Eth là gì? Tổng hợp giá, tin tức và cách đầu tư ETH

Thời gian đọc:
12
minute(s)

Bạn có thể giao dịch ETH theo nhiều cách khác nhau như mở tài khoản điện tử và mua tiền điện tử thông qua sàn giao dịch Ethereum (ETH). Cách này cũng có những lợi thế và bất lợi tương tự như khi mua Bitcoin.

XTB cung cấp các sản phẩm phái sinh độc quyền. Thông tin trong bài viết chỉ được cung cấp mang tính thông tin chung và là tài liệu đào tạo. Bất kỳ ý kiến, phân tích, giá cả hoặc nội dung khác không được xem là tư vấn hoặc khuyến nghị giao dịch phái sinh.

Trước đây, giao dịch Ethereum (ETH) và các đồng tiền điện tử khác được xem là một trò chơi may rủi, nhưng giờ đây, chúng đã được công nhận là tài sản hợp pháp trong danh mục đầu tư giao dịch. “Cuộc cách mạng kỹ thuật số” này được so sánh với cơn sốt vàng của thế kỷ 19 hay bong bóng internet vào năm 20021 và giá trị của tiền điện tử ngày càng tăng lên khi cả thế giới bắt đầu quan tâm đến thị trường này. Nhưng Ethereum thực sự là gì? Điều gì khiến đồng tiền này nổi bật so với các đồng tiền kỹ thuật số khác? Làm thế nào để giao dịch ETH? Bạn sẽ tìm thấy câu trả lời trong bài viết dưới đây. 

Thông tin cơ bản về Ethereum (ETH)

Đồng Ethereum được trình làng và ra mắt công chúng vào năm 2013 bởi Vitalik Buterin, một lập trình viên đã tham gia tạo ra Bitcoin cho rằng Bitcoin cần một ngôn ngữ lập trình cho phép các ứng dụng phát triển. Tuy nhiên, vì thiếu sự hỗ trợ từ cộng đồng Bitcon, Buterin đã không thể đạt được mục tiêu của mình. Buterin sau đó đã quyết định giới thiệu một nền tảng mới với ngôn ngữ lập trình linh hoạt hơn. 

Bạn cần phân biệt giữa Ethereum và ETH. Ethereum không phải là một loại tiền kỹ thuật số, đây là một nền tảng dựa trên công nghệ blockchain, sử dụng các hợp đồng ngang cấp (peer-to-peer contract) và được trang bị một số tính năng như Hợp đồng thông minh (Smart Contract), Máy ảo Ethereum (Ethereum Virtual Machine – EVM). Blockchain của Ethereum cho phép bạn tạo một thẻ (token) hoàn toàn mới, được sử dụng cho một mục đích nhất định, dựa trên mạng lưới này. Dưới đây là một số thẻ Ethereum phổ biến nhất:

  • ERC-20 – thẻ Ethereum phổ biến nhất. ERC-20 được sử dụng bởi Uniswap, Binance Coin và đại diện kỹ thuật số của đô la Mỹ – Tether.
  • ERC-223 – thẻ ERC-223 có cấu trúc rất giống với thẻ ERC-20, nhưng khác với ERC-20, ERC-223 không thể bị mất do giao dịch không chính xác.
  • ERC-721 – là một thẻ không thể thay thế (non-fungible tokens – NFT). Mỗi thẻ sẽ có một giá trị riêng biệt được gán cho nó. Loại thẻ này đang ngày càng trở nên phổ biến và hiện đang được sử dụng để tạo ra các vật phẩm hoặc tác phẩm nghệ thuật. 

Ethereum là một mục tiêu khó khăn đối với các vụ lừa đồ và kiểm duyệt vì tính phi tập trung của nó. Mục tiêu của ETH là cung cấp bảo mật cao hơn với chi phí thấp hơn so với các hợp đồng truyền thống. Với những yếu tố trên, không có gì ngạc nhiên khi Ethereum trở thành đồng tiền điện tử quan trọng thứ hai trên thị trường với giá trị vốn hóa thị trường ước tính là 400 tỷ USD vào tháng 9 năm 2021. 

Làm thế nào để giao dịch Ethereum (ETH)? – Sàn giao dịch điện tử và CFDs

Bạn có thể giao dịch ETH theo nhiều cách khác nhau như mở tài khoản điện tử và mua tiền điện tử thông qua sàn giao dịch Ethereum (ETH). Cách này cũng có những lợi thế và bất lợi tương tự như khi mua Bitcoin. Nếu bạn đang tìm kiếm phương pháp giao dịch tiền điện tử chủ động, bạn có thể tìm hiểu đến Ethereum CFD. Hợp đồng chênh lệch (Contract For Difference – CFD) giúp bạn tiếp cận Ethereum và cho phép nhà đầu tư nắm giữ cả vị thế bán và vị thế mua. 

Tuy nhiên, bạn cần lưu ý rằng với các hợp đồng pháp sinh, nhà đầu tư sẽ không thực sự sở hữu ETF mà chỉ thu lợi nhuận hoặc thua lỗ dựa theo sự thay đổi tỷ giá đối hoái của sản phẩm (trong trường hợp này là Ethereum). Phương pháp này mang lại một số lợi thế vì nhờ công cụ phái sinh, nhà đầu tư không cần phải sử dụng ví điện tử hoặc mua Ethereum thông qua các sàn giao dịch tiền điện tử không được kiểm soát. 

Trong thực tế, ETH nói riêng và thị trường tiền điện tử nói chung rất dễ biến động, vậy nên chiến thuật trên sẽ mang lại cho bạn nhiều lợi ích hơn. Tuy nhiên, giao dịch CFD trên Ethereum sẽ sử dụng đòn bẩy. Điều này có nghĩa là với một khoản vốn tương đối nhỏ, bạn có thể mở và giao dịch một vị thế lớn hơn gấp hai lần (bạn có thể xem thêm những ưu đãi tiền điện tử đang có tại XTB). Việc sử dụng đòn bẩy trong giao dịch giúp bạn đạt được khoản lợi nhuận hấp dẫn hơn nhưng cũng đồng nghĩa với rủi ro thua lỗ. Bạn có thể tìm hiểu thêm về đòn bẩy tại đây – hãy luôn nhớ rằng, biến động luôn đi kèm với rủi ro cao. 

Giao dịch Ethereum trading – Hướng dẫn giao dịch Ethereum CFD

CFD trên Ethereum cho phép nhà giao dịch mở vị thế mua và vị thế bán – điều này giúp bạn tạo ra lợi nhuận từ việc mua và bán ETF. Điều này rất quan trọng vì với một thị trường biến động như tiền điện tử, các nhà đầu tư có thể dễ dàng thích ứng với các tình hình khác nhau.

Biểu đồ bên dưới cho thấy lợi ích của việc sử dụng CFD khi giao dịch Ethereum. Sau khi tạo một mức đỉnh cục bộ, tỷ giá đồng tiền điện tử đã tạo một kênh dốc đi xuống, một nhà đầu tư có kinh nghiệm sẽ mở và đóng một vài vị thế với tình hình kỹ thuật này. 

eth là gìXin lưu ý rằng dữ liệu trình bày ở trên đề cập đến hiệu suất trong quá khứ và không phải là chỉ báo đáng tin cậy cho hiệu suất trong tương lai.

Tuy nhiên, bạn cần lưu ý về những rủi ro về vốn khi sử dụng đòn bẩy. Như bạn có thể thấy trong biểu đồ, sự sụt giảm giá trị của Ethereum đã tăng nhanh theo thời gian, dẫn đến một sự bứt phá nhanh chóng trong kênh dốc xuống. Việc mua Ethereum CFD trong thời điểm này có thể dẫn đến thua lỗ nghiêm trọng, hoặc trong trường hợp không thể duy trì các nguyên tắc quản lý tài chính hợp lý, bạn sẽ mất một phần lớn số vốn của bạn. 

So sánh Ethereum và Bitcoin – những điểm giống và khác nhau

Ethereum là một dạng tiền tệ kỹ thuật số, được tạo ra và lưu trữ dưới dạng điện tử. Không giống như các tiền tệ vật lý truyền thống như euro hay đô la, Ethereum không được in ra. Cũng như Bitcoin, đồng tiền điện tử này hoạt động dựa trên cơ sở mạng thanh toán phi tập trung, cho phép bạn thanh toán trực tuyến ẩn danh mà không cần sử dụng dịch vụ của ngân hàng hay các bên thứ ba. Là đồng tiền điện tử phổ biến đứng thứ hai chỉ sau Bitcoin, Ethereum cũng có những đặc điểm tương tự BTC. Tuy nhiên, vẫn có thể kể đến những khác biệt chính giữa Ethereum và Bitcoin: 

công nghệ chuỗi khốiCông nghệ Blockchain: so với Bitcoin, Ethereum cho phép tạo ra các khối, tức là các bản lưu trữ giao dịch tiền điện tử, nhanh hơn đồng nghĩa giao dịch sẽ được xử lý nhanh hơn. Hiệu quả này cho thấy Ethereum phù hợp với việc xử lý giao dịch hơn là lưu trữ giá trị.

thời lượng giao dịch ethThời lượng giao dịch: vì sự khác biệt trong công nghệ blockchain, các giao dịch Ethereum có thể được xác nhận chỉ trong vòng vài giây

mạng lưới ethMạng lưới: một mặt, Ethereum dựa trên công nghệ cho phép sử dụng tiền điện tử, giống như Bitcoin nhưng mặt khác, mạng lưới cũng cho phép tạo ra các ứng dụng máy tính. Điều này có nghĩa là Ethereum không chỉ được sử dụng để hoàn thành các giao dịch tiền điện tử mà còn để viết mã và giao dịch bất cứ thứ gì, bao gồm cả hợp đồng mua bán căn hộ. Đây là yếu tố giúp Ethereum hấp dấn hơn đối với các doanh nghiệp lớn.

lợi nhuận  khai thácLợi nhuận khai thác: lợi nhuận từ việc khai thác Bitcoin giảm một nữa sau mỗi bốn năm và hiện lên tới 6,25 Bitcoin (tháng 9 năm 2021). Lợi nhuận từ việc khai thác Ethereum phụ thuộc vào thuật toán Bằng chứng xử lý (proof-of-work) có tên là Ethash và lên tới 5 đơn vị ehter trên mỗi khối.

Giá trị của Ethereum – Những yếu tố ảnh hưởng giá Ethereum

Suy cho cùng, giá trị của Ethereum, giống như mọi tài sản khác trên thị trường, sẽ được xác định bởi kết quả của cuộc chiến giữa cung và cầu. Tuy nhiên, giống như bất kỳ loại tiền điện tử nào khác, Ethereum chịu sự dao động theo chu kỳ liên quan đến tình hìnhcủa Bitcoin. Tiền điện tử lâu đời nhất vẫn duy trì sự thống trị trên thị trường, do đó, bất kỳ chuyển động đột ngột nào của tỷ giá BTC, ở mức độ lớn hơn hoặc thấp hơn, đều được phản ánh trong tỷ giá của Ethereum.

giá trị của ethereumXin lưu ý rằng dữ liệu trình bày ở trên đề cập đến hiệu suất trong quá khứ và không phải là chỉ báo đáng tin cậy cho hiệu suất trong tương lai.

Như bạn có thể thấy, biểu đồ Ethereum (xanh lam nhạt) và Bitcoin (xanh lam đậm) khá giống nhau. Do đó, có một mối liên kết chặt chẽ giữa hai loại tiền điện tử mà bạn có thể tận dụng trong các khoản đầu tư của mình. Ngoài ra, Ethereum có độ biến động cao hơn Bitcoin. Kết quả là Ethereum có bản beta lớn hơn Bitcoin, theo thuật ngữ của sàn giao dịch chứng khoán. Tuy nhiên, có những khác biệt đáng kể ảnh hưởng đến giá trị của cả hai loại tiền điện tử này. Sau đây là những điểm quan trọng mà bạn cần lưu ý:

khong gioi han nguon cungKhông giới hạn về nguồn cung  – trước hết, cần chú ý đến nguồn cung của đồng tiền điện tử này. Trong trường hợp của Bitcoin, có một số lượng rõ ràng là 21 triệu mảnh BTC. Ethereum không có giới hạn như vậy và nguồn cung ETH có thể tăng thêm 18 triệu mảnh mới sau mỗi 12 tháng. Đây có thể là lý do chính tại sao Ethereum, mặc dù có nhiều ứng dụng hơn, có giá trị thấp hơn Bitcoin.

thẻ ERC-20 là gìThẻ ERC-20 – Ethereum đang được ngày càng nhiều nhà phát triển sử dụng để xây dựng các ứng dụng mới, thường là lĩnh vực sáng tạo. Ethereum là một dạng nhiên liệu đặc biệt cần thiết để duy trì hoạt động của một hệ sinh thái mới. Nhiều loại tiền tệ dựa trên Ethereum đã thành công trên toàn thế giới và điều này càng làm tăng thêm nhu cầu của ETH.

số lượng giao dịch ethSố lượng giao dịch  – Số phí giao dịch trên chuỗi khối Ethereum tăng lên khi khối lượng giao dịch tăng lên. Chúng được trả cho những người khai thác thường bán Ethereum của họ trên thị trường mở, do đó thúc đẩy nguồn cung tiền điện tử. Tuy nhiên, vì phí giao dịch được thanh toán bằng Ethereum, chi phí giao dịch tăng sẽ dẫn đến nhu cầu ETH tăng lên.

bitcoin hay ethBitcoin hay Ethereum?

Không còn nghi ngờ gì nữa, Ethereum – đồng tiền điện tử có giá trị thứ hai, cũng phổ biến như Bitcoin. Tuy nhiên, trong thế giới tiền điện tử, Bitcoin (BTC) mới chiếm một vị trí cao nhất. Vậy nên lựa chọn đồng tiền kỹ thuật số nào?

Mặc dù Bitcoin là một cách tuyệt vời để lưu trữ tiền, khả năng tiếp cận và tính linh hoạt của Ethereum để xây dựng bất kỳ mã thông báo nào dựa trên blockchain ETH mang lại cho nó một tương lai tươi sáng. Những người tham gia vào thị trường tiền điện tử vẫn đang chờ đợi Ethereum 2.0 được phát triển thêm, vì nó vẫn đang trong giai đoạn thử nghiệm tại thời điểm phát hành bài viết này. ETH 2.0 sẽ cho phép người dùng kiếm lãi từ các thẻ Ethereum của họ, bên cạnh những ưu điểm khác. Hơn nữa, các kỹ sư khẳng định rằng mạng mới sẽ an toàn hơn, nhanh hơn và ít tốn kém hơn khi sử dụng.

Từ đầu năm đến ngày 1 tháng 9 năm 2021, giá Bitcoin đã tăng khoảng 40%. Trong cùng thời kỳ, Ethereum đã ghi nhận mức tăng gấp 10 lần, bắt đầu từ khoảng 760 USD vào tháng 1 và thử nghiệm vùng 3.900 USD vào đầu tháng 9.

XStation 5 cung cấp một loạt các công cụ phân tích kỹ thuật. Khi so sánh biểu đồ Bitcoin (bên trái) và Ethereum (bên phải), mối tương quan giữa hai loại tiền điện tử trở nên rõ ràng hơn. Tuy nhiên, năm 2021 đã chứng kiến ​​mức tăng cao hơn nhiều trong biểu đồ Ethereum so với Bitcoin. 

bitcoin hay ethereumXin lưu ý rằng dữ liệu trình bày ở trên đề cập đến hiệu suất trong quá khứ và không phải là chỉ báo đáng tin cậy cho hiệu suất trong tương lai.

Khi phải đối mặt với sự lựa chọn giữa hai loại tiền điện tử phổ biến, một nhà đầu tư có kinh nghiệm sẽ ưu tiên về sự đa dạng hóa. Ưu đãi liên tục được mở rộng của XTB không chỉ bao gồm CFD của Ethereum hay Bitcoin, mà là một phần của tài khoản môi giới duy nhất, bạn cũng sẽ tìm thấy CFD của Litecoin, Bitcoin Cash hoặc Ripple ở đó. Nỗ lực tìm ra một loại tiền điện tử hứa hẹn nhất có thể là một bài học tốn kém, đặc biệt là khi sử dụng đòn bẩy. Ngoài ra, việc đa dạng hóa phù hợp sẽ đồng thời giảm thiểu rủi ro của tổng danh mục đầu tư và cho bạn cơ hội tạo ra lợi nhuận đáng kể từ việc tiếp xúc với thị trường tiền điện tử năng động và đầy hứa hẹn.

Nội dung này chỉ mang tính thông tin chung và là tài liệu đào tạo. Bất kỳ ý kiến, phân tích, giá cả hoặc nội dung khác không được xem là tư vấn đầu tư hoặc khuyến nghị được hiểu theo luật pháp của Belize.

Hiệu suất trong quá khứ không nhất thiết chỉ ra kết quả trong tương lai và bất kỳ khách hàng quyết định dựa trên thông tin này đều hoàn toàn tự chịu trách nhiệm. XTB sẽ không nhận trách nhiệm đối với bất kỳ tổn thất hoặc thiệt hại nào, bao gồm nhưng không giới hạn, bất kỳ tổn thất lợi nhuận nào, có thể phát sinh trực tiếp hoặc gián tiếp từ việc sử dụng hoặc phụ thuộc vào thông tin đó. Tất cả các quyết định giao dịch phải luôn dựa trên phán quyết độc lập của bạn.