Du lịch thế giới năm 2022 – Nhiều triển vọng tích cực

Tiến Long

Trang thông tin điện tử Cục Thống kê tỉnh Lạng Sơn

https://cucthongkelangson.gov.vn/lsouploads/logo_ctk_langson.png

Nhiều cú sốc lớn trong hơn 2 năm qua
Năm 2020, ngành du lịch toàn cầu đã phải chịu cú sốc lớn khi đại dịch Covid-19 bùng phát khiến các chính phủ phải triển khai các biện pháp phong tỏa và hạn chế đi lại kéo dài nhằm kiềm soát dịch bệnh. Theo báo cáo của Tổ chức Du lịch Thế giới (UNWTO), năm 2020 là năm tồi tệ nhất từng được ghi nhận với ngành du lịch toàn cầu khi lượng khách quốc tế giảm tới 73%. Các khu vực bị ảnh hưởng nhiều nhất là Đông Bắc Á, Đông Nam Á, châu Đại Dương, Bắc Phi và Nam Á.
 

Ảnh minh họa, nguồn Internet

Tới nửa sau năm 2021, khi tỷ lệ tiêm vaccine tăng lên và các nước nới lỏng dần các hạn chế đi lại, ngành du lịch toàn cầu đã có sự phục hồi nhẹ. Tuy nhiên, sự xuất hiện và lây lan của biến thể Omicron từ cuối tháng 11 lại giáng một đòn mạnh khác vào ngành này, khiến ngành du lịch toàn cầu tiếp tục lao đao. Báo cáo của UNWTO cho thấy, ngành du lịch toàn cầu trong năm 2021 hầu như không có sự cải thiện so với năm 2020, tất cả các chỉ số đều thấp hơn nhiều so với năm 2019, thời điểm trước khi đại dịch diễn ra.
Theo UNWTO, mặc dù tổng thu nhập trực tiếp của ngành du lịch toàn cầu năm 2021 đã tăng 19% so với năm 2020, lên mức 1.900 tỷ USD nhờ việc du khách có xu hướng chi tiêu nhiều hơn và lưu trú lâu hơn, nhưng con số khiêm tốn này cũng chỉ bằng khoảng 50% so với năm 2019 (khoảng 3.500 tỷ USD).
Lượng khách đi du lịch toàn cầu năm 2021 tăng 4% so với năm 2020 (415 triệu so với 400 triệu). Tuy nhiên, lượng khách du lịch quốc tế ở qua đêm vẫn thấp hơn 72% so với năm 2019 – thời điểm trước đại dịch.
Năm 2021, tốc độ phục hồi của ngành du lịch toàn cầu còn thấp và không đồng đều ở các khu vực trên thế giới do sự khác nhau về mức độ hạn chế đi lại, tỷ lệ tiêm chủng và tâm lý tự tin của du khách. Khu vực châu Âu phía Nam Địa Trung Hải, Trung Mỹ và Caribbe ghi nhận sự gia tăng du khách lớn nhất so với năm 2020, nhưng vẫn lần lượt thấp hơn 54%, 56% và 37% so với năm 2019. Trong khi đó, lượng du khách tại Trung Đông và châu Á – Thái Bình Dương tiếp tục giảm trong năm 2021, xuống mức thấp hơn lần lượt 79% và 94% so với năm 2019 do các điểm đến du lịch vẫn tiếp tục phải đóng cửa.
Bước sang đầu năm 2022, ngành du lịch thế giới lại tiếp tục chịu thêm một cú sốc nữa từ căng thẳng Nga- Ukraine. Tình hình xung đột này có thể cản trở sự phục hồi của ngành du lịch vốn đã bị ảnh hưởng nặng nề bởi đại dịch. Hơn 30 quốc gia đã ngừng các đường bay tới Nga và Nga cũng phản ứng tương tự. Cuộc xung đột cũng khiến các chuyến bay đường dài nối khu vực châu Âu và Đông Á phải di chuyển đường vòng; điều này khiến thời gian bay lâu hơn và tốn kém chi phí hơn. Các chuyên gia trong lĩnh vực du lịch đã cảnh báo việc đóng cửa không phận sẽ có tác động sâu rộng trong dài hạn đối với du lịch quốc tế. Trong năm 2020, Nga và Ukraine chiếm khoảng 3% mức chi tiêu cho hoạt động du lịch quốc tế và đóng góp 14 tỷ USD vào doanh thu du lịch toàn cầu, nhưng những đóng góp này sẽ biến mất nếu xung đột tiếp tục kéo dài.
Triển vọng tích cực của du lịch toàn cầu
Dù đại dịch Covid-19 vẫn chưa chấm dứt, nhiều chuyên gia du lịch tỏ ra lạc quan về sự phục hồi của ngành này trong năm 2022. Tính đến ngày 24/3, 12 điểm đến trên thế giới đã dỡ bỏ hoàn toàn các hạn chế liên quan đến Covid-19 và ngày càng có nhiều điểm đến nỗ lực nới lỏng hoặc dỡ bỏ các hạn chế đi lại quốc tế. Những động thái tích cực này sẽ góp phần giải phóng nhu cầu du lịch đã bị dồn nén bấy lâu của du khách.

Năm 2020, ngành du lịch toàn cầu đã phải chịu cú sốc lớn khi đại dịch Covid-19 bùng phát khiến các chính phủ phải triển khai các biện pháp phong tỏa và hạn chế đi lại kéo dài nhằm kiềm soát dịch bệnh. Theo báo cáo của Tổ chức Du lịch Thế giới (UNWTO), năm 2020 là năm tồi tệ nhất từng được ghi nhận với ngành du lịch toàn cầu khi lượng khách quốc tế giảm tới 73%. Các khu vực bị ảnh hưởng nhiều nhất là Đông Bắc Á, Đông Nam Á, châu Đại Dương, Bắc Phi và Nam Á.Tới nửa sau năm 2021, khi tỷ lệ tiêm vaccine tăng lên và các nước nới lỏng dần các hạn chế đi lại, ngành du lịch toàn cầu đã có sự phục hồi nhẹ. Tuy nhiên, sự xuất hiện và lây lan của biến thể Omicron từ cuối tháng 11 lại giáng một đòn mạnh khác vào ngành này, khiến ngành du lịch toàn cầu tiếp tục lao đao. Báo cáo của UNWTO cho thấy, ngành du lịch toàn cầu trong năm 2021 hầu như không có sự cải thiện so với năm 2020, tất cả các chỉ số đều thấp hơn nhiều so với năm 2019, thời điểm trước khi đại dịch diễn ra.Theo UNWTO, mặc dù tổng thu nhập trực tiếp của ngành du lịch toàn cầu năm 2021 đã tăng 19% so với năm 2020, lên mức 1.900 tỷ USD nhờ việc du khách có xu hướng chi tiêu nhiều hơn và lưu trú lâu hơn, nhưng con số khiêm tốn này cũng chỉ bằng khoảng 50% so với năm 2019 (khoảng 3.500 tỷ USD).Lượng khách đi du lịch toàn cầu năm 2021 tăng 4% so với năm 2020 (415 triệu so với 400 triệu). Tuy nhiên, lượng khách du lịch quốc tế ở qua đêm vẫn thấp hơn 72% so với năm 2019 – thời điểm trước đại dịch.Năm 2021, tốc độ phục hồi của ngành du lịch toàn cầu còn thấp và không đồng đều ở các khu vực trên thế giới do sự khác nhau về mức độ hạn chế đi lại, tỷ lệ tiêm chủng và tâm lý tự tin của du khách. Khu vực châu Âu phía Nam Địa Trung Hải, Trung Mỹ và Caribbe ghi nhận sự gia tăng du khách lớn nhất so với năm 2020, nhưng vẫn lần lượt thấp hơn 54%, 56% và 37% so với năm 2019. Trong khi đó, lượng du khách tại Trung Đông và châu Á – Thái Bình Dương tiếp tục giảm trong năm 2021, xuống mức thấp hơn lần lượt 79% và 94% so với năm 2019 do các điểm đến du lịch vẫn tiếp tục phải đóng cửa.Bước sang đầu năm 2022, ngành du lịch thế giới lại tiếp tục chịu thêm một cú sốc nữa từ căng thẳng Nga- Ukraine. Tình hình xung đột này có thể cản trở sự phục hồi của ngành du lịch vốn đã bị ảnh hưởng nặng nề bởi đại dịch. Hơn 30 quốc gia đã ngừng các đường bay tới Nga và Nga cũng phản ứng tương tự. Cuộc xung đột cũng khiến các chuyến bay đường dài nối khu vực châu Âu và Đông Á phải di chuyển đường vòng; điều này khiến thời gian bay lâu hơn và tốn kém chi phí hơn. Các chuyên gia trong lĩnh vực du lịch đã cảnh báo việc đóng cửa không phận sẽ có tác động sâu rộng trong dài hạn đối với du lịch quốc tế. Trong năm 2020, Nga và Ukraine chiếm khoảng 3% mức chi tiêu cho hoạt động du lịch quốc tế và đóng góp 14 tỷ USD vào doanh thu du lịch toàn cầu, nhưng những đóng góp này sẽ biến mất nếu xung đột tiếp tục kéo dài.Triển vọng tích cực của du lịch toàn cầuDù đại dịch Covid-19 vẫn chưa chấm dứt, nhiều chuyên gia du lịch tỏ ra lạc quan về sự phục hồi của ngành này trong năm 2022. Tính đến ngày 24/3, 12 điểm đến trên thế giới đã dỡ bỏ hoàn toàn các hạn chế liên quan đến Covid-19 và ngày càng có nhiều điểm đến nỗ lực nới lỏng hoặc dỡ bỏ các hạn chế đi lại quốc tế. Những động thái tích cực này sẽ góp phần giải phóng nhu cầu du lịch đã bị dồn nén bấy lâu của du khách.

Theo số liệu của UNWTO, lượng khách du lịch quốc tế trên toàn cầu trong tháng đầu tiên của năm 2022 đã tăng 130% so với tháng 01/2021, tăng thêm 18 triệu lượt khách, tương đương với số lượng tăng của cả năm 2021. Tuy nhiên, lượng khách quốc tế trên toàn cầu trong tháng 01/2022 vẫn thấp hơn 67% so với mức trước đại dịch. Tất cả các khu vực đều có sự phục hồi đáng kể vào tháng 01/2022, trong đó châu Âu (+199%) và châu Mỹ (+97%) tiếp tục có sự phục hồi mạnh nhất với lượng khách quốc tế đến bằng khoảng một nửa so với trước đại dịch. Trung Đông và châu Phi cũng có mức tăng lượng khách quốc tế lần lượt là +89% và +51% so với tháng 01/2021. Trong khi châu Á và Thái Bình Dương ghi nhận mức tăng 44% so với cùng kỳ năm trước nhưng do một số điểm đến vẫn đóng cửa đối với các chuyến du lịch không thiết yếu, dẫn đến lượng khách quốc tế giảm nhiều nhất so với cùng kỳ năm 2019 (-93%).
Từ đầu tháng 3/2022, Liên minh châu Âu (EU) đã dỡ bỏ lệnh cấm du lịch, cho phép du khách đến từ các quốc gia ngoài khối nhập cảnh với điều kiện đã tiêm hai mũi vắc xin ngừa Covid-19 được Tổ chức Y tế thế giới (WHO) phê duyệt. Các quy định đã áp dụng với công dân thuộc EU cũng có hiệu lực với tất cả công dân ngoài khối. Tuy nhiên, mỗi nước sẽ có thêm điều kiện khác nhau khi đón khách. Bên cạnh đó, việc nhiều nước EU đã gỡ bỏ các biện pháp hạn chế phòng dịch cũng tạo tâm lý thoải mái cho du khách trải nghiệm các điểm đến lí tưởng tại “lục địa già”. Các chuyên gia đánh giá, sự cộng hưởng của quyết định mở cửa đón khách ngoài EU cùng nhu cầu du lịch nội khối, sẽ giúp ngành công nghiệp không khói của khu vực này có thể bật dậy nhanh chóng.
Trong khi đó, hoạt động du lịch lữ hành tại nhiều nước Trung Đông cũng đã ghi nhận những kết quả phục hồi tích cực từ cuối năm 2021. Nhất là tại các quốc gia sớm tái mở cửa biên giới trong đại dịch như Ai Cập, Các Tiểu vương quốc Ả rập Thống nhất, Thổ Nhĩ Kỳ… Theo Bộ trưởng Du lịch và Cổ vật Ai Cập Khaled El-Enani, số đêm khách du lịch lưu trú ở Ai Cập trong quý IV/2021 đã gần bằng cùng kỳ năm 2019. Đầu năm nay, chính phủ Ai Cập đã đưa ra nhiều giải pháp đa dạng hóa các nguồn du lịch, để thu hút nhiều khách du lịch nước ngoài, đặc biệt là vào thời điểm trước tháng Ramadan và Lễ Phục sinh. Bên cạnh các thị trường truyền thống, nước này đang đẩy mạnh thu hút khách du lịch châu Âu và các nước khối Ả rập.
Tại Đông Nam Á, hầu hết các quốc gia trong khu vực này đang thúc đẩy mở cửa du lịch, tạo điều kiện cho du khách đã tiêm đủ liều vắc xin ngừa Covid-19 có thể nhập cảnh thuận tiện như trước đại dịch. Các yêu cầu về xét nghiệm trước khi khởi hành, cách ly sau khi nhập cảnh, đang dần được bãi bỏ tại nhiều nước Đông Nam Á. Theo ghi nhận, lượng khách quốc tế đến du lịch tại khu vực này đang tăng lên đáng kể. Tại Philippines, chỉ gần một tháng sau khi mở cửa biên giới, nước này đã thu hút 47,7 nghìn khách du lịch, trong đó 45% người Philippines sống ở nước ngoài và 55% là du khách quốc tế, phần lớn đến từ Mỹ, Canada, Anh, Hàn Quốc, Australia… Còn theo dữ liệu của Traveloka, một nền tảng trực tuyến về du lịch cho thấy, nhu cầu du lịch ở Singapore tăng vọt ngay sau khi Chính phủ nước này thông báo chương trình khung du lịch cho người tiêm chủng được áp dụng từ 1/4, với lượng tìm kiếm chung tăng 152% và lượng tìm phòng tăng trung bình là 227%.
Tổ chức UNWTO nhận định, xu hướng tìm kiếm thông tin về hàng không và đặt dịch vụ du lịch ở nhiều kênh khác nhau đã cho thấy ngành du lịch toàn cầu đang lấy lại đà tăng từ đầu tháng 3/2020. Mặc dù chính sách “Zero Covid” của Trung Quốc và hệ lụy từ cuộc xung đột tại Ukraine đang là những thách thức không nhỏ đối với nỗ lực phục hồi ngành du lịch toàn cầu, nhưng nhiều quốc gia vẫn ghi nhận sự trở lại tích cực của lượng khách quốc tế. Chính nhờ các chính sách ưu tiên mở cửa biên giới và đa dạng hóa thị trường khách nước ngoài, nhiều quốc gia đang thấy rõ triển vọng sáng sủa để hồi sinh ngành du lịch ngay trọng đại dịch. Bên cạnh đó, báo cáo xu hướng du lịch toàn cầu năm 2022 của American Express Travel cho thấy, mọi người đang mong chờ nhiều chuyến đi hơn để “bù đắp khoảng thời gian đã mất” và dự định chi tiêu nhiều hơn hoặc tương đương cho các chuyến du lịch vào năm 2022 so với một năm điển hình trước đại dịch.
Dù thu nhập của nhiều hộ gia đình đã bị ảnh hưởng nặng nề bởi đại dịch Covid-19, nhưng mặt khác, cuộc khủng hoảng này lại giúp một số nhóm người, đặc biệt là những nhà chuyên môn có thể làm việc tại nhà, tiết kiệm được nhiều hơn.
Theo báo cáo công bố vào tháng 11/2021 của Hội đồng Du lịch và Lữ hành thế giới (WTTC) và trang web Trimp.com, khoảng 70% du khách tại các quốc gia phát triển như Mỹ, Anh, Canada, Nhật, có dự định chi tiêu nhiều hơn cho du lịch trong năm 2022 so với giai đoạn 5 năm vừa qua.
Dữ liệu của HomeToGo cũng cho thấy, chi tiêu bình quân cho các đơn đặt dịch vụ trên nền tảng này trong năm 2021 đã tăng 54% so với năm 2019.
Các chuyên gia đánh giá, việc tăng khả năng chi tiêu là một dấu hiệu tốt do chi phí đi lại đã tăng lên ở một số nơi.
Dù những trở ngại đối với ngành du lịch toàn cầu vẫn còn chồng chất, nhưng chính những nỗ lực thích ứng trong thời gian gần đây của các nước đã mang tới những tín hiệu lạc quan, được kỳ vọng sẽ góp phần làm “tan băng,” giúp khôi phục nền kinh tế thế giới trước những tác động to lớn của đại dịch Covid-19 và những “cơn gió ngược” khác./.