằng châu thổ thậm chí cũng bắt đầu tự mất dần sức sống. Các nhà khoa học sớm nhận ra rằng cá trú ngụ trong đập bắt đầu bị nhiễm thủy ngân vì nước từ các thung lũng trong núi rỉ vào trong đập. Sự sống của cây cối đã bị con đập vùi lấp và trở thành nơi sinh sôi hoàn hảo cho vi khuẩn; khi những vi khuẩn này hấp thụ thủy ngân trong đất, nó trở thành loại vi khuẩn cực kỳ độc hại có chứa metyl thủy ngân. Mật độ của hệ sinh thái liên tục tăng lên cho tới khi nó xâm nhập vào loài cá ở số lượng báo động.

Lũ lụt hàng năm ở sông Nin có thể đã khiến cuộc sống ven bờ của con người gặp nhiều khó khăn, nhưng nó là một phần không thể thiếu của chu kỳ sống cho nhiều sinh vật khác. Con đập đã phá vỡ hệ sinh thái khổng lồ mà tự nhiên đã phải mất hàng trăm ngàn năm để hình thành.

Tác động tương tự cũng được ghi nhận ở những nơi khác trên thế giới khi các con sông bị chặn. Ở Canada, người ta đã tìm thấy mức thủy ngân rất cao trong tóc của người da đỏ thuộc bộ tộc Cree sống quanh khu vực vịnh James và sông Peace vì hồ nước nơi họ câu cá đã bị ngăn đập để tạo hồ chứa nước cho nhà máy điện. Hiện tượng tương tự cũng được nhận thấy ở những vùng khác của Canada.

Đây là những ví dụ về những điều có thể xảy ra khi chúng ta quyết định chặn hoặc thay đổi dòng chảy của nước.

Đã đến lúc chúng ta dừng lại và suy nghĩ. Hãy luôn luôn ghi nhớ về sự trong lành, cuộc hành trình tự nhiên của nước và bạn sẽ thấy vị trí của nhân loại chúng ta trong chu kỳ sống tinh tế ấy. Chúng ta là một phần của dòng chảy và chúng ta cần học cách tôn trọng nó. Chúng ta đã thấy nước thể hiện tình yêu của mình thế nào bằng cách trao gửi những món quả lên hoa, cây, chim chóc, côn trùng và những sinh vật nhỏ bé trong tự nhiên trên đường chảy của mình. Đến lượt mình, nước cũng được cả thiên nhiên yêu mến.

Đã đến lúc chúng ta trở lại với chu kỳ của cuộc sống. Khi bạn đã học được cách yêu thiên nhiên từ tận đáy lòng, bạn cũng sẽ sẵn sảng để được đón nhận tình yêu từ thiên nhiên.

Trái đất biết cách đáp lại những lời nguyện cầu chân thành nhất của chúng ta. Khi bạn cầu nguyện, Trái đất đáp lời. Lúc ấy, tình yêu sẽ lan tỏa tới mọi sự sống và tới nước.

 

Chương 4: 

Điều kỳ diệu của Hado: Giải thích điều không thể Lý giải

Đã lâu lắm rồi, trên đỉnh một ngọn núi xa có một mụ phù thủy già... Câu chuyện cổ tích mà một ông lão người bản địa với bộ râu trắng lởm chởm và khuôn mặt xạm đi vì thời gian kể cho tôi bắt đầu như vậy đó. Cụ đã gần 90 tuổi, nhưng không ai – ngay cả chính cụ hay gia đình – biết chính xác cụ bao nhiêu tuổi. Tri thức và hiểu biết tích lũy qua bao nhiêu thập kỷ của cụ cũng sâu sắc như những nếp nhăn trên mặt cụ vậy.

Tôi được giới thiệu với cụ Eric – ông lão bản địa ở trên – trong chuyến đi giảng đầu tiên tới Úc vào tháng Tám năm 2002. Chúng tôi gặp nhau tại một nhà hàng và tôi giới thiệu với cụ về bộ sưu tập ảnh tinh thể nước của mình. Cụ nhìn nó thật chậm rãi và chăm chú, rồi cụ bắt đầu kể cho tôi câu chuyện cổ được truyền lại qua nhiều thế hệ.

Mụ phù thủy độc ác sống trên đỉnh ngọn Ridge ở vùng đất phía Nam, bây giờ chính là New South Wales. Có một dòng sông chảy xuống núi và mụ phù thủy sống gần thượng nguồn của con sông.

Một ngày nọ, mụ ta nhìn xuống thung lũng nơi dòng sông chảy qua và thấy tất cả những con người hạnh phúc đang sống dọc hai bên bờ. Cảnh tượng của tất cả những niềm hạnh phúc đó khiến tim mụ ngập tràn oán giận và mụ soi những suy nghĩ của mình vào trong nước. Mụ đổ đầy xuống dòng sông lòng thù ghét và khát khao rằng chỉ một mình mụ được hạnh phúc.

Mụ còn chặn cả dòng sông lại để chỉ có một dòng chảy nhỏ tới được chỗ con người. Lòng sông – nơi dòng nước trong lành từng chảy tự do – trơ toàn cặn bẩn. Những con người sống bên bờ sông chẳng mấy chốc trở nên ốm đau và nạn trộm cắp, côn đồ, đánh nhau tràn lan vì những ý nghĩ đen tối mà mụ phù thủy đã soi vào trong nước.

Nhiều năm đau khổ và buồn rầu trôi qua. Một hôm, vị pháp sư trẻ trong thung lũng đi dạo cùng chú chó của mình. Con chó nhìn thấy một con chuột túi và đuổi theo sau, vị pháp sư đợi con chó quay lại rất lâu. Cuối cùng con chó cũng trở lại, người nó ướt sũng vì nước sạch, không phải thứ nước hôi hám của dòng sông đã bị chặn.

Tò mò muốn biết nước sạch ấy từ đâu ra, chàng pháp sư trẻ theo chú chó đi lên núi, tới bậc cửa nhà mụ phù thủy độc ác. Gần đó, chàng phát hiện ra rằng nước sạch của dòng sông đã bị chặn lại.

Vị pháp sư trẻ quẳng mụ phù thủy xuống nước và trong nháy mắt, mụ bị nước cuốn trôi. Người ta kể rằng những đường gồ ghề ở khúc sông xa là do mụ phù thủy độc ác cào xé hai bên bờ hòng chống chọi để không bị cuốn ra biển.

Đúng lúc đó, mụ túm được một tảng đá to. Chàng pháp sư trẻ nói với mụ rằng: “Ta sẽ cứu sống mụ nếu mụ thay đổi cách sống. Hãy ở lại chính nơi này và hứa làm những điều tốt đẹp cho con người.”

Mụ phù thủy độc ác hứa và mụ biến thành một cây to mọc trùm lên trên tảng đá. Người dân sống bên bờ sông cuối cùng cũng có thể trở lại cuộc sống hạnh phúc và bình yên. Mụ phù thủy giả, trong lốt cây, đứng bên dòng sông để cảnh báo cho mọi người tránh xa rìa đá nguy hiểm.

Lắng nghe câu chuyện của cụ Eric, tôi ngạc nhiên khi nghe thấy cụm từ “soi vào trong nước”. Rồi tôi nhận ra rằng điều đó hoàn toàn phù hợp với nguyên lý hado. Tôi không bao giờ tưởng tượng được rằng cụm từ này lại được tìm thấy trong một câu chuyện đã được truyền lại từ thế hệ này sang thế hệ khác qua hàng nghìn năm. Nhưng đáng lẽ tôi nên nhận thức được rằng sống cảng lâu, người ta cảng biết rằng những chuyện như thế hoàn toàn có thể xảy ra.

Tôi khá bất ngờ khi được nghe chuyện ấy ở một nơi xa xôi như thế của thế giới. Giống như những câu chuyện thần thoại, truyện ngụ ngôn của các nước và các nền văn hóa khác, hiểu biết những sự thật về vũ trụ cũng như cách sống phù hợp của những người bản xứ ở Úc cũng rất phong phú.

Từ câu chuyện ngụ ngôn được ông lão kể lại, chúng ta học được rằng nước lúc nào cũng phải chảy. Khi dòng chảy bị chặn lại, dòng sông sẽ chết. Chúng ta cũng học được rằng ghen tỵ và tham lam có sức mạnh phá hủy những điều tốt đẹp – một thông điệp rất phù hợp với thời đại mà chúng ta đang sống.

Lại thêm một bài học nữa, đó là nước có khả năng đọc cảm xúc và truyền hado của những cảm xúc đó tới phần còn lại của thế giới. Nói cách khác, những thông điệp dù tốt hay xấu mà nước mang theo tới toàn thế giới phụ thuộc vào mỗi chúng ta.

Đối với tổ tiên của chúng ta, sự kỳ diệu, khoa học và thần học đều là một và như nhau. Cách để truyền lại sự thật về thế giới cho các thế hệ tương lai là qua các câu chuyện. Những câu chuyện như thế được xây dựng dựa trên sự hiểu biết về các quy luật vô hình chi phối thế giới hữu hình.

Những y sĩ của nền y học tiên tiến chính là các pháp sư cầu nguyện và chữa lành cho những người đau khổ. Đó cũng chính là vai trò của các tinh thể nước. Thực ra, hành trình hướng tới việc nghiên cứu về tinh thể nước của tôi xuất phát từ một khao khát muốn chữa lành.

Lần đầu tiên tôi được giới thiệu với thế giới hado lạ lùng và kỳ diệu là 15 năm về trước. Tôi vừa mối thành lập xong công ty của mình, IHM (ban đầu là Trung tâm Y tế Shăm sóc Sức khỏe Quốc tế – International Health Medical, bây giờ là Hội Hado quốc tế – International Hadao Membership) và đang nhập một thiết bị y tế tần số thấp, dùng để giảm đau, từ Mỹ. Mối liên hệ ở Mỹ của tôi là một nhà hóa sinh – tiến sĩ Lee H. Lorenzen. Tôi được biết rằng vợ của tiến sĩ Lorenzen lúc đó ốm khá nặng. Ông đã làm tất cả những gì mình có thể nghĩ tới để hồi phục sức khỏe cho bà, như có vẻ nhưng chẳng phương thức gì có tác dụng cả. Cuối cùng ông quyết định cân nhắc tới nước.

Ông lập ra một đội các nhà khoa học chuyên sâu về điện tử và vật lý với mục đích phát triển loại nước tốt nhất có thể. Họ bắt đầu nghiên cứu của mình với tiền đề rằng nước có khả năng chuyển tải thông tin. tiến sĩ Lorenzen nói với tôi rằng họ thực sự đã tìm được ra loại nước này. Rồi một hôm, tôi có được cơ hội tận mắt chứng kiến loại nước đó có thể làm những gì.

Dưới bầu trời xanh tươi sáng của California, tôi đang chơi đánh golf với Tiến sĩ Lorenzen và hai trong số các nhà nghiên cứu đang làm việc với ông thì mắt cá chân tôi bắt đầu đau vì chấn thương cũ trong lúc chơi bóng bầu dục. Ba người kia nhận ra rằng tôi đang đi khập khiễng và lấy làm lo lắng.

Cuối cùng tôi cũng về được tói trụ sở câu lạc bộ, một trong mấy người đó đưa cho tôi một chiếc túi nhựa nhỏ có chứa nước. Họ hướng dẫn tôi xoa nước vào quanh vùng mắt cá chân. Ở chừng mực nào đó, tôi biết rằng nước không thể xoa dịu được cơn đau, nhưng tôi biết rằng nó cũng chẳng có hại gì, vậy là tôi xoa nước vào mắt cá chân sưng vù của mình.

Thật kinh ngạc, khi tôi đứng lên đi, chân tôi không còn đau chút nào nữa, ngay cả khi tôi duỗi thẳng chân ra chân tôi cũng không hề đau. Tôi không thể làm ngơ trước thứ nước kỳ lạ này.

Hồi đó, ở Nhật người ta đang rất quan tâm đến một số loại nước được tuyên bố là tốt cho sức khỏe, nên tôi ký một hợp đồng để giới thiệu kỹ thuật này tới Nhật và tôi mời tiến sĩ Lorenzen cùng hai nhà nghiên cứu tới các buổi hội thảo ở ba trong số các thành phố lớn nhất cả nước.

Ở cả ba địa điểm, có lẽ vì không mất phí tham gia, các hội trường đều chật kín người. Nhưng rồi tôi sớm nhận ra rằng lời giải thích về những khả năng chữa lành của nước quá khó để phần lớn mọi người lĩnh hội được. Chính bản thân tôi cũng gần như không hiểu được những gì các nhà khoa học đang diễn tả. Một vài người đứng dậy và bỏ về giữa chừng; nhiều người khác gật gù trên ghế. Đó đúng là một thảm họa.

Sau đó, tôi ngẫm nghĩ xem có chỗ nào không ổn. Tôi nhận ra rằng nước là điều thiết yếu đối với cuộc sống con người theo rất nhiều cách, tuy nhiên, chúng ta lại không hiểu nhiều về nó. Lúc đó, khi vẫn còn đang nghĩ xem nên làm gì tiếp theo thì tôi nghe được một điều mà tôi thấy rất hợp lý: “Trước tiên, khoa học dựa vào sự hình thành của một giả thuyết, sau đó là sử dụng các công cụ và công nghệ để chứng minh giả thuyết đó.”

Tôi bừng tỉnh. Tất cả những công cụ và công nghệ có thể được sử dụng để phân tích các chất hóa học cũng như các chất liệu khác, vậy thì tại sao lại không có thứ gì dùng để phân tích nước? Tôi không bỏ phí chút thời gian nào, gọi ngay cho tiến sĩ Lorenzen để đề nghị ông tìm một thiết bị nào đó mà chúng tôi có thể sử dụng để phân tích nước. Điều này dẫn tới buổi gặp gỡ của tôi với thiết bị MRA – thiết bị có thể phân tích và chuyển tải hado.

Từ khi đưa thiết bị này về Nhật năm 1987, tôi đã có hân hạnh được làm việc với 15.000 người, những người đã đến với tôi vì những mối lo về sức khỏe của mình. Tôi đã viết hơn 10 cuốn sách về hado và rất nhiều trường hợp kỳ diệu tôi từng được chứng kiến.

Sau nhiều năm, rất nhiều người đã thử mô phỏng chiếc máy hado này và đã tạo ra được các thiết bị tương tự để phân tích hado, tạo nên một loại trào lưu hado ở Nhật. Rất nhiều người đã bắt đầu quan tâm tìm hiểu về thế giới vô hình của hado. Phong trào này đủ sức để đưa chúng ta vào một kỷ nguyên mới và mở ra cánh cửa tới một giai đoạn mói trong quá trình tiến hóa của loài người.

Hiểu về hado trao cho chúng ta hiểu biết tốt hơn về cách thế giới vận hành và nó cũng trao cho chúng ta niềm hy vọng về tương lai. Đôi khi tôi còn nghĩ rằng biết về những khả năng của hado cũng giống như sở hữu được cây đèn thần có thể biến những điều không thể thành có thể. Rồi những lúc khác, tôi cảm thấy khi mình càng hiểu hado, tôi cảng hiểu thêm về những điều đang xảy ra xung quanh chúng ta.

Chụp ảnh các tinh thể là một môn khoa học cổ tính chủ quan

Để có được sự thông cảm và trợ giúp của nhiều người nhất có thể, tôi đã tiếp cận với nghiên cứu của mình theo cách khoa học nhất. Nhưng chúng tôi không thể quên rằng không phải điều gì cũng có thể được làm rõ nhờ nghiên cứu hay khoa học. Các bức ảnh tinh thể nước bảy ra trước mắt ta một thế giới kỳ ảo cao quý, nhưng thế giới kỳ ảo ấy có rất nhiều điều để chúng ta tìm hiểu, vì đôi khi, sự kỳ ảo là cách tuyệt vời nhất để có được một bức tranh rõ nét về thực tại.

Khi nước được đóng băng, một tinh thể không bao giờ xuất hiện đến lần thứ hai, cũng như không bao giờ có hai bông tuyết giống hệt nhau. Khi tôi trình chiếu các bức ảnh tinh thể trong các buổi giảng, tôi thường được hỏi: “Nếu không có hai tinh thể nào giống hệt nhau, vậy làm thế nào ông chọn được một bức ảnh tinh thể cụ thể?”

Đó là một câu hỏi hay. Tất nhiên là tôi không thể đưa ra cho các bạn hàng trăm tấm ảnh mà chúng tôi đã chụp lại tất cả các tinh thể, nhưng tuy thế, tôi không thấy có lý do gì để điều này khiến chúng ta bận lòng. Cũng giống như khi nhìn vào một cuốn từ điển bách khoa về các loài động vật và hỏi làm thế nào bức ảnh của một con chó cụ thể lại có thể đại diện được cho rất nhiều các con chó khác nhau của loài đó. Khi tôi chọn một tấm ảnh cho bộ sưu tập, lựa chọn của tôi được dựa trên tấm hình tinh thể thể hiện chính xác nhất các tinh thể được tạo thành từ những điều kiện giống nhau.

Trong cuốn Sức mạnh thực sự của nước, tôi đã mô tả vắn tắt cách chúng tôi chụp ảnh các tinh thể nước. Tôi muốn bổ sung thêm vài chi tiết nữa cho những lý giải đó. Nếu chúng tôi kiểm tra các tác động lên nước của ngôn từ, các bức ảnh hay âm nhạc, chúng tôi bắt đầu với nước được chưng cất, sau đó cho nước ấy tiếp xúc với ảnh hưởng mà chúng tôi đang kiểm tra trong một khoảng thời gian thích hợp. Nếu chúng tôi kiểm tra nước từ nguồn, ví dụ như ở một cái hồ, chúng tôi không để nó tiếp xúc với bất cứ ảnh hưởng bên ngoài nào khác, như ngôn từ hay âm nhạc. Chúng tôi chỉ sử dụng đúng thứ nước ấy mà thôi.

Để chụp ảnh các tinh thể nước, chúng tôi đặt 0,5 cc nước vào khoảng 50 chiếc đĩa Petri bằng cách dùng xi lanh. Rồi chúng tôi làm lạnh các đĩa Petri tới -25oC và chụp ảnh qua kính hiển vi. Tất nhiên, kết quả không bao giờ là 50 tinh thể giống nhau trên 50 chiếc đĩa.

Khi đã có ảnh, chúng tôi chia chúng thành sáu loại: đẹp, khá đẹp, hình lục giác, hình có tâm tròn, hình mắt cáo, hình không xác định, hình méo mó và không hình thành tinh thể.

Cách phân loại này giúp chúng tôi có được ý tưởng chung về các loại tinh thể được hình thành. Hãy lấy các tinh thể được tạo thành từ nước lấy ở sông Honmyo làm ví dụ. Khi chúng tôi lấy nước từ sông trước khi nó chảy vào vịnh Isahaya ở biển Ariake, chúng tôi thấy rằng các tinh thể bị vỡ và không có tinh thể lục giác nào hình thành. Kết quả như sau:

Đẹp: 0

Khá đẹp: 0

Hình lục giác: 0

Hình có tâm tròn: 2

Hình mắt cáo: 6

Hình không xác định: 29

Hình méo mó: 2

Không hình thành tinh thể: 11

Điều này cho thấy không có tinh thể hình thành trên 11 chiếc đĩa Petri và khi các tinh thể có hình thành thì chúng lại bị vỡ. Không có một tinh thể nào được coi là đẹp. Từ đó, chúng tôi chọn ra một tinh thể mà chúng tôi thấy thể hiện tốt nhất cho chuỗi vật mẫu – trong trường hợp này là một hình không xác định.

Tiếp theo, hãy xem ví dụ về các tinh thể hình thành từ nước lấy gần nguồn của sông Honmyo. Kết quả như sau:

Đẹp: 2

Khá đẹp: 4

Hình lục giác: 0

Hình có tâm tròn: 4

Hình mắt cáo: 8

Hình không xác định: 29

Hình méo mó: 3

Không hình thành tinh thể: 0

Trong trường hợp này, chúng tôi chọn một tinh thể đẹp để đại diện cho mẫu. Tất nhiên, chỉ có hai tinh thể đẹp trong tổng số 50 mẫu mà thôi. Nhưng khi những tinh thể như thế xuất hiện trong một tập hợp mẫu, thì thường cũng sẽ có nhiều tinh thể được xếp vào loại khá đẹp, hình lục giác, hình có tâm tròn và hình mắt cáo. Điều này chỉ ra rằng có nhiều tinh thể đang trong quá trình hình thành hoặc có tiềm năng tạo nên các tinh thể đẹp.

Xét rằng các tinh thể từ mẫu nước này hình thành rất dễ dàng, chúng tôi có thể đàng hoàng chọn một tinh thể đẹp để đại diện cho mẫu. Tôi thừa nhận rằng quá trình lựa chọn không tuân thủ chặt chẽ theo một phương pháp khoa học, nhưng nói một cách đơn giản, chúng tôi chọn các tinh thể đại diện tốt nhất cho toàn bộ mẫu chứ không phải chỉ là một tinh thế trong phân loại có số lượng nhiều nhất.

Và ý tưởng về một người phụ trách việc lựa chọn cũng từ đó mà này ra. Khi thực hiện việc chọn lựa cho bộ sưu tập các bức ảnh tinh thể, sẽ là hiệu quả nhất nếu một người chọn tất cả các ảnh, như vậy sẽ đảm bảo được tính nhất quán. Đó là lý do vì sao tất cả các ảnh trong cuốn sách này đều là do tôi chọn.

Thực tế, các tinh thể trong ảnh mà chúng tôi chụp đều chịu tác động của các yếu tố như môi trường, thời gian và thậm chí là cả tính cách và suy nghĩ của người chụp nữa. Điều này cũng không khác với nguyên lý bất định của các máy lượng tử. Nguyên lý bất định được đưa ra lần đầu tiên bởi nhà vật lý học người Đức Werner Heisenberg và nguyên lý đó được cho là đã giúp khoa học về máy lượng tử được hoàn thiện. Lý thuyết này nói rằng mỗi lần bạn nhìn vào các electron, chúng lại chuyển động theo một cách khác. Nói cách khác, chính vì kết quả thu được từ việc quan sát là những chuyển động hoàn toàn không giống nhau nên việc quan sát trở thành bất khả thi.

Lý do của hiện tượng này là vì con người cần có ánh sáng mới có thể quan sát, và khi các electron tiếp xúc với electron của ánh sáng, chúng sẽ bị rối loạn, do đó không thể dự đoán được hướng chuyển động của chúng. Điều này có nghĩa là chúng ta biết rất ít về những gì đang diễn ra trong thế giới quanh mình. Khi lý thuyết này lần đầu tiên được đưa ra trước cộng đồng khoa học, rõ ràng nó đã gây chấn động tương đối mạnh.

Nguyên lý này cũng được áp dụng cho nước. Tùy thuộc vào người quan sát mà nó thay đổi hình dạng hoàn toàn. Phản ứng của nước sẽ biến đổi theo việc liệu trái tim của người quan sát đầy ắp lòng biết ơn hay sự giận dữ và khác biệt này sẽ được biểu hiện trong sự hình thành của các tinh thể nước.

Một nhân tố khác khiến việc quan sát các tinh thể nước cảng khó khăn hơn là hình dạng thay đổi liên tục trong quãng đời hai phút của tinh thể. Tùy thuộc vào thời điểm đóng mản trập của thiết bị chụp, tinh thể trông sẽ khác biệt một chút. Sự bất định quả thực là một yếu tố gắn liền với vạn vật trên thế giới của chúng ta.

Mặt trời mọc vào buổi sáng và lặn vào buổi chiều. Đó là một điều ta có thể chắc chắn. Nhưng nếu xem xét cả một lịch sử dải của vũ trụ, bạn sẽ thấy rằng hiện tượng này mới chỉ tiếp diễn trong một thời gian ngắn và nó cũng sẽ không duy trì mãi mãi. Sau khoảng năm tỉ năm nữa, Mặt trời sẽ dần dần nở rộng và cuối cùng sẽ nuốt chửng Trái đất. Và điều đó cũng chỉ là một phần của quá trình mà Mặt trời – hành tinh chiếu sáng cho Trái đất chúng ta hôm nay – trải qua. Năm tỉ năm tính theo thời gian Trái đất thì có là gì khi so với khoảng thời gian vô tận của vũ trụ?

Các phương pháp được sử dụng để chụp ảnh tinh thể nước có thể không đáp ứng được định nghĩa của mọi người về tính khoa học và ít nhiều cũng có liên quan tới sự bất ổn. Thực tế, còn rất nhiều điều về thế giới hado còn mơ hồ và không thể giải thích được bằng các chuẩn mực rõ ràng của phân tích thống kê.

Nhưng khi nghĩ về điều này, bạn cũng sẽ thấy rằng tất cả những gì mà bất cứ nhà khoa học nào có thể làm chỉ là vén một góc nhỏ của tấm màn che phủ sự thật của thế giới này lên, để rồi cố gắng thể hiện điêu đó bằng những ngôn từ mà phần đông công chúng có thể hiểu được.

Tất cả mọi thứ đều phát ra hado

Một câu hỏi khác mà tôi thường xuyên được hỏi là: “Làm thế nào mà nước được tiếp xúc với một bức ảnh hay ngôn từ lại có thể tạo ra các tinh thể khác nhau đến vậy?” Ngay cả tôi cũng phải thừa nhận rằng đây là một câu hỏi khó trả lời.

Tôi này ra ý định để nước tiếp xúc với ngôn từ và ảnh chụp trước cả khi tôi nghĩ đến việc chụp ảnh các tinh thể nước. Tôi đã thử nghiệm với chiếc máy hado mà tôi đã đề cập bên trên. Khi những người có vấn đề về sức khỏe tới văn phòng tôi để nhờ tư vấn, tôi sẽ kiểm tra và phân tích hado của họ rồi khuyên họ dùng nước để điều trị. Nước sẽ được truyền hado để kháng cự lại với căn bệnh. Nếu họ ốm tới mức không thể ra khỏi giường, tôi sẽ in ra tên người, rồi kiểm tra hado từ cái tên đó. Hoặc tôi sẽ kiểm tra hado qua ảnh chụp của họ. Các kết quả ghi được của các trường hợp mà người ốm hồi phục đã thuyết phục tôi rằng ngay cả các bức ảnh cũng có hado của riêng mình. (Để đọc nhiều hơn về những trường hợp này, hãy tham khảo cuốn Sức mạnh thực sự của nước.)

Bạn có thể đề cập đến hado này như một thứ khao khát. Có một số người, không nhiều, có thể cảm nhận được hado phát ra từ các bức ảnh và nhờ đó có thể cảm thấy được người mất tích còn sống hay đã chết khi xem một tấm ảnh in trên báo. Ngay cả những người không bao giờ thừa nhận là mình tin vào những năng lực đặc biệt như vậy cũng có thể từng có một điềm báo và sau đó biết được rằng điềm báo của họ là chính xác. Một người bạn của tôi nói rằng ông nhớ đã đọc về một người leo núi, người này đã chinh phục đỉnh Everest. Khi nhìn vào tấm ảnh của người leo núi đó, ông cảm nhận thấy rằng người này không còn sống trên đời. Không lâu sau, ông nghe trên bản tin nói rằng người leo núi này bị lạc và được cho là đã chết. Thật khó để phủ nhận rằng trong ý thức của con người có một năng lực ẩn giấu – có lẽ là sự linh cảm chăng – để cảm nhận những điều vừa mới xảy ra bất chấp rảo cản về thời gian và khoảng cách.

Với ngôn từ cũng có những điều tương tự xảy ra. Có một niềm tin cổ xưa ở Nhật, rằng mỗi từ riêng rẽ đều có linh hồn của mình, điều này khiến các thông điệp có thể được truyền tải và thông tin được tiếp nhận.

Khi nước được tiếp xúc với những từ như “Cám ơn” và “Đồ ngốc!”, bạn có thế thấy rằng nước ghi nhận chính xác tính chất của những từ này. Nhưng khi các từ được nói với nước, ý nghĩa của từ lại thay đổi đáng kể theo ngữ điệu và sự luyến láy của người nói. Cụm từ “Đồ ngốc!” có thể có ý nghĩa khác hẳn tùy thuộc vào việc chúng được nói với sự căm ghét sâu cay hay bông đùa nhẹ nhàng. Nhưng với những từ được viết trên giấy, cách nói không còn là một nhân tố nữa và năng lượng thuần túy của từ đó có thể bộc lộ mình trong sự hình thành của tinh thể.

Dù bạn có suy ngẫm về nó thường xuyên và sâu sắc đến đâu, sự thật ấy vẫn luôn thật phi thường – gần như khó tin – rằng các thông điệp của nước có thể vượt qua giới hạn thời gian và không gian.

Sự thật rằng một tấm ảnh có chứa thông tin cho thấy ý thức có liên quan ở đây. Khi bạn nhìn thấy một bức ảnh phong cảnh và nghĩ rằng nó thật đẹp, hay một bức ảnh của một người bạn gợi lại những ký ức cũ, bức ảnh sẽ lôi cuốn ý thức của bạn. Cùng theo cách đó, một tấm ảnh nhận dạng được dùng để nhận dạng dựa trên nhận thức rằng bức ảnh đó đại diện cho người thật.

Cách đây không lâu, một giáo sư tâm lý học ở Đại học Yale đã tiến hành một thí nghiệm. Ông chọn một vài từ trong tiếng Do Thái, rồi ông bịa ra một số lượng từ tương ứng. Tiếp đó, ông trộn tất cả các từ với nhau, đưa chúng cho những người không biết tiếng Do Thái và yêu cầu họ đoán ý nghĩa của các từ. Các đối tượng, tất nhiên, không biết rằng một nửa trong số đó là từ giả. Kết quả là số lượng người đoán trúng nghĩa của các từ Do Thái nhiều hơn so với các từ được bịa ra.

Thí nghiệm này đã góp phần ủng hộ cho các lý thuyết của tiến sĩ Rupert Sheldrake – một nhà khoa học tin rằng những từ ngữ mà con người đã sử dụng nhiều năm nay hình thành “trường hình thái” (morphic field) cho việc nhận thức ý nghĩa của những từ như thế. Vì vậy, có những người chưa bao giờ nhìn thấy một từ có thể đoán được ý nghĩa của nó với độ chính xác bất ngờ. Trường hình thái không phải là bất cứ điều gì bạn nhìn được bằng mắt và nó không phải là loại năng lượng có thể đo lường được. Cách miêu tả chính xác nhất về nó là một thế giới khác, không nhìn được bằng mắt.

Với sự hình thành của trường hình thái, tỉ lệ chắc chắn của giả định rằng nếu có điều gì đó xảy ra đến lần thứ hai thì sẽ còn xảy ra nữa càng tăng lên. Quá trình tương tự cũng được nhận thấy khi khám phá lịch sử. Vì lý do nào đó, các từ ngữ đã được nói ở đâu đó trên thế giới thường dễ học hơn.

Để minh họa cho ý kiến này, chúng ta hãy cùng xem một ví dụ. Trong một chuyến sang Đức cách đây không lâu, tôi được nghe một câu chuyện rất thú vị. Một bác sĩ đã thu thập các mẫu máu từ một vài bệnh nhân và lưu trữ các mẫu máu này. Rồi vị bác sĩ nói ông có thể xác định bệnh nhân bị bệnh gì chỉ bằng cách nhìn vào mẫu máu của người đó.

Các mẫu máu được đóng kín và lưu trữ cẩn thận để không bị hỏng và biến đổi. Nhưng hai năm sau, khi người bác sĩ kiểm tra lại các bệnh nhân và các mẫu trước đó, ông nhận ra rằng thành phần của máu đã thay đổi và hoàn toàn không phải theo kiểu ngẫu nhiên. Máu hai năm trước giờ đã thay đổi thành các thành phần giống như máu gần đây được kiểm tra lại. Nói cách khác, nếu bệnh nhân bị ốm trong hai năm trước và giờ đã lành bệnh, máu lấy hai năm trước cũng sẽ thay đổi thành trạng thái máu của người khỏe mạnh và ngược lại. Khi đó, vị bác sĩ tiến hành thêm 2.000 thí nghiệm nữa và cho công bố kết quả.

Ở Đức, tôi gặp một bác sĩ khác – một người đản ông khoảng 80 tuổi đã tiến hành một thí nghiệm tương tự. Ông đã chẩn đoán bằng cách lấy một giọt máu từ ngón tay bệnh nhân và thấm vào một mẩu giấy. Ông nói rằng ông có thể sử dụng cùng một vết máu này trong toản bộ quá trình điều trị cho bệnh nhân, bởi nó liên tục biến đổi hình dạng theo tình trạng của người bệnh. Nói cách khác, vết máu từ hai năm trước có thể được dùng để chẩn đoán tình trạng sức khỏe hiện tại của bệnh nhân.

Cách giải thích khoa học cho hiện tượng này ư? Tôi không biết.

Làm sao chúng ta có thể diễn giải được các nguyên lý của hado? Hãy nghĩ tới ba điều có liên quan tới hado mà chúng ta đã thảo luận trong chương đầu tiên của cuốn sách này.

Thứ nhất, hado là rung động. Tất cả nhân loại đều đang ở trạng thái rung động và thể trạng của một cá nhân có thể được tìm hiểu bằng cách kiểm tra sự rung động của mẫu máu lấy từ cơ thể người đó.

Thứ hai, hado là cộng hưởng. Máu được lấy từ một người hai năm trưác vẫn tiếp tục cộng hưởng với hado hôm nay của người đó, thay đổi để trùng khớp với tình trạng hiện tại của máu đang chảy trong mạch của người đó ngay lúc này.

Và thứ ba, hado là sự tương đồng. Với tất cả hado, có một phiên bản thu nhỏ và một phiên bản phóng to, những phiên bản này cộng hưởng với nhau. Trong các thí nghiệm được thực hiện ở Đức, cách diễn giải của tôi là mẫu máu là phiên bản thu nhỏ của cơ thể mẫu, thay đổi thống nhất với cơ thể sản sinh ra nó.

Khoảng bảy thập kỷ sau, một nhà khoa học có tên Harold Saxton Burr đã đặt nền tảng cơ bản cho khoa học về hado. Burr là một giáo sư nổi tiếng về giải phẫu ở Đại học Yale. Trong khi nỗ lực tìm hiểu những bí ẩn của cuộc sống, ông đã đưa ra cho chúng ta khái niệm trường L (L-field) hay trường sống. Vì tất cả các tế bảo trong cơ thể chúng ta đều được thay thế trong quãng thời gian sáu tháng, vậy thì tại sao chúng ta lại cứ tái sinh mãi là một người hết lần này đến lần khác?

Ông tin rằng, cũng giống như chiếc khuôn làm thạch, có một thế lực vô hình khiến điều này xảy ra và ông gọi nó là “trường sống.” Ông tin rằng vì trường sống là một trường điện từ trong tự nhiên, nó có thể đo lường được và thậm chí ông còn phát triển thiết bị đo lường của riêng mình – sử dụng một thiết bị đo điện áp và một điện cực. Ông khám phá ra rằng kết quả đo lường ông thu được thay đổi theo cảm giác của đối tượng. Ông thu được điện áp cao hơn từ các đối tượng đang cảm thấy hân hoan và điện áp thấp từ những người đang buồn bã.

Dường như thiết bị của ông chính là nguyên mẫu đầu tiên của thiết bị MRA mà tôi dùng để phân tích hado. Bằng cách nhập một loạt các số mã vào thiết bị, người ta có thể xác định được bộ phận nào trên cơ thể khớp với mã. Khi một bộ phận nhất định của cơ thể bị đau đớn, hado cảm xúc chắc chắn có liên quan. Bằng cách sử dụng các mã, những hado cảm xúc như thế cũng có thể được đo lường và xếp loại.

Trong cuốn sách của mình Kế hoạch bất tử. Những con đường điện tử của sự sống (Blueprint for immortality: The electric patterns of life), tiến sĩ Burr đã viết rằng một ngày nào đó chúng ta sẽ xác định được, thậm chí cả những cảm xúc của con người, bằng cách sử dụng điện áp ở mức milivol. Bất cứ ai từng làm việc nhiều với sự rung động cũng đều nhận ra ít nhất một điều: tâm hồn chịu ảnh hưởng của bất cứ điều gì và nó có ảnh hưởnq đến tất cả mọi thứ. Cả cơ thể bạn và những điều đang diễn ra quanh bạn – thậm chí cả thế giới mà bạn đang sống – đều được tạo ra từ tâm hồn bạn. Đó là điều tôi đã quan sát được hết lần này tới lần khác. Trong bạn ẩn chứa rất nhiều sức mạnh.

Có lẽ chúng ta đang sống trong một thế giới đầy những hỗn loạn kiểm soát và không thể dự đoán. Chúng ta không thực sự biết điều gì sẽ xảy ra từ giây phút này tới giây phút tiếp theo.

Nhưng những hỗn độn này cũng là tạo phẩm của chính bạn. Sự hỗn độn chồng chất lên với vô vàn năng lượng. Cuối cùng thì, trước khi có thiên đường và Trái đất, trước khi có một vũ trụ chuyển động theo trật tự, chỉ có một thứ duy nhất: sự hỗn mang.

Vậy nên nếu bạn cảm thấy lạc lõng, thất vọng, chần chừ hay yếu đuối, hãy trở về với chính mình, với con người thực của bạn, ở đây và bây giờ.

Và khi tới được đó, bạn sẽ khám phá ra bản thân mình, như một đóa sen nở rộ, ngay cả giữa ao bùn, xinh đẹp và mạnh mẽ.

 

Chương 5: 

Cầu nguyện cố thể thay đổi thế giới và nước

Hồi còn nhỏ, tôi rất hay gặp đi gặp lại một cơn ác mộng. Đất dưới chân tôi rung lên và một ngọn núi lửa tuôn trảo ra nham thạch nóng đỏ. Đại dương biến thành một ngọn sóng khổng lồ bao trùm lên tất cả mọi thứ, hủy hoại nhà ở và các công trình, mọi người vừa chạy tán loạn vừa la hét giữa những tiếng rền vang của đất.

Có những giai đoạn gần như đêm nào tôi cũng nằm mơ thấy cơn ác mộng này. Giờ thì tôi không còn bị giấc mơ ấy quấy nhiễu nữa. Thực tế, nó đã ngừng lại khi tôi xuất bản cuốn sách đầu tiên về các tinh thể nước của mình. Nhưng tôi ngờ rằng qua bao nhiêu năm, tôi đã thấy giấc mơ này đến hàng nghìn lần. Đôi khi nó làm tôi sợ tới mức tôi nhảy khỏi giường, tỉnh như sáo và sẵn sàng chạy thoát thân. Tới ngày hôm nay, tôi vẫn không biết ý nghĩa của giấc mơ đó là gì hay vì sao tôi lại gặp nó nhiều lần như vậy. Tôi biết nó chỉ là một giấc mơ, nhưng cái cảnh tượng địa ngục đó vẫn lẩn khuất trong tâm trí tôi, như thể nó hoàn toàn có thật vậy.

Giai đoạn chuyển mình của thế kỷ dường như là quãng thời gian đặc biệt bất ổn và bấp bênh. Đó là một trong những kết quả là sự quan tâm lớn hơn tới các vấn đề tâm linh. Phải, chúng ta đã sống sót qua sự kiện tháng Bảy năm 1999 – tháng mà nhà tiên tri Nostradamus đã dự báo thế giới sẽ bị diệt vong và năm 2000 tới rồi đi mà các máy tính không hề nổi dậy chống lại chúng ta. Trong khi nhiều người còn có thể nhớ lại cảm giác rằng có điều gì đó rất khủng khiếp sắp sửa xảy đến, nhiều người khác tin rằng chúng ta đã đứng ở bờ vực của một giai đoạn lịch sử nhân loại, khi mà tất cả các hiểu biết và trí tuệ của rất nhiều năm rất có thể sẽ tích tụ lại để tạo nên một thời kỳ vàng son. Và những người không có cảm giác ấy thì ít nhất cũng hy vọng về một tương lai như thế. Nhưng lòng hy vọng chứa chan ấy chẳng kéo dài lâu.

Ngày 11 tháng Chín năm 2001 ập tới và mọi thứ đều thay đổi. Những ngọn lửa chiến tranh bốc lên ở Trung Đông, Afghanistan, Iraq và Israel. Trang đầu tiên của thế kỷ ngập tràn hy vọng của chúng ta đã nhuốm đầy máu. Rồi tới cơn sóng thần ác liệt ở Ấn Độ Dương tháng Mười hai năm 2004 và cơn bão Katrina năm 2005. Và tôi nhớ lại cơn ác mộng thời thơ ấu.

Lúc nào cũng có những người tin vào hồi kết của nhân loại, sự hủy diệt của thế giới và thảm họa toàn cầu thì đang cận kề ngay trước mắt chúng ta. Tôi không tin tương lai ảm đạm đó đang chờ đón chúng ta, và tôi vẫn luôn cố gắng kiên cường chống lại những dự đoán tiêu cực ấy. Lý do tôi lạc quan như vậy là vì tôi cảm thấy rằng những ngôn từ khắc sâu trong tim chúng ra rất có thể sẽ có tác động lên hướng đi của thế giới này.

Nhưng tôi cũng thừa nhận rằng đôi khi có vẻ như thế giới quả thật đang bước những bước dẫn thẳng tới sự hủy diệt của nhân loại. Dù bạn có cố gắng để sống tích cực đến đâu đi nữa, cũng thật khó để ngó lơ trước sự thật rằng chúng ta đang phải đối mặt với hàng loạt các vấn đề do chính chúng ta tạo ra.

Với việc dân số toản cầu được dự đoán sẽ bùng nổ gấp 1,5 lần trong 50 năm tối và bốn lần trong 100 năm tiếp theo, với tốc độ công nghiệp hóa chóng mặt, với điều kiện môi trường bị hủy hoại nhanh chóng, sự sống còn của chúng ta thật mong manh.

Một số báo cáo nói rằng 1 độ tăng lên trong khoảng giữa 4 và 6 độ C trong vòng 100 năm sẽ làm tăng mực nước biển lên 80 tới 150 cm và nhấn chìm nhiều vùng lãnh thổ mà chúng ta đang cư ngụ.

Và chẳng có gì đảm bảo rằng sự thay đổi đó sẽ diễn ra từ từ. Những hòn đảo lớn ở Biển Nam giờ đây đã hoàn toàn chìm dưới biển. Quá trình dâng lên của các đại dương kết hợp với một cơn sóng thần tương tự như cơn sóng thần chúng ta vừa mới chứng kiến có thể quét sạch nhiều thành phố lớn và toản bộ nền văn minh ở một số khu vực của thế giới. Thời tiết bất ổn là một mối lo ngại khác. Những cơn mưa rảo và những trận hạn hán bất thường đang trút sự tản phá lên nguồn cung lương thực thế giới.

Đôi khi tôi ngờ rằng giấc mơ lặp lại hồi nhỏ của mình không chỉ là giấc mơ của một đứa trẻ. Chúng ta có thể làm gì để thay đổi quá trình này, dù chỉ một chút thôi? Có một giải pháp là thay đổi cách chúng ta sống cùng các cấu trúc và hệ thống hình thành nên xã hội.

Các mối lo về môi trường

Trong Chương Ba, tôi đã thảo luận về ảnh hưởng dội lại của dòng nước bị chặn. Chúng ta cũng thấy kết quả tương tự khi chúng ta can thiệp vào chu kỳ sống tinh tế hình thành nên các hệ sinh thái.

Một trong những hồi chuông cảnh báo đầu tiên là cuốn Mùa xuân thầm lặng (Silent Spring) của Rachel Carson – người đã tiết lộ rằng những loại thuốc trừ sâu như DDT làm ô nhiễm nước và đẩy toàn bộ các loài chim, cá tới bờ vực tuyệt chủng. Mùa xuân thầm lặng kể về câu chuyện thuốc diệt côn trùng Dieldrin đã được phun trong địa phận và xung quanh khu vực Sheldon, Illinois nhằm tiêu diệt bọ xít Nhật và ngăn quá trình lan sang phía Nam của loài này. Các chất hóa học ngấm vào trong đất, giết chết hoặc đuổi toàn bộ bọ xít và các côn trùng khác. Sau khi ăn những côn trùng này hay tắm trong nước ô nhiễm, chim cổ đỏ, chim trĩ, chim sáo đá bắt đầu chết, tiếp theo đó là sóc, thỏ và hơn 90% mèo ở các trang trại. Ngay cả cừu cũng không thoát khỏi ảnh hưởng chết người của các chất hóa học.

Carson đồng thời cũng tiết lộ về ảnh hưởng của các chất hóa học lên cá hồi di cư (salmon) và cá hồi không di cư (trout) ở các sông và tỉ lệ ung thư tăng lên ở người. Nhưng tất cả những điều này không ngăn chính quyền bang và liên bang ngừng phun các loại thuốc diệt côn trùng ngày càng mạnh hơn vào các năm sau đó.

Đúng như dự đoán, công trình của bà bị ngành công nghiệp hóa nông nghiệp phản đối mạnh mẽ. Họ bêu xấu cuốn sách và gắn cho bà cái mác “người đàn bà điên loạn”. Nhưng khi Carson xuất hiện trên báo chí để bảo vệ mình, sự lô-gíc và lòng tự trọng của bà còn gây ấn tượng sâu sắc hơn với người đọc. Cuối cùng thì điều này dẫn tới việc chính phủ buộc phải thừa nhận rằng bà đã đúng. Óc phán đoán và lòng dũng cảm của Carson đã vượt qua cả thời đại của bà và đến ngày nay vẫn truyền dạy được cho chúng ta những bải học còn nguyên giá trị. Tôi cho rằng tất cả mọi người đang sống ở thời đại này đều nên đọc cuốn sách của bả.

Carson đã gióng lên một hồi cảnh báo sớm về nguy cơ ô nhiễm tiềm ẩn, nhưng đồng thời, bả còn cảnh báo cho chúng ta về ảnh hưởng chuỗi hình thành khi một mối nối của chu kỳ sống bị phá vỡ. Chúng ta đã nhìn thấy việc loại bỏ sâu bọ hay cỏ dại bằng phương tiện hóa học có thể dẫn đến sự tuyệt chủng trên diện rộng của những dạng sống khác, bao gồm cả các vi sinh vật sống trong đất. Và khi đất đã chết thì bắt buộc phải sử dụng hóa chất vĩnh viễn thì mới có thể duy trì việc trồng trọt được.

Một khi chu kỳ sống tự nhiên đã bị phá vỡ, khôi phục lại nó là điều tôi không thể. Hơn 40 năm đã trôi qua kể từ lần đầu Rachel Carson cảnh báo chúng ta về tác động của thuốc trừ sâu. Chúng ta đã thấy có sự cải thiện nào cho tình hình này chưa? Ở các nước tiên tiến, ít nhất, việc sử dụng DDT, Dieldrin và các hóa chất khác mà Carson đã cảnh báo chúng ta đã bị cấm và phần lớn đã bị ngừng sản xuất. Nhưng thật đáng lên án, những hóa chất này vẫn được bán cho các nước chưa ra lệnh cấm.

Trong cuộc chạy đua tìm kiếm lợi nhuận và sự tiện lợi, chúng ta đã nhắm mắt với chu kỳ sống đã được hình thành qua hàng tỉ năm. Chúng ta đã làm quá nhiều điều có nguy cơ chấm dứt chu kỳ này đồng thời tạo ra một chu kỳ tàn phá và hủy diệt mới.

Chủ nghĩa vật chất không ngừng phát triển

Có bao giờ bạn có cảm giác là xã hội nói chung và bạn nói riêng đang chuyển động với tốc độ nhanh hơn cách đây 10 hay 20 năm trước không? Kim đồng hồ chắc là không tăng tốc, nhưng nhận thức về thời gian của chúng ta thì có.

Hãy tưởng tượng rằng thế giới là một con quay khổng lồ. Chúng ta sẽ gọi nó là “con quay văn hóa vật chất”. Khi văn hóa phát triển lên và chúng ta đòi hỏi nhiều hơn, con quay càng ngày càng lớn hơn. Đó chính là cách vận hành của cuộc sống trong điều kiện vật chất nặng nề của chúng ta. Mỗi năm, doanh thu phải tăng, thu nhập phải tăng và nền kinh tế phải mở rộng. Chúng ta được tôi rèn để nghĩ rằng dậm chân tại chỗ hoặc chậm lại sẽ dẫn tới suy thoái, thụt lùi và thất bại. Các mục tiêu đạt được dẫn tới việc đặt ra những mục tiêu cao hơn và những yêu cầu phải làm việc ngày càng chăm chỉ và nhanh chóng hơn. Vô cùng tận tụy, chúng ta lao động cần cù để mở rộng kích thước của con quay.

Và chúng ta, đứng trên gờ của con quay này, phải đi một khoảng cách rộng hơn rất rất rất nhiều mới hết được một vòng. Trong khi một con quay nhỏ hơn có thể hoàn thành một vòng trong một giây, con quay lón gấp đôi – hoặc gấp một nghìn lần – sẽ cần nhiều thời gian hơn để quay được một vòng. Trong khi một con quay nhỏ có thể chỉ xoay vài centimét trong một giây, một con quay lớn hơn có thể đi được vài mét.

Kim đồng hồ của bạn vẫn chạy với tốc độ như cũ, nhưng tốc độ thay đổi diễn ra thì lại tăng lên, và có lẽ một ngày nào đó con quay này sẽ đi nhanh đến nỗi chúng ta không thể bám trụ được nữa. Chúng ta phải làm gì để hãm được tốc độ con quay này?

Tôi chỉ biết có một cách đó là từ bỏ lối sống nhanh, trọng về vật chất của chúng ta. Nói cách khác, sự lưu trú của chúng ta trên hành tinh này sẽ đòi hỏi ta phải mang hành lý nhẹ hơn. Chỉ đơn giản vậy thôi.

Bạn có thể tin rằng bạn sẽ hoàn thành được nhiều việc hơn trong thời gian ngắn hơn nếu bạn sống hết tốc lực, nhưng với hầu hết mọi người thì điều đó cuối cùng lại có nghĩa là làm việc chăm chỉ hơn nữa trong công việc mà họ ngày cảng bớt yêu thích.

Khi xã hội mở rộng ra và cơ sở hạ tầng trở nên phức tạp hơn, vai trò của cá nhân ngày cảng được phó thác cho một mảnh rất nhỏ của một bộ máy khổng lồ; cảm thấy bất lực, không thể tạo nên sự khác biệt, con người cam chịu làm theo những gì họ được bảo phải lảm, không hơn. Nhưng những bước đi vĩ đại phía trước luôn luôn có thể được thực hiện bằng cách trở nên nhỏ bé hơn thay vì to lớn hơn, bằng cách tiến chậm hơn thay vì nhanh hơn.

Trong một tổ chức, người công nhân chỉ có thể mở rộng khả năng của mình tới giới hạn của chiếc hộp mà họ vận hành trong đó. Ở nhiều công ty lớn với những bộ phận được phân chia, phạm vi của phần lớn mọi người chỉ gói gọn trong nhiệm vụ trước mắt. Với một vai trò nhỏ phải đảm nhiệm trong một chiếc hộp lớn, tầm quan trọng và giá trị của mỗi vai trò là rất nhỏ, tầm nhìn và nhu cầu phát triển khả năng của người lao động cũng vậy. Nhưng khi kích thước của chiếc hộp mà mọi người vận hành bên trong bị giảm đi, vai trò của những người ở bên trong chiếc hộp lại trở nên quan trọng, có giá trị hơn và biết được điều này, nhiều người sẽ phấn đấu mở rộng các kỹ năng và năng lực. Họ tìm hiểu về đồng nghiệp của mình, giao tiếp được cải thiện, và động lực thì tăng lên. Những ý tưởng mà trước đây bị sự phức tạp của một tổ chức lớn làm cho mờ mịt sẽ trở nên rõ rệt và những sự đổi mới sẽ cách mạng hóa tổ chức. Những nhân công trẻ trong công ty sẽ nhìn thấy hy vọng và sẽ được tiềm năng vô hạn trong họ khuyến khích để thăng tiến trong công ty. Khái niệm nhỏ hơn là tốt hơn không chỉ áp dụng cho các công ty. Những kết quả tương tự cũng được nhận thấy trong chính phủ và tất cả những tổ chức khác trong xã hội.

Quan niệm đang thay đổi

Ngày càng có nhiều người bắt đầu hiểu rằng to hơn và nhanh hơn không nhất thiết đồng nghĩa với tốt hơn. Việc những tham lam và đòi hỏi vô lý chồng chất sẽ chỉ dẫn tới sự tàn phá chứ không phải thành công. Chúng ta thường thấy các định chế tài chính, những công ty xây dựng và những nhà bán lẻ đấu tranh cho sự tồn tại của mình. Thậm chí chúng ta có thể nói rằng sự phá hủy Tòa tháp Trung tâm Thương mại Thế giới tượng trưng cho một sự thay đổi rộng hơn đang diễn ra trong xã hội của chúng ta. Tất nhiên những vụ tấn công của bọn khủng bố là tội ác ghê tởm, nhưng một lý do khiến tòa tháp đôi ở New York trở thành mục tiêu của bọn khủng bố là vì chúng là biểu tượng cho nền kinh tế toàn cầu và một trong những tòa nhà phức hợp lớn nhất từng được xây dựng. Tôi tin rằng sự sụp đổ của nó đã góp phần thúc đẩy con người chúng ta hướng về lý thuyết của E. F. Schumacher – người đưa ra chủ trương “Nhỏ là đẹp” (Small is beautiful) trong lý thuyết kinh tế mới của ông, ở đó, con người là trung tâm.

Ngày nay, nhiều người đang tập hợp lại với nhau để hình thành những cộng đồng vượt trên những định nghĩa điển hình về láng giềng và làng xóm. Ở châu Âu, Mỹ, Úc và những nơi khác trên thế giới, các cộng đồng được hình thành với mục đích chung sống hòa bình với môi trường. Những cộng đồng này tồn tại ở rất nhiều dạng, nhưng đều có mục đích cơ bản là tách mình ra khỏi lối sống dựa trên tiêu dùng và trở thành tự cung tự cấp. Một khía cạnh khác của xu hướng này là phong trào ăn chậm (slow-food) và tiếng nói ngày cảng lớn chống lại xu hướng tiêu chuẩn hóa mà chủ nghĩa toản cầu (globalism)1 cổ xúy.

1 Quan niệm cho rằng phải đặt lợi ich của thế giơi lên trươc lợi ich quốc gia.

Trong những năm gần đây, chúng ta cũng đã được nghe về những đồng tiền địa phương mới và xu hướng bổ sung các hệ thống trở về với việc tập trung vào sự trao đổi hàng hóa và lao động theo giá trị ngang bằng thay cho sự mở rộng không ngừng của hiện tượng đầu cơ đang diễn ra hiện nay. Đây là một cách khác để chúng ta trở về với những nền tảng cơ bản của khái niệm cộng đồng.

Một lựa chọn thay thế tự nhiên, có thể tái tạo cho dầu

Một điểm chung của những khái niệm cũ mà mới về cộng đồng này là mối quan tâm tới môi trường. Trong một thời gian dải, dầu đã là nguồn cơn chính cho những lo lắng và mâu thuẫn của thế giới. Hầu hết các nền kinh thế giới đều được dầu tiếp sức mạnh và cả các cuộc chiến tranh đang diễn ra trên thế giới cũng vậy. Và điều đó không nằm ngoài dự đoán. Năng lượng là nền tảng của tất cả các nền văn minh. Cuộc sống tiện nghi của chúng ta phụ thuộc vào khả năng chúng ta có tạo ra đủ năng lượng hay không. Ta có thể để những ngọn đèn neon sáng cả đêm. Luôn luôn có một cửa hàng đang mở cửa quanh đây để thỏa mãn cơn đói và khao khát của chúng ta vào lúc đó.

Nhưng điều gì sẽ xảy đến với chúng ta khi giọt dầu cuối cùng được dùng cạn? Đèn sẽ tắt và các thiết bị của chúng ta sẽ trở nên vô dụng. Nhưng đó cũng chưa phải là vấn đề vì chúng ta sẽ không thể chuyển thức ăn tới bàn được. Nền tảng đang hỗ trợ cho chúng ta quả thực rất mong manh.

Nếu cuộc sống của chúng ta ngày hôm nay không bị bó buộc, ta có xu hướng nghĩ nó là vấn đề của ai đó khác. Nhưng bây giờ, ở thời buổi dư thừa, chính là lúc ta nên đặt nền tảng cho sự sống còn của những thế hệ tương lai. Chúng ta cần phải tìm ra thứ gì đó thay thế được cho dầu và các sản phẩm từ dầu mà chúng ta đang phải phụ thuộc vào.

Một sự thay thế khả thi đã thu hút sự chú ý của tôi là cây gai dầu. Thiên nhiên cung cấp mọi thứ cho chúng ta theo những cách rất tuyệt vời, do đó, trước hết chúng ta nên nhìn vào tự nhiên để tìm giải pháp cho những khó khăn của mình. Cây dầu gai (hemp) có thể cung cấp rất nhiều thứ mà loài người cần có để tồn tại trên hành tinh này.

Giấy, vải và thậm chí cả nhựa đều có thể được sản xuất từ thân cây này. Một hecta cây dầu gai có thể cho gấp bốn lần lượng giấy từ một hecta cây thân gỗ. Vải làm từ thân cây dầu gai mềm mại với da hơn rất nhiều lần so với vải bông tẩm đầy hóa chất, đó là chưa kể đến việc cây dầu gai cho năng suất cao hơn bông từ ba tới bốn lần.

Từ hạt và thân cây dầu gai, có thể thu được nguyên liệu diesel, methanol và ethanol mà không sinh ra phụ phẩm khí sunfur có thể gây nên mưa axit và ô nhiễm không khí. Công ty Ford Motor thậm chí còn tạo ra một loại xe ô tô có thân bằng nhựa làm từ cây dầu gai và chạy bằng nhiên liệu dầu gai.

Dầu gai còn có thể trở thành nguồn dinh dưỡng lý tưởng cho loài người. Quả của câu dầu gai cung cấp lượng protein tương đương với đậu nành và lại dễ tiêu hóa. Nó còn có chứa các axit amin và axit béo cần thiết.

Hạt cây dầu gai còn có thể được dùng để tạo ra dầu tốt cho sức khỏe. Hỏa ma nhân (huo ma ren) là tên tiếng Trung của nó và nó được sử dụng rộng rãi như một loại thảo dược. Công dụng y học của nó thì nhiều vô kể. Các sản phẩm phái sinh có thể kể đến là thuốc kháng sinh, thuốc chống suy nhược, thuốc giảm đau và thuốc chữa đau đầu. Các báo cáo cũng cho thấy các kết quả quan trọng trong việc điều trị ung thư, AIDS, thấp khớp và mẩn da. Dầu gai còn có thể được dùng làm dầu gội và mỹ phẩm do đặc tính dưỡng ẩm của nó.

Một đặc điểm khác khiến dầu gai trở nên hấp dẫn là khả năng phát triển nhanh chóng của nó. Trong 110 ngảy, cây sẽ đạt tới độ cao hai hoặc ba mét, điều này cho phép người ta thu hoạch vải vụ trong một mùa. Ở Nhật, người ta đồn rằng ninja sử dụng cây dầu gai để cải thiện các kỹ năng nhảy của mình. Khi cây bắt đầu phát triển, họ có thể dễ dảng nhảy qua nó, nhưng khi nó cao lên mỗi ngảy, muốn hoàn thành bải luyện tập phải đòi hỏi ngày cảng nhiều nỗ lực và kỹ năng hơn nữa.

Khi cây dầu gai phát triển, nó chuyển hóa khí cacbonic thành khí oxy với tốc độ cao hơn so với hầu hết tất cả những loại thực vật khác. Lượng khí cacbon do cây dầu gai hấp thụ nhiều hơn gấp ba tối bốn lần so với các loại cây rụng lá.

Từ khía cạnh hado, dầu gai tốt cho môi trường vì nó phát ra hado tích cực. Thực tế, tốc độ rung động cao của dầu gai là điều khiến nó lớn nhanh đến vậy. Nó chính là món quà của tự nhiên có thể giải cứu chúng ta khi chúng ta cần đến.

Dầu gai được đan kết trong tấm vải lịch sử nước Mỹ. Người ta kể rằng nếu không có dầu gai để làm thừng và buồm, Columbus chẳng bao giờ có thể hoàn thành chuyến đi xuyên đại dương của mình. Ngay cả bản Tuyên ngôn Độc lập của nước Mỹ cũng được viết trên giấy dầu gai. Bạn thậm chí còn có thể tìm thấy cây dầu gai được trồng trên trang trại của George Washington.

Không may, có những nhận thức sai lầm về câu dầu gai vì nó có quan hệ với cây cần sa (marijuana hay cannabis) – loại cây phi pháp ở nhiều nơi trên thế giới. Mặc dù vậy, trong những năm gần đây, cơ sở cho việc sử dụng cây dầu gai đang có những dấu hiệu phục hồi. Tháng Bảy năm 2001, chiếc xe dầu gai (Hemp Car) – chiếc xe dùng nhiên liệu sinh học vận hành bằng dầu từ hạt cây dầu gai – đã rời Washington D.C và bắt đầu chuyến hành trình dọc nước Mỹ nhằm quảng bá cho lợi ích của cây dầu gai với vai trò là nguồn nhiên liệu mới.

Ở Nhật Bản cũng vậy, một chiếc xe dầu gai cũng đi xuyên quốc gia năm 2002. Một người đàn ông tên là Yahsunao Nakayama đã coi việc quảng bá công dụng của dầu gai là sứ mệnh của đời mình. Ông nói rằng trong mắt ông, câu dầu gai đóng vai trò thiết yếu với sự tồn vong của nhân loại.

Khi còn ở tuổi thiếu niên, cậu bé Nakayama suýt chết đuối và có được một trải nghiệm cận tử. Cậu thấy mình được bao bọc trong ánh sáng của một thế giới khác. Cậu đã trông thấy một loài thực vật với những chiếc lá xinh đẹp và cảm nhận một cảm giác an lành tuyệt vời tỏa ra từ nó. Khi cậu tỉnh lại, trải nghiệm đó đã khiến cậu suy nghĩ ngẫm về mục đích của cuộc đời mình.

Nhiều năm đã trôi qua kể từ khi cậu bé Nakayama gặp gỡ cái cây mà cậu đã thấy trong trải nghiệm cận tử của mình. Ông tuyệt đối tin tưởng rằng đây chính là loài cây sẽ giúp ông hiểu được những điều kỳ bí của cuộc sống và vũ trụ. Loại cây đó tất nhiên chính là cây dầu gai và từ đó, Nakayama đã biến việc nghiên cứu cây dầu gai thành công trình của cả đời mình.

Phiên bản xe dầu gai của Nhật xuất phát từ một thành phố nhỏ ở cực bắc Nhật Bản, hướng tới đích đến là đền thờ Thần đạo Heitate ở Quận Kumamoto. Thay cho vị trí của xăng trong động cơ diesel là dầu của cây dâu gai. Loại nhiên liệu sinh học này không phát thải khí lưu huỳnh điôxít và chỉ thải một phần ba lượng khói độc so với nhiên liệu từ dầu mỏ.

Trong suốt cuộc hành trình của mình, Nakayama đã ghé thăm nhiều nơi có liên quan tới cây dầu gai, bao gồm cả con đường dầu gai của Nhật – con đường này đã đóng vai trò mạng lưới kết nối của một xã hội tự cung tự cấp cổ đại. Thời xa xưa ở Nhật, có rất nhiều tuyến đường giao thương liên kết cả đất nước. Cùng với những con đường của muối, đường, lụa và những sản phẩm khác, còn có cả những con đường để vận chuyển dầu gai. Nếu lái xe trên con đường dầu gai, bạn có thể thấy dấu vết của một xã hội dư dả của người Nhật cổ – xã hội dựa trên tín ngưỡng thờ Mặt trời.

Thần đạo (Shinto) và cây dầu gai

Trên cuộc hành trình dài xuyên Nhật Bản, chiếc xe dầu gai đã dừng chân ở rất nhiều đền thờ Thần đạo của Nhật, nơi dầu gai giữ một vị trí đặc biệt quan trọng. Đích đến cuối cùng của họ là đền Heitate – được cho là ngôi đền cổ nhất ở Nhật; ngay cả cái tên của nó cũng xuất phát từ một từ tiếng Nhật để chỉ câu dầu gai.

Từ thời cổ đại, dầu gai đã đóng vai trò quan trọng trong cả đức tin và việc thực hành Thần đạo. Nó được cho là có rất nhiều quyền năng, bao gồm sức mạnh gột rửa và xua đuổi những linh hồn tà ác. Tôi ngờ rằng một lý do khiến người cổ xưa sùng bái cây dầu gai đến vậy là vì tốc độ phát triển cực nhanh – chứng tỏ tốc độ rung động cao – của nó.

Công dụng của cây dầu gai trong các đền thờ bao gồm những sợi thừng bện quanh các cây thiêng và thừng buộc chuông dùng để đánh thức các vị thần tại cửa đền. Ở đền Ise, ngôi đền thiêng nhất trong tất cả các ngôi đền Thần đạo, cây dầu gai cổ được bảo tồn cùng chiếc gương thiêng với tư cách là vật tượng trưng cho cơ thể của Thái dương Nữ thần Amaterasu (Thiên Chiếu) – vị nữ thần khai sinh ra Nhật Bản. Một lá bùa thiêng Amaterasu có liên quan đến ngôi đền dầu gai, và năm nào cũng có các nghi lễ được tổ chức theo “lịch dầu gai”.

Tín ngưỡng Thần đạo của Nhật có thể được miêu tả như tín ngưỡng của sự rung động. Nó không có người sáng lập, không có các bài giảng, không có các ghi chép thiêng liêng và không có các nghi lễ hay các tập tục với mục đích làm thức tỉnh hay tái sinh. Tư tưởng Thần đạo chủ yếu nhằm nâng cao tốc độ rung động để trục xuất những thế lực đen tối, từ đó tạo ra những khoảng không thần thánh. Tương truyền rằng vị trí của các ngôi đền cổ được lựa chọn ở những nơi có bản chất nguyên sơ và phát ra tầng năng lượng cao.

Thần đạo không tuyên bố một vị sáng lập hay một vị thần. Các ngọn núi, những dòng sông, đại dương, muôn thú, cây cối và những bông hoa đều là các vị thần và cùng với con người, tất cả là thành phần của một vũ trụ duy nhất, thống nhất. Tinh thần của tư tưởng Thần đạo là sự hòa hợp. Trong tự nhiên, không có gì là thấp kém và cũng không có gì là cao quý. Tất cả đều được trao cho một vai trò, trách nhiệm và một phần của vũ trụ sẽ mang hết bản thân mình phụng sự cho tất cả những phần khác.

Có lẽ thiên nhiên phong phú và tươi đẹp của Nhật Bản có liên hệ với sự xuất hiện của một khái niệm như thế. Với vẻ đẹp, mảu sắc, âm thanh và cảnh quan của bốn mùa khác nhau, người Nhật trở nên nhạy cảm với thiên nhiên quanh họ, khiến họ có thể nhìn thấy rất nhiều các vị thần trong tự nhiên và dẫn tới việc hình thành nên một nền văn hóa tập trung vào sự trù phú và thiêng liêng của những rung động.

Khi lời cầu nguyện chạm được tới nước

Những lời cầu nguyện của Thần đạo được gọi là norito hướng tới mục đích tạo nên sự rung động – điều sẽ kết nối chúng ta với thánh thần. Ở trên tôi đã viết rằng hado từ một loại giọng nhất định có thể có tác động tới lời cầu nguyện xin được chữa lành. Tôi đã có nhiều kinh nghiệm với việc đưa lời cầu nguyện vào nước cùng người dân địa phương ở những nơi như hồ Biwa (hồ lớn nhất ở Nhật); Lucerne, Thụy Sĩ; trên bờ hồ Zurich; ở Bahamas và trên những vùng khác của thế giới. Trong mỗi trường hợp đều có sự khác biệt rõ rệt giữa các tinh thể được hình thành từ nước lấy trước và sau khi cầu nguyện, và các tinh thể sau luôn luôn đẹp và tuyệt vời.

Những lời xuất phát từ trái tim tràn đầy những lời cầu nguyện ở dạng hado và điều này dẫn tới một thế giới mới còn được kiến tạo. Thế giới của bạn dần khác đi khi mọi thứ được tạo ra theo một cách hoàn toàn mới. Lời cầu nguyện của đạo Shinto không phải là lời cầu nguyện tới Đấng chỉ có Một và Duy nhất mà là lời cầu nguyện tới vô số những tạo vật thiêng liêng. Những tạo vật thiêng liêng ở đây có ý nghĩa gì? Từ khía cạnh hado, điều này có thể hình thành nên một ý tưởng.

Cân nhắc đến thực tế là có nhiều âm thanh có thể được tai của con người tiếp nhận và những âm thanh khác thì không. Âm thanh cao nhất mà con người có thể nghe được là khoảng 20 kHz1 nhưng chắc chắn là có những âm thanh ở dải tần số cao hơn như thế và chúng ta gọi mức độ âm thanh này là sóng siêu âm. Khái niệm tương tự cũng có thể được áp dụng cho ánh sáng. Quang phổ ánh sáng mà mắt người nhìn thấy được có sóng điện từ trong khoảng từ 380 đến 780 nm2, và bất cứ thứ gì nằm ngoài phạm vi này đều không nhìn thấy được. Nhưng các sóng điện từ trên 780 mn thì có tồn tại.

1 Đơn vị đo tần số, 1kHz = 1000Hz.

2 Nanomet, 1nm = 10-9 m.

Nguyên lý này áp dụng được cho tất cả các giác quan của chúng ta – hoặc có lẽ chúng ta nên nói rằng những điều ta có thể cảm nhận bằng các giác quan chỉ là một phần nhỏ bé của thế giới này. Con dơi sử dụng sóng siêu âm mà tai người không thể nghe được để tránh đâm vào vách hang. Một con chó có thể phân biệt được các mùi mà chúng ta không thể. Nhiều loài động vật có những khả năng gần như siêu nhiên.

Xem xét những thực tế này, sẽ chẳng quá khó khăn để trí óc nhận thức được rằng có nhiều kiểu ý thức và dạng sống vượt quá khả năng nhận biết giới hạn của chúng ta. Có lẽ cũng không quá lạ lùng để tin vào sự tồn tại của ý thức ở tần số cao và dạng ý thức này không có cơ thể giống như chúng ta. Nếu quả thật có một thực thể như vậy, tôi ngờ rằng nó có thể tồn tại trong một vũ trụ song song với thế giới của chúng ta.

Khi một rung động được nhân đôi, nó có thể tạo ra một bộ âm thanh cao hơn một quãng tám. Và với mỗi lần nhân đôi, quãng tám lại lên cao hơn và cao hơn cho tới khi chúng ta chạm tới bộ âm thanh cao đến nỗi tai người không nghe được.

Theo cùng cách đó, gạch đá, cỏ cây, động vật và con người đều rung động ở tốc độ riêng và ở các quãng tám, chúng ta cùng đồng điệu, vì thế cũng không quá khó để giả định về sự tồn tại của một tần số tương đương ở những quãng tám nằm ngoài phạm vi cảm nhận của chúng ta. Trong giới hạn của giả thuyết này, có lẽ khi đó chúng ta có thể đi đến kết luận về sự miêu tả những vị thần của tất cả các tạo vật. Có lẽ ta có thể hình thành một mối liên hệ giữa bản thân mình và một dạng tồn tại cao hơn. Phương pháp mà tôi nói tới, tất nhiên, là cầu nguyện.

Ý thức thông thường của chúng ta

Những người mà cá nhân tôi quen biết thì chưa có ai từng được thấy gương mặt của một vị thần, dù tôi biết rằng có những người nói họ đã từng trải qua kinh nghiệm này. Tất cả những gì ta có thể làm là thu thập bằng chứng và xem xét nó. Bằng cách xem xét bằng chứng dựa trên các nguyên lý hado, tôi tin rằng hoàn toàn có thể có những bước tiến quan trọng trong lĩnh vực này.

Nếu bạn tìm hiểu kỹ bất cứ nền văn hóa nào – cổ đại hay hiện đại, bạn cũng sẽ thấy rằng bằng cách nào đó mà mọi người đều đi tới một khái niệm về thần linh. Các kỹ sư về gien di truyền, các nhà vật lý học và các nhà khoa học khác – những người đã chạm tới ngưỡng giới hạn trong lĩnh vực của mình – đều trở nên mê mẩn trước vẻ tráng lệ và trật tự của tự nhiên và do đó, dần dần tin vào một bàn tay vô hình thực hiện công cuộc sáng tạo. Chính các tinh thể nước đã chỉ cho tôi con đường đến với nhận thức này. Một cách rất thực tế, nước chỉ cho tôi lời cầu nguyện có thể thay đổi thế giới như thế nào.

Không có một tôn giáo cụ thể nào từng độc chiếm được những đặc quyền đối với sức mạnh của lời cầu nguyện. Bất kể bạn là ai, chúng ta đều có khả năng tận dụng được sức mạnh đáng kinh ngạc và tuyệt vời này. Một khi nhận thức được điều này, trong bạn sẽ ngập tràn mong muốn giúp những người khác cũng nhận ra nó. Ngày càng có nhiều người hòa mình vào vơi nhận thức này, và điều đó có thể tạo nên một tương lai tuyệt vời hơn cho nhân loại.

Trong các bài thuyết trình của mình, tôi có nói rằng tôi có một cách lý giải khác cho thuyết tương đối của Einstein, thuyết này được thể hiện qua công thức E=mc2; với c thể hiện ý thức (consciousness); m thể hiện khối lượng (số lượng người); và khi số người tìm thấy được sự tỉnh thức vói mong muốn biến thế giới thành một nơi tốt đẹp hơn tăng lên, kết quả sẽ là một sự bùng nổ của E, hay năng lượng.

Trong phần trước của cuốn sách này, tôi đã nói về giáo sư Hideo Higa – người đã phát triển vi sinh vật EM độc đáo. Ông giải thích với tôi rằng trong thế giới vi sinh vật, 10% vi sinh vật là có hại. Nhưng cũng có 10% vi sinh vật có lợi. Ông gọi 80% còn lại là vi sinh vật chờ-rồi-xem. Chúng chờ cho đến khi các vi sinh vật xấu hoặc tốt ghé thăm, rồi tham gia cùng bên nào mạnh hơn.

Tôi phát hiện ra rằng điều tương tự cũng diễn ra trong xã hội loải người. Trong xã hội của chúng ta, có những khoảng 10% có khả năng và cảm thấy tiếng gọi thôi thúc biến thế giới thành một nơi tốt đẹp hơn. Nhưng nhiều trong số những người này chưa nhận ra định mệnh của mình. Tôi khá chắc là cảng có nhiều những người như vậy được thức tỉnh và bắt đầu sử dụng ý thức của mình để cầu nguyện và hành động, phần đông dân số – khoảng 80% – khi đó cũng sẽ đứng vào hàng ngũ này.

Nước bên trong chúng ta

Chúng ta bước vào thế kỷ XXI đã lâu và máu vẫn tiếp tục đổ. Thật đau lòng khi chứng kiến mâu thuẫn giữa Palestine và Israel. Còn bao nhiêu sự sống sẽ bị hủy hoại bởi cuộc chiến sắc tộc và chiến tranh tôn giáo nữa? Mâu thuẫn khủng khiếp này sẽ không đi đến hồi kết, thật khó mà hình dung ra được một tương lai hòa bình cho bất cứ ai trong chúng ta. Nhưng có vẻ như sự căm hận và thù ghét qua bao nhiêu thế kỷ đã từ từ ngấm vào AND của cả hai phe.

Có lần tôi đã nghĩ về điều này khi đột nhiên nhận ra mối quan hệ giữa AND và nước, AND được cấu tạo từ hai chuỗi dạng xoắn ốc hình thành từ liên kết hydro. Ý thức của tổ tiên chúng ta được truyền lại từ đời này sang đời khác qua máu – thứ nước vẫn tuần hoàn trong cơ thể chúng ta. Và nước chảy trong cơ thể của người Do Thái vào người Palestine đều chủ yếu đến từ sông Jordan. Sông Jordan chảy về phía Nam từ phía Bắc Palestine và nối biển hồ Galilee với biển Chết, hình thành nên biên giới phía Đông của Palestine. Dọc theo dòng chảy, nó mang đến phần lớn nước cần thiết để duy trì sự sống trong vùng.

Sức mạnh của lời cầu nguyện có khả năng vươn tới những khoảng cách rất xa về không gian và thời gian. Qua các bức ảnh về tinh thể nước, tôi đã cố gắng giúp mọi người trên khắp thế giới hiểu được sức mạnh và sự kỳ diệu của lời cầu nguyện và tôi đã khuyến khích mọi người ở khắp nơi cầu nguyện vì hòa bình thế giói. Tôi quyết định rằng vào một ngày cụ thể nào đó, tôi sẽ đề nghị mọi người cùng nhau gửi hado của hòa bình và tình yêu tới Biển Hồ Galilee – Biển Hồ chảy vào sông Jordan. Những người uống nước từ đây sẽ nhận được hado này và cơ thể họ sẽ tràn đầy năng lượng tốt đẹp. Bạn có thể tưởng tượng được khả năng có hòa bình ở khu vực không?

Trước khi ấn định ngày, tôi khám phá ra một điều khá kinh ngạc. Một cái tên khác của biển hồ Galilee là Hồ Kinneret, và kinneret, trong tiếng Hebrew, có nghĩa là đàn hạc – hình dạng của biển hồ Galilee. Và hóa ra là Hồ Biwa được đặt tên theo từ biwa – một dụng cụ âm nhạc truyền thống giống như đàn hạc ở Nhật. Liệu điểm tương đồng này có phải chỉ là một sự trùng hợp không?

Tôi quyết định ấn định ngày cho buổi cầu nguyện đặc biệt vào ngày 25 tháng Sáu năm 2003. Như đã nói trong Chương hai, ngày này rất quan trọng trong lịch 13 tháng mà người Maya sử dụng. Nó được gọi là “ngày không có thời gian” – một ngày thừa trong lịch Maya.

Ngay cả ở thời hiện đại, có lẽ tinh thần của ngày này cũng ẩn sâu bên trong mỗi chúng ta. Tôi định vận động để ngày này trở thành ngày cầu nguyện quốc tế để thể hiện tình yêu và lòng biết ơn dành cho nước.

Một năm trước ngày tôi định ra để gửi hado tói biển hồ Galilee, tôi thành lập thứ mà tôi gọi là Dự án Tình yêu và Lòng biết ơn với Nước. Đây là một dự án nhằm thống nhất lại linh hồn của mọi người trên toàn thế giới và tăng cường ý thức vào ngày 25 tháng Sáu năm 2003.

Nỗ lực đầu tiên của tôi tập trung vào việc mở rộng phạm vi những người sẵn sàng tham gia cầu nguyện. Tôi đề nghị mọi người mà tôi biết làm như sau: Vào ngày 25 mỗi tháng, cả lúc 7 giờ 25 phút sáng và 7 giờ 25 phút tối, hãy nhìn thẳng vào một phần nước nào đó và thể hiện tình yêu cùng lòng biết ơn. Bạn có thể làm điều đó ở khắp nơi, ví dụ như trong bếp hay phòng ngủ. Một cốc nước cũng đã là đủ rồi. Nhẹ nhàng nói với nước: “Tôi yêu bạn” và “Cám ơn”. Khi thực hiện điều này, hãy hình dung năng lượng tình yêu và lòng biết ơn chảy qua bạn vào tất cả nước trên thế giới.

Tất cả nước, ngay cả một cốc nước, đều kết nối với toản bộ nước còn lại ở phần còn lại của thế giới. Hado của tình yêu và lòng biết ơn mà bạn phát đi sẽ trở thành những dòng ánh vảng ánh bạc lấp lánh trong dòng chảy của nước và tiến ra khắp thế giới, được bao phủ hoàn toàn trong ánh sáng. Kết quả sẽ là sự chứng nhận cho sự hản gắn và đồng điệu của hành tinh chúng ta.

Nước mang trong nó ý nghĩ của bạn và những lời cầu nguyện của bạn. Và vì chính bản thân bạn là nước, bất kể bạn có ở đâu, những lời cầu nguyện của bạn cũng sẽ được mang tới toản thế giới.

Vậy nên, hãy cầu nguyện đi. Cầu nguyện cho nạn nhân của những cuộc chiến tranh và bom mìn phi nghĩa, cho trẻ em mồ côi, cho những người ốm và những người nằm liệt giường. Có rất nhiều điều bạn có thể làm từ bây giờ trở đi, và thậm chí ngay cả giây phút này bạn cũng có thể làm được rất nhiều điêu.

Tôi nhớ lại giấc mơ khủng khiếp cứ lặp đi lặp lại ngày tôi còn nhỏ. Nó không cảnh báo tôi về định mệnh phải chứng kiến sự lụi tàn và diệt vong của nhân loại. Nó dạy cho tôi biết về điều mình cần làm trong đời. Nhưng nó không phải là bài học dành riêng cho mình tôi. Nó dành cho bạn và cho tất cả những người đọc cuốn sách này. Bạn sẽ lấp đầy tâm hồn mình với tình yêu và lòng biết ơn. Hãy cầu nguyện cho thế giới này. Hây chia sẻ thông điệp của tình yêu. Và hãy cùng nhau tuôn chảy khi nào bạn còn sống trên cuộc đời này.

 

Lời kết

Chúng ta đang cùng nhau tiến dần đến đoạn kết trong chuyến hành trình của nước. Bạn đã khám phá ra điều gì trên chuyến đi này? Nước có một đời sống bí ẩn. Nó chỉ cho ta biết làm thế nào để tìm ra hạnh phúc. Nó tiết lộ ý nghĩa của tình yêu dành cho thiên nhiên. Nó chỉ cho chúng ta con đường mà nhân loại phải đi để tìm ra những câu trả lời mà ta tìm kiếm.

Nước là sự sống

James Lovelock – một giáo sư ngành lý sinh học – đã đưa ra Thuyết Gaia, khái niệm cho rằng thế giới là một dạng sống, một hệ thống tự điều chỉnh linh hoạt. Môi trường trên Trái đất được giữ ở một mức độ nhất định để tạo điều kiện cho sự sống. Lượng khí oxy trong khí quyển lúc nào cũng ở mức khoảng 20% dù bạn có ở đâu đi chăng nữa. Đời sống của thực vật sản sinh ra khí oxy qua quá trình quang hợp và động vật thở ra khí cacbonic. Bầu khí quyển giữ cho nhiệt độ nằm trong một khoảng nhất định. Do đó, mặc dù các mùa có thay đổi, chúng ta vẫn giữ được thân nhiệt mình tương đối ổn định. Người ta nói rằng 3,5 triệu năm đã trôi qua từ khi sự sống được sinh ra, và khi Mặt trời có lẽ ngày càng nóng lên, nhiệt độ Trái đất vẫn giữ trong một khoảng phù hợp cho sự sống. Thế giới vận hành theo một thế cân bằng hoàn hảo.

Quả thực, hành tinh này giống như một dạng sống. Và điều gì mang lại sự sống cho hành tinh đầy sinh lực này? Nước, tất nhiên rồi. Nước tạo điều kiện cho cây cối phát triển, để tạo ra khí oxy và duy trì sự sống. Nhưng tất cả chúng ta đều nhận ra rằng sự cân bằng của cuộc sống hiện nay đang dần trở nên nguy cấp hơn bao giờ hết. Thậm chí chúng ta còn đang đùa với sự cân bằng của cả bầu khí quyển.

Nước là cái đẹp

Cuộc hành trình dải của nước bắt đầu khi nó tới hành tinh này dưới dạng những đụn đá từ nơi xa xôi trong vũ trụ. Từ đó phát sinh ra tất cả hình thái đa dạng của tự nhiên và sự sống mà hiện nay đã bao phủ toản bộ bề mặt hành tinh này. Từ xuất phát điểm đó, nền văn minh nhân loại vươn dậy và cuộc sống của mỗi cá nhân được hình thành.

Từ nước tỏa ra tất cả các vẻ đẹp: sự hùng vĩ đầy mảu sắc của tự nhiên, những cánh đồng xanh mướt, những dải lụa mưa, những đám mây nhuốm đầy ánh nắng vảng, bầu trời tran ngập sắc cầu vồng và đại dương bao la, cảng xuống sâu cảng xanh thẳm. Tia sáng Mặt trời nhảy múa trên bề mặt, phản chiếu những loải thực vật biển và san hô bên dưới. Cá đủ mảu sắc bơi thành đản tỏa ra rồi lại tụ về như thể một phép mảu. Đó là nghệ thuật, một mản trình diễn kì vĩ, ở hình thái tuyệt vời nhất.

Và rồi còn có cả những tinh thể nước. Giống những viên ngọc trai tuyệt hảo nhất, được chạm khắc tinh xảo dưới bàn tay tự nhiên – gần giống như những chùm đèn lộng lẫy.

Công trình của tự nhiên vượt xa ước vọng của người nghệ sĩ tài ba nhất. Và điều tuyệt vời là điều đó không hề là ngẫu nhiên. Tất cả là kết quả của một ý định dứt khoát, một kế hoạch tổng thể bí mật. Sự kiến tạo của điều này đòi hỏi một mức độ chủ định và quả quyết mà chúng ta không thể hiểu, càng không thể mô phỏng lại.

Vậy nên, ta phải hỏi ai? Kazuo Murakami – giáo sư danh dự ở Đại học Tsukuba ở Nhật – đã dùng thuật ngữ “điều gì đó vĩ đại”. Đó là một thực thể đã đặt dấu ấn của mình lên từng tế bào trong số xấp xỉ 60 nghìn tỉ tế bào trong cơ thể chúng ta, mỗi tế bào lại chứa đủ thông tin gien lấp đầy hàng nghìn cuốn sách dài hàng nghìn trang. Chính “điều gì đó vĩ đại” này đã mang lại trật tự cho vũ trụ và giữ cho nó vận hành theo trật tự đó.

Nước là tấm gương

Nước phản chiếu tâm hồn con người. Nếu bạn nói “Cám ơn” với nước, đáp lại, nó sẽ phản chiếu lại trong sự hình thành của những tinh thể tuyệt đẹp tuôn trào sự biết ơn. Nếu trái tim của những người sống trên hành tinh này bị ô nhiễm Trái đất cũng sẽ trở thành như vậy.

Rất ít nước tinh khiết – chỉ khoảng 3% tổng lượng nước – còn trên Trái đất và lượng nước phù hợp để con người sử dụng đang giảm với tốc độ đáng báo động. Trong toàn bộ nước trên Trái đất, lượng nước rơi từ trên trời xuống và chảy vào các đại dương vô cùng nhỏ. Hầu hết nước trên Trái đất là nước muối trong các đại dương, trong khi hầu hết nước uống được thì đang đóng băng ở các sông băng trên đỉnh những ngọn núi cao nhất. So với tất cả nước chảy vào các đại dương, lượng nước dành cho chúng ta sử dụng là một phần rất nhỏ, khoảng 1/10.000 tổng lượng nước trên địa cầu.

Viễn cảnh của nhân loại có thể được xem như đang ngày càng u ám. Dân số tăng rất nhanh và thậm chí nước ngầm – nguồn cứu rỗi cuối cùng – cũng đang dần bị nhiễm bẩn. Sự ô nhiễm của nước cũng là sự ô nhiễm tâm hồn của chính chúng ta, và trừ khi thay đổi ý thức của mình, chúng ta sẽ không bao giờ có thể phục hồi nước về dạng tinh khôi của nó.

Nước là lời cầu nguyện

Nước tới trái nhất như một sự đáp trả cho những lời cầu nguyện của chúng ta và quá trình đó đến bây giờ vẫn còn tiếp tục. Bạn có thể thắc mắc, lời cầu nguyện nào. Lời cầu nguyện rằng sự sống sẽ được sinh ra, hít thở và bám rễ. Lời cầu nguyện rằng thiên nhiên sẽ trù phù, mở rộng và nuôi nấng cái mà con người gọi là “chu kỳ sống”. Lời cầu nguyện rằng trí tuệ sẽ xuất hiện và các nền văn minh sẽ hình thành để bảo vệ Trái đất, đồng thời lan tỏa tình yêu và lòng biết ơn.

Bạn nghĩ vì sao khi nước được tiếp xúc với các từ “Tình yêu” và “Lòng biết ơn”, những tinh thể long lanh như thế lại hình thảnh? Câu trả lời là những từ đó là một dạng cầu nguyện. Khi có điều gì đó đồng thuận với những quy tắc của tự nhiên và tương tác với nước, kết quả là những tinh thể xinh đẹp sẽ được hình thảnh. Sở dĩ có điều này là bởi bản thân tự nhiên là kết quả của sự cầu nguyện. Cầu nguyện cũng là bản chất thực sự của nhân loại. Cầu nguyện đã trở thành một yếu tố cấu thành nên con người qua thời gian. Thậm chí trong thời buổi hiện đại ngày nay, khi khoa học thống trị, chúng ta vẫn cầu nguyện. Có trái tim nào lại không cầu khẩn khi một đứa trẻ ốm giành giật sự sống hay khi một người thân yêu đang ở rất xa?

Nước được ban tặng để trả lời cho lời cầu nguyện của chúng ta cho cuộc sống, cho sự phát triển và vì vậy, con người có thể nhìn về phía nước và cầu nguyện. Loài người về bản chất chính là các tinh thể nước hình thành trên Trái đất này. Và đó là lý do vì sao chúng ta có trách nhiệm bảo vệ Trái đất bằng cách bảo vệ nước. Và bước đầu tiên chúng ta có thể thực hiện là mang lời cầu nguyện trở lại với cuộc sống của mình. Xin dành tặng bạn một bài thơ về nước:

Bạn là nước và trí tuệ của nước, bạn này.

Thế nên hãy để cho bản thân tuôn chảy.

Và điều kỳ diệu sẽ cất cánh tung bay…

Tâm hồn bạn sẽ vượt qua biển cả,

Hòa mình vào lờinguyện ước hòa bình…

Chẳng bao giờ ngừng, chẳng bao giờ lưỡng lự, thật kiên cường

nước chảy…

Sáng lấp lánh và dũng mãnh vào lòng vũ trụ, vì nước biết.

Trích từ sách Bí Mật của nước tác giả Masuru Emoto