Đường Phèn Và Đường Thốt Nốt – Đường Nào Tốt Hơn?

Là nguyên liệu nhà bếp phổ biến thứ hai sau muối, đường được sử dụng để tạo hương và vị ngọt cho các loại thực phẩm. Các loại đường có thể khác nhau về màu sắc, hương vị, độ ngọt, kích thước tinh thể và chất dinh dưỡng. Trong đó, đường phènđường thốt nốt là hai loại được chị em nội trợ ưa chuộng khi chế biến các món chè, bánh, mứt, nước giải nhiệt… vì có vị ngọt thanh, tính mát.

Vậy giữa đường phènđường thốt nốt, đường nào tốt hơn? Bài viết dưới đây sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về hai loại đường này để có sự lựa chọn phù hợp cho sức khỏe bản thân và gia đình.


Loại đường nào tốt nhất cho sức khỏe của bạn? Ảnh: Internet

Đường phèn là gì?

Đường phèn còn được gọi là băng đường (tên khoa học là Saccharose), có kết cấu cứng, giống như một tinh thể đường lớn, màu trắng hơi trong hoặc vàng nâu. Đường phèn được làm từ nhiều loại nguyên liệu khác nhau như đường cát trắng, mật mía, củ cải đường…

Trong thành phần của đường phèn có chứa saccharose cùng một số nguyên tố vi lượng khác, kết hợp với trứng gà và vôi được sử dụng trong quá trình sản xuất để phân giải thành đường fructose và glucose.

Đường thốt nốt là gì?

Đường thốt nốt được điều chế từ nước dịch trong cuống hoa cây thốt nốt, loại cây sinh trưởng tự nhiên và phân bổ chủ yếu ở tỉnh An Giang và các nước lân cận như Thái Lan, Campuchia. Loại đường này có màu vàng nâu và thường được đóng thành những bánh tròn trịa, đường kính khoảng 4cm, độ dày 2 – 3cm.


Cây thốt nốt. Ảnh: Internet

Đường thốt nốt có vị ngọt mát và thơm rất đặc biệt, khi cho vào miệng dễ dàng tan ngay, có vị chua thanh nhẹ. Đây là loại đường rất giàu vitamin và khoáng chất nên được sử dụng nhiều trong nấu ăn, làm bánh, thậm chí ăn sống như kẹo.

Sự giống nhau và khác khác nhau của đường phèn và đường thốt nốt

Đường phèn và đường thốt nốt đều nằm trong nhóm đường sucrose nên độ ngọt của chúng như nhau. So với vị ngọt lịm đường cát, hai loại đường trên có vị ngọt thanh và thơm dịu nên thường được các bà nội trợ Việt sử dụng để nấu các món chè, pha chế nước giải khát…

Ngoài điểm tương đồng trên, giữa đường phèn và đường thốt nốt cũng có một số điểm khác biệt sau đây:

Đường phèn

Đường phèn được nấu từ đường cát hoặc mật mía, thêm vào nước vôi trong và trứng để lọc tạp chất, rồi cho kết tinh chậm nên tạo thành những tinh thể lớn, rất cứng.

Đường có màu trắng hoặc vàng, vị ngọt thanh, có mùi thoang thoảng của đường cát.

Đường thốt nốt

Đường thốt nốt làm từ nước cốt thu được từ loài hoa cùng tên, sau đó đem nấu cô đặc lại đến một độ nhất định thì thành đường.

Loại đường này có màu từ vàng nhạt đến nâu sậm, có mùi thơm đặc trưng của thốt nốt. Đường khá mềm nên có thể dùng dao cắt dễ dàng.


So với đường phèn, đường thốt nốt có độ ngọt kém hơn nhưng lại thơm hơn. Ảnh: Internet

Cách làm đường phèn

Để làm đường phèn, người ta pha loãng đường cát trắng với nước theo một tỷ lệ thích hợp, sau đó hòa với nước vôi để đánh tan hết đường và cho vào nồi nấu. Khi nước đường sôi thì cho trứng gà vào lọc để làm dịu vị ngọt và lọc tạp chất, đồng thời gia tăng hương vị.

Tiếp theo, đặt hỗn hợp này lên bếp đun, để lửa nhỏ. Khi đường chín thì đổ vào thùng có đặt sẵn vỉ tre và những mạng chỉ mỏng. Sau khoảng 7 – 10 ngày, đường sẽ kết tinh thành từng khối.

Đường phèn kết tinh. Ảnh: Internet

Cách làm đường thốt nốt

Đầu tiên, người ta dùng dao cắt phần đầu nhị hoa thốt nốt đực rồi buộc cố định các ống tre vào buồng hoa để hứng nước tiết ra. Nước thốt nốt sau khi thu hoạch phải đem nấu đường ngay, nếu không sẽ bị chua và lên men.

Sau khi lọc qua vải mỏng để loại bỏ tạp chất, nước thốt nốt được đun sôi trong chảo nhiều giờ để cô đặc thành đường lỏng. Trong quá trình đun, phải khuấy thường xuyên để tránh đường bị bén đáy chảo. Sau 30 phút, đường lỏng bắt đầu chuyển sang màu trắng.

Khi đường cô lại, người ta nhấc chảo ra khỏi bếp rồi dùng đũa cả đảo mạnh và liên tục cho đến khi đường keo lại thành hỗn hợp sệt, đặc. Đường sau khi nguội và khô lại sẽ có kết cấu mịn, mùi thơm và vị ngọt thanh.

Công dụng của đường phèn và đường thốt nốt

Đường thốt nốt

Đường thốt nốt giàu chất sắt, kali, các vitamin và khoáng chất khác cùng chất chống oxy hóa nên đem lại lợi ích sức khỏe đáng kể.

Bổ sung đường thốt nốt vào chế độ dinh dưỡng hàng ngày giúp cung cấp năng lượng cho cơ thể, ngăn ngừa thiếu máu. Đây cũng là liệu pháp tự nhiên làm giảm cơn đau bụng kinh hiệu quả vì loại đường này có khả năng làm giãn nở các mạch máu và giúp lưu thông máu.


Đường thốt nốt chứa hàm lượng chất sắt và vitamin nhóm B giúp ngừa bệnh thiếu máu. Ảnh: Internet

Vào mùa lạnh, sử dụng đường thốt nốt giúp tăng cường khả năng miễn dịch, phòng ngừa và hỗ trợ điều trị cảm cúm. Ngoài ra, nó còn hỗ trợ ngăn ngừa nguy cơ tổn thương tế bào do hoạt động của các gốc tự do.

Khi vào trong dạ dày, đường thốt nốt sẽ kích thích sự hoạt động của các enzyme tiêu hóa, giúp tăng cường sự trao đổi chất trong cơ thể, làm sạch đường ruột, thải độc và hỗ trợ tiêu hóa tốt hơn.

Đường thốt nốt có có hàm lượng calo ít hơn so với đường tinh luyện nên là lựa chọn thích hợp cho những ai đang áp dụng chế độ ăn kiêng. Kali trong đường có khả năng cân bằng điện giải, do đó giảm giữ nước, giúp giảm cân lành mạnh.

Đường phèn

Đường phèn là gia vị rất phổ biến trong nấu ăn, pha chế đồ uống hay làm các món bánh, mứt… Nhờ có vị ngọt dịu nên khi dùng đường phèn để pha nước, nấu chè sẽ thơm mát hơn, uống không bị gắt cổ, giúp giải nhiệt hiệu quả. Các món bánh sử dụng đường phèn có vị ngọt và mùi thơm đặc trưng, đồng thời tạo màu sắc đẹp cho vỏ bánh.

Kết hợp đường phèn với các nguyên liệu khác như chanh, tắc, lê… tạo nên bài thuốc có tác dụng trị ho và viêm họng, làm giảm cảm giác ngứa rát ở cổ. Đây cũng là phương pháp trị ho dân gian lành tính, hiệu quả, phù hợp với trẻ em mà không lo gây ra tác dụng phụ như thuốc tây.


Tắc (quất) chưng đường phèn là bài thuốc trị ho và viêm họng dân gian. Ảnh: Internet

Nếu bạn muốn cải thiện đời sống tình dục, hãy chưng đường phèn với rễ cây đậu bắp và uống vào buổi sáng – tối trước khi ăn. Đây là bài thuốc giúp bổ thận sinh tinh, đem lại tinh thần tráng kiện cho các quý ông.

Một số lưu ý khi sử dụng

Mặc dù là thay thế lành mạnh cho đường tinh luyện nhưng cả đường phènđường thốt nốt đều có độ ngọt nhất định và mức năng lượng khá cao, nếu lạm dụng sẽ làm tăng đường huyết nhanh. Đối với bệnh nhân tiểu đường, tim mạch, huyết áp… cần tham khảo ý kiến bác sĩ và có chế độ ăn đường hợp lý để đảm bảo sức khỏe.

Theo các chuyên gia dinh dưỡng, người trưởng thành chỉ nên dùng tối đa khoảng 20g đường trong khẩu phần ăn mỗi ngày, bao gồm cả lượng đường chứa trong các loại bánh, kẹo, kem, chè, nước giải khát…

Một số câu hỏi thường gặp

Cách làm tan đường phèn nhanh nhất?

Để làm tan đường phèn trong thời gian ngắn, bạn cho đường và nước vào nồi theo tỷ lệ 2:1, sau đó bắc lên bếp nấu vài phút là đường sẽ tan. Trong quá trình nấu hạn chế khuấy đảo để đường không bị lại cát khi nguội.

Khi đường nguội, bạn cho vào chai/lọ sạch, đặt nơi sạch sẽ, thoáng mát để sử dụng dần.

Cách làm tan đường thốt nốt đúng cách?

Đường thốt nốt thường có 3 loại chính là đường chảy, đường bột và đường tán. Đối với đường thốt chảy và bột, bạn sử dụng như đường cát, chỉ cần cho trực tiếp vào thức ăn, khuấy nhẹ là đường sẽ tan ra.

Với đường thốt nốt tán, trước khi chế biến, bạn có thể dùng dao cắt thành từng miếng nhỏ, vì loại đường này mềm nên rất dễ cắt.


Đường thốt nốt dạng chảy. Ảnh: Internet

Cách bảo quản đường phèn được lâu?

Bảo quản đường trong hũ/lọ sạch, đậy kín nắp và đặt nơi khô ráo, thoáng mát. Bạn cũng có thể nấu đường thành dạng siro lỏng, đặt trong ngăn mát tủ lạnh hoặc ở điều kiện tự nhiên đều được.

Đường phèn là một trong những thực phẩm không có hạn sử dụng. Tuy vậy, bạn cũng không nên để quá lâu, nếu thấy đường bị thay đổi mùi vị và màu sắc thì không nên sử dụng.

Cách bảo quản đường thốt nốt lâu nhất?

Nên bảo quản đường trong dụng cụ sạch và khô ráo, đặt ở nơi thoáng mát để đường không bị chảy nước. Khi lấy đường để ăn cũng phải dùng muỗng/đũa sạch và khô để tránh dây nước khiến đường bị ẩm. Bạn có thể chia nhỏ đường vào các túi zip rồi hút chân không để bảo quản trong thời gian dài.

Nếu đường bị ẩm, dùng máy sấy tóc để sấy khô lại rồi bảo quản như cách thông thường. Khi đường đã bị chảy nước, có mùi chua thì không nên sử dụng.

Hy vọng với những thông tin mà bài viết vừa chia sẻ, bạn đã hiểu rõ tính chất, đặc điểm của đường phènđường thốt nốt để biết sử dụng đúng cách. Góp phần tạo ra những món ăn, thức uống ngon, hấp dẫn và đem lại hiệu quả cao nhất cho sức khỏe.

Điểm: 4.2 (10 bình chọn)

{{#error}}

{{error}}

{{/error}}
{{^error}}

Cảm ơn bạn đã bình chọn!

{{/error}}

Lỗi! Xin vui lòng kiểm tra đường truyền mạng và thử lại.