Đừng ngại học toán vì nó sẽ mang lại cho bạn rất nhiều ứng dụng trong cuộc sống

Để giải quyết những vấn đề của những môn khoa học khác, chúng ta phải theo quy trình của những mô hình toán học. Cụ thể như, đầu tiên ta nêu ra vấn đề của một môn khoa học khác, sau đó chúng ta phải dùng toán để viết ra quy luật điều khiển vấn đề đó. Và lúc này ta tạo nên một mô thức toán học. Do đó nếu kết quả mà nhà khoa học giải được tương thích với thực tế, thì chứng minh là mô thức toán học đó đúng.

Thông qua những mô thức toán học, môn toán đã xâm nhập vào rất nhiều mặt quan trọng khác nhau của đời sống, thậm chí đến cả mối quan hệ giữa con người với nhau. Một liên ngành mới gọi là toán-tâm lí học đã có thể trả lời câu hỏi kiểu như “liệu hai người sẽ chia tay nhau hay không?” hay “có bao nhiêu phần trăm là bạn sẽ kiếm được kiểu bạn gái mình mong muốn?”

Toán học thậm chí liên quan tới cái đẹp và nghệ thuật. Cái vật này có đẹp hay không? Câu trả lời có hay không phụ thuộc vào tỉ lệ, tỉ lệ khiến con mắt con người cảm thấy dễ chịu và thấy đẹp là 1,618. Từ thời cổ đại con người đã khám phá ra và gọi nó là tỉ lệ vàng. Plato và Euclid đã nghiên cứu sâu thêm về tỉ lệ này.

Chúng ta bắt gặp tỉ lệ vàng ở khắp nơi trong tự nhiên, từ cấu trúc của trái cây và rau quả đến tỉ lệ trên khuôn mặt và cơ thể con người. Tỉ lệ này cũng được sử dụng trong nghệ thuật, Ictinus và Kallikrates đã sử dụng chúng để xây đền Parthenon, Leonardo Da Vinci trong Gioconda, Dali và những nghệ thuật gia khác trong các tác phẩm của họ. Tỉ lệ vàng cũng là chìa khóa cho cái đẹp và sự hài hòa.

Nghe cũng có lí đấy nhỉ? Nhưng chắc bạn cũng đang tự hỏi môn toán ở trường có ứng dụng được vào đời thật không? Có bao giờ phải giải một phương trình hay tìm số đo góc ở ngoài đời không nhỉ? Có đấy. Toán rất hữu dụng và toán hiện diện xung quanh bạn hàng ngày mà bạn không ngờ tới đấy.

Hình học và không gian

Hình học và không gian là dạng lâu đời nhất của toán học. Những người Hy Lạp cổ đại đã có thể đo hình dạng của trái đất (từ xưa họ đã biết trái đất có hình tròn ) bằng những gì bạn đã học ở trường đấy.

Trong thế giới ngày nay, toán học về không gian và hình học được ứng dụng trong nhiều lĩnh vực khác nhau. Bao gồm đồ họa máy tính, làm cho những kết quả qua máy quét dễ hiểu hơn, thiết kế kiểu tóc, và nhiều lĩnh vực khác.

Số học

Môn số học giúp chúng ta rất nhiều trong cuộc sống hàng ngày. Ví dụ như cho thú cưng uống bao nhiêu thuốc, tiền trong túi còn đủ xài đến cuối tuần không. Tất nhiên máy tính có thể giúp bạn nhiều trong những trường hợp trên, nhưng đừng bấm nhầm số nhé.

Người có khả năng về số học có thể nhận ra con số trước mắt hình như không đúng. Khả năng này giống như lưới an toàn cho bạn khi bạn đứng trước nguy cơ phạm sai lầm.

Số liệu thống kê

Xác suất thống kê

Biết được một chút về xác xuất giúp bạn kiểm soát nguy cơ tốt hơn và chấp nhận liều một chút vào việc gì nếu biết nó thực sự đáng giá. Những dạng cao hơn của môn xác suất sẽ giúp bạn tìm ra phương thức nào bệnh dịch lan truyền, hậu quả của việc trái đất nóng lên.

Đại số và phương trình

Thứ thực tế nhất để minh chứng cho ứng dụng của đại số là giá cả. Nếu bạn có 50k và phải mua nước 10k thì còn bao nhiêu tiền để mua bánh và mua được bao nhiêu cái nếu giá bánh là 8k?

Phương trình đại số đơn giản để giải bài toán trên là đây:

8x + 10 = 50

Và khi bạn đang nhìn những loại bánh khác nhau trong tiệm, bạn có thể suy nghĩ về những biến số khác trông có vẻ ngon hơn là cái bánh x trên kia. Và với cùng một phương trình, bạn phải cân đo đong đếm thôi.

Phân số, thập phân và phần trăm

Chúng ta đang dùng hệ thập phân để viết các con số. Từ thập phân bắt nguồn từ Hy Lạp. Hiện tại hệ thập phân dựa vào 10 con số: từ 0 đến 9. Với dấu phẩy, chúng ta có thể viết ra con số chính xác đến mức chúng ta mong muốn.

Tuy nhiên, con số đơn giản như vậy không cho chúng ta chính xác những gì ta muốn. Trong nhiều trường hợp thực tế, chúng ta dùng tỉ lệ để diễn tả như tỉ số hay phân số.

Nếu đầu bếp không hiểu tỉ lệ giữa nguyên liệu họ phải dùng thì không chóng thì chầy sẽ mất khách hàng ngay. Những vật liệu dùng để sửa chữa và xây dựng như thạch cao hoặc keo dán phải được làm từ những nguyên liệu khác nhau. Và những nguyên liệu đó phải được kết hợp với một tỉ lệ nhất định.

Âm nhạc cũng dựa vào tỉ lệ. Một bản nhạc được kết hợp với nhiều yếu tố khác nhau như dạng thức, nhịp điệu, phách, cao độ, nốt…có thể dễ dàng được diễn tả bằng những dãy số về liên quan về mặt thời gian và có sự lặp lại, một bản nhạc cũng có thể được mô tả bằng những dạng hình học.

Hiểu các con số là một kiến thức nền tảng tương tự như biết đọc vậy. Toán bạn học ở trường là để giúp bạn trong cuộc sống. Càng biết ứng dụng nó thì bạn càng thu được nhiều lợi ích và hiểu được nhiều hơn về những gì đang diễn ra xung quanh. Khi đã hiểu thì bạn đã sẵn sàng tạo nên sự khác biệt rồi đấy nhé.


Yên Chi

Theo