ESTE LÀ GÌ? CẤU TẠO, TÍNH CHẤT VÀ ỨNG DỤNG CỦA ESTE
Trung tâm gia sư – dạy kèm tại nhà NTIC Đà Nẵng xin giới thiệu KHÁI NIỆM, CẤU TẠO TÍNH CHẤT VÀ ỨNG DỤNG CỦA ESTE nhằm hỗ trợ cho các bạn có thêm tư liệu học tập. Chúc các bạn học tốt môn học này.
A. Lý thuyết
I. Khái niệm – Phân loại
1.Khái niệm
Ví dụ: Cho axit axetic tác dụng với ancol etylic (xúc tác H2SO4 đặc, t0)
CH3-COOH + C2H5-OH CH3COOC2H5 + H2O
Tổng quát
R-COOH + R’-OH RCOOR’ + H2O
– Este là sản phẩm được tạo thành khi thay nhóm –OH ở nhóm cacboxyl của axit cacboxylic bằng nhóm –OR’ của ancol.
– Công thức chung của 1 số este:
+ Este tạo bởi axit đơn chức và rượu đơn chức RCOOH và R’OH: RCOOR’
Nếu R và R’ là gốc no thì este là CnH2nO2 (n ≥ 2)
2.Phân loại
– Gốc hidrocacbon
+ Gốc hidrocacbon no
+ Gốc hidrocacbon không no
+ Gốc hidrocacbon thơm
– Số nhóm cacboxyl
+ Đơn chức
+ Đa chức
* Đa chức (đơn chức gốc axit và đa chức gốc ancol: (RCOO)nR’)
* Đa chức (đa chức gốc axit và đơn chức gốc ancol: R(COOR’)m)
* Đa chức (đa chức gốc axit và đa chức gốc ancol: Rn(COOR’)n.mR’m)
3. Đồng phân
– Ứng với công thức CnH2nO2 có thể có các loại đồng phân mạch hở sau:
+ Axit no, đơn chức, mạch hở (số đồng phân: 2n-3 với n < hoặc = 5)
+ Este no, đơn chức, mạch hở (số đồng phân: 2n-2 với n < hoặc = 4)
+ Andehit – ancol
+ Xeton – ancol
+ Andehit – ete
+ Xeton – ete
Ví dụ: ứng với CTPT C4H8O2 có các đồng phân este sau:
HCOOCH2-CH2-CH3: n-propyl fomat
HCOOCH-(CH3)2: isopropyl fomat
CH3COOC2H5: etyl axetat
C2H5COOCH3: metyl propionat
II. Danh pháp
Tên este = tên gốc hidrocacbon R’+ tên gốc axit (đổi đuôi ic = at )
1. Tên gốc hidrocacbon R’
CH3 – : Metyl
C2H5 – : Etyl
CH3-CH2-CH2 – : Propyl
(CH3)2CH- : Isopropyl
C6H5– : Phenyl
C6H5CH2– : Benzyl
CH2=CH- : Vinyl
CH2=CH-CH2– : Anlyl
2. Tên gốc axit
HCOO- : Fomat
CH3COO- : Axetat
CH3-CH2COO- : Propionat
CH2=CHCOO- : Acrylat
CH2=C(CH3)COO-: Metacrylat
C6H5COO- : Benzoat
III.Tính chất vật lí
1. Trạng thái
– Đa số ở trạng thái lỏng. Những este có KLPT rất lớn có thể ở trạng thái rắn ( như mỡ động vật, sáp ong …)
2. Nhiệt độ sôi
– Thấp, dễ bay hơi do không tạo liên kết hidro giữa các phân tử.
3.Tính tan
– Ít tan hoặc không tan trong nước do không tạo liên kết hidro giữa các phân tử với nước.
4. Đa số các este có mùi thơm đặc trưng
– Isoamyl axetat: CH3COOCH2CH2(CH3)2: mùi chuối
– Etyl butirat: CH3CH2CH2COOC4H9: mùi dứa
– Geranyl axetat: CH3COOC10H17: mùi hoa hồng…
IV. Tính chất hóa học
1. Phản ứng thủy phân
– Phản ứng thực hiện trong môi trường axit loãng và được đun nóng.
RCOOR’ + H2O RCOOH + R’OH
Este + nước axit cacboxylic + ancol
* Lưu ý: Muốn tăng hiệu suất của phản ứng thủy phân este phải dùng dư nước và sử dụng chất xúc tác axit, đun nóng hỗn hợp phản ứng.
2. Phản ứng thủy phân trong môi trường kiềm (phản ứng xà phòng hóa)
RCOOR’ + NaOH → RCOONa + R’OH
Este + dung dịch bazơ → muối + ancol
Ví dụ: CH3COOC2H5 + NaOH → CH3COONa + C2H5OH
– mchất rắn sau phản ứng = mmuối + mkiềm dư.
– Với este đơn chức: neste phản ứng = nNaOHphản ứng = nmuối = nancol.
* Lưu ý: Trường hợp đặc biệt: Khi thủy phân este trong dung dịch bazơ → muối + ? (không phải là ancol)
Ví dụ:
RCOOCH=CH2 + NaOH → RCOONa + CH3CHO
Este + OH- → muối + andehit
* Điều kiện để thủy phân este → andehit (-COOCH=CH-R’)
Ví dụ:
RCOOC(CH3)=CH2 + NaOH → RCOONa + CH3COCH3
Este + OH- → muối + xeton
* Điều kiện để thủy phân este → xeton (-COOC(CH3)=CH-R’)
Ví dụ:
RCOOC6H5 + 2NaOH → RCOONa + C6H5ONa + H2O
Este đơn chức + OH- → 2 muối + H2O
* Điều kiện để thủy phân este đơn chức → 2 muối (-COOC6H4-R’)
3. Phản ứng cháy
CnH2nO2 + (3n – 2)/2O2 → nCO2 + H2O
nCO2 = nH2O → este no, đơn chức, mạch hở.
V. Điều chế
1. Thực hiện phản ứng este hóa giữa ancol và axit
– Điều kiện phản ứng: H2SO4 đặc và đun nóng
– Vai trò H2SO4 đặc là xúc tác của phản ứng và làm nhiệm vụ hút nước.
– Phản ứng giữa axit cacboxylic đơn chức và ancol đơn chức
Ví dụ: CH3COOH + C2H5OH CH3COOC2H5 + H2O
RCOOH + R’OH RCOOR’ + H2O
– Phản ứng giữa axit cacboxylic đa chức và ancol đơn chức
Ví dụ: (COOH)2 + 2C2H5OH (COOC2H5)2 + 2H2O
R(COOH)n + nR’OH R(COOR’)n + nH2O
– Phản ứng giữa axit cacboxylic đơn chức và ancol đa chức
Ví dụ: 3CH3COOH + C3H5(OH)3 (CH3COO)3C3H5 + 3H2O
mRCOOH + R’(OH)m (RCOO)mR’ + mH2O
– Phản ứng giữa axit cacboxylic đa chức và ancol đa chức
Ví dụ: (COOH)2 + C3H5(OH)3 (COO)6(C2H5)2 + 6H2O
mR(COOH)n + nR’(OH)m Rm(COO)nmR’n + nmH2O
2. Thực hiện phản ứng cộng giữa axit và hiđrocacbon không no
RCOOH + C2H2 → RCOOCH = CH2
3. Thực hiện phản ứng giữa muối Na của axit và dẫn xuất halogen
RCOONa + R’X → RCOOR’ + NaX (xt, t0)
4. Thực hiện phản ứng giữa phenol và anhidrit axit
(RCO)2O + C6H5OH → RCOOC6H5 + RCOOH
VI. Ứng dụng
* Các este có ứng dụng rộng rãi trong đời sống.
– Làm dung môi. VD: butyl và amyl axetat được dùng để pha sơn tổng hợp.
– Sản xuất nhiều chất quan trọng như: poli(metyl acrylat) và poli(metyl metacrylat) dùng làm thủy tinh hữu cơ; poli(vinyl axetat) dùng làm chất dẻo hoặc thủy phân thành poli(vinyl ancol) dùng làm keo dán.
– Một số este của axit phtalic được dùng là chất hóa dẻo, dược phẩm…
– Một số este có mùi thơm hoa quả được dùng trong công nghiệp thực phẩm và mĩ phẩm…
Ví dụ: Isoamyl axetat: CH3COOCH2CH2(CH3)2: mùi chuối, dùng trong thực phẩm
Geranyl axetat: CH3COOC10H17: mùi hoa hồng, dùng trong mĩ phẩm…
VII. Nhận biết este
– Este của axit fomic có khả năng tráng gương.
+ Este của axit fomic (HCOO)xR có khả năng tham gia phản ứng tráng gương.
(HCOO)xR + 2xAgNO3 + 3xNH3 + xH2O → (NH4CO3)xR + 2xAg + 2xNH4NO3
– Các este của ancol không bền bị thủy phân tạo anđehit có khả năng tráng gương.
CH3COOCH=CH2 + NaOH → CH3COONa + CH3CHO
– Este không no có phản ứng làm mất màu dung dịch Brom
+ Nếu este có gốc axit hoặc gốc ancol không no thì este đó làm mất màu dung dịch Brom
CH2=CH-COOCH3 + Br2 → CH2Br-CHBr-COOCH3
– Este của glixerol hoặc chất béo khi thủy phân cho sản phẩm hòa tan Cu(OH)2 tạo dung dịch phức màu xanh.
(CH3COO)3C3H5 + 3H2O 3CH3COOH + C3H5(OH)3
2C3H5(OH)3 + Cu(OH)2 → (C3H7O3)2Cu + 2H2O
B. Bài tập vận dụng
tải về
Trung tâm luyện thi, gia sư – dạy kèm tại nhà NTIC Đà Nẵng
LIÊN HỆ NGAY VỚI CHÚNG TÔI ĐỂ BIẾT THÊM THÔNG TIN CHI TIẾT
ĐÀO TẠO NTIC
Địa chỉ: Đường nguyễn lương bằng, P.Hoà Khánh Bắc, Q.Liêu Chiểu, Tp.Đà Nẵng
Hotline: 0905540067 – 0778494857
Email: [email protected]