Flo là gì? Tính chất vật lí, tính chất hóa học – Ứng dụng, Điều chế
Flo là gì? Tính chất vật lí, tính chất hóa học – Ứng dụng
Hóa Học
Mục lục bài viết
Flo là gì? Tính chất vật lí, tính chất hóa học – Ứng dụng
Flo là gì? Bạn muốn tìm hiểu về Flo, để hiểu rõ hơn về chất này thì sau đây hãy cùng tìm hiểu về Flo trong bài viết sau đây, hãy cùng theo dõi nhé.
Xem thêm:
Flo là gì?
– Flo (tên tiếng anh: Flour) là một chất khí thuộc halogen, có kí hiệu hóa học là F. Có số nguyên tử là 9 và số nguyên khối là 19. Flo luôn có số oxi hóa là -1 trong mọi hợp chất.
Flo trong tự nhiên:
- Trong tự nhiên, Flo không tồn tại ở dạng đơn chất mà tồn tại ở hợp chất.
- Hợp chất của Flo còn xuất hiện trong men răng của người và động vật, ngoài ra còn có trong lá của 1 số loài thực vật.
- 2 khoáng vật chứa nhiều Flo là Florit (CaF2) và Criolit (Na3AlF6). Flo chiếm 0,08% khối lượng vỏ Trái Đất, đây là một tỉ lệ khá nhiều hơn một vài nguyên tố như đồng, kẽm,…
Tính chất vật lí của Flo
- Biểu tượng: F
- Điểm nóng chảy: -219,6 °C
- Khối lượng nguyên tử: 18,998403 u
- Cấu hình điện tử: [He] 2s22p5
- Số nguyên tử: 9
- Độ âm điện: 3,98
- Bán kính Van der Waals: 147 pm
Tính chất hóa học của Flo
Tác dụng với kim loại và phi kim
– Flo tác dụng tất cả kim loại kể cả Au và Pt, đồng thời cũng phản ứng được hầu hết phi kim (trừ O2 N2 và các nguyên tố khí trơ)
Ca + F2 → CaF2
3F2 + S → SF6
3F2 + 2Au → AuF3 (Vàng florua)
F2 + Cu → CuF2 (Đồng (II) florua)
Tác dụng với hidro:
– Flo phản ứng hóa học mạnh với hidro hơn các halogen khác tạo ra axit flohydric. Phản ứng nổ rất mạnh, có thể ngay cả trong bóng tối, nhiệt độ thấp. Gây chêt người
H2 + F2 → 2HF
– Khí HF kết hợp với nước sẽ tạo ra dung dịch HF – đây là loại axit yếu. Dung dịch HF được ứng dụng trong kĩ thuật khắc thủy tinh. Vì khi nó tác dụng với SiO2 sẽ tạo dung dịch có khả năng ăn mòn thủy tinh.
SiO2 + 4HF → SiF4 (Silic tetrafloru) + 2H2O
Tác dụng với nước
Khí Flo qua nước sẽ làm bốc cháy nước (do giải phóng O2).
2F2 + 2H2O → 4HF + O2
– Đó cũng là nguyên nhân vì sao F2 không đẩy Cl2, Br2, I2 ra khỏi dung dịch muối hoặc axit mặc dù Flo có tính oxi hóa mạnh hơn.
Cách điều chế Flo
– Vì Flo là nguyên tố hóa học có tính oxi hóa mạnh nhất nên không có bất cứ chất nào có khả năng oxi hóa nó được nữa. Nên cách duy nhất để sản xuất ra khí Flo là điện phân nóng chảy KF và HF.
– Bình điện phân chứa hỗn hợp KF và HF sẽ có cực âm bằng thép đặc biệt hay đồng và cực dương bằng than chì. Khi phản ứng xảy ra, khí hiđro thoát ra ở cực âm và khí Flo thoát ra ở cực dương.
Ứng dụng của Flo
– Flo rất độc nhưng bên cạnh đó các nhà khoa học cũng tìm ra những lợi ích đến từ Flo:
- Dùng để điều chế một số dẫn xuất hiđrocacbon có chứa flo, đóng góp thành phần quan trọng trong sản xuất ra chất dẻo. Đây là ứng dụng tiêu biểu quan trọng nhất của nó
- Floroten (CF2-CFCl)n cũng là một sản phẩm đến từ Flo dùng trong việc bảo vệ các đồ vật bằng kim loại, gốm sứ, thủy tinh…. khỏi sự ăn mòn.
- Hợp chất của Flo còn dùng để cắt thủy tinh, nghệ thuật khắc thủy tinh.
- Teflon cũng có phần của Flo góp vào. Nó là một polime có tính chất bền cơ học và hoá học nên được con người dùng để tạo các vòng đệp làm kín chân không, tạo bề mặt không dính ở các dụng cụ nhà bếp như nồi, xoong, chảo.
- Dung dịch NaF loãng được sử dụng trong y học: làm thuốc chống sâu răng.
- Flo được sử dụng nhiều trong ngành công nghiệp nghiên cứu hạt nhân, khoa học.
Sản xuất Flo trong công nghiệp
– Điện phân hỗn hợp KF và HF ở thể lỏng, cực dương bằng than chì, cực âm bằng thép đặc biệt hay đồng. Khí hiđro thoát ra ở cực âm, khí Flo thoát ra ở cực dương.
Flo gây ra những tác hại cho con người
– Sử dụng thực phẩm chứa flo một thời gian dài gây mủn răng, hư hại răng. Tăng tỉ lệ bị ròn xương hay gãy của xương vì Flo trong thức ăn sẽ lấy canxi trong xương. Ngoài ra nó còn lấy canxi có trong máu khiến xuất hiện các bệnh như co cứng cơ, suy tim mạch.
– Không chỉ mỗi khí flo gây độc, một vài hợp chất của nó như HF, khi con người hít phải cũng gây nhiều bệnh. Một số triệu chứng tiêu biểu như đau xương ức, ho ra đờm, máu, phù nề phổi. Các bộ phận trong cơ thể nếu những khí đó tiếp xúc, đi qua.
– Điều chế một số hợp chất của nó cũng gây bao nhiêu phiền toái: gây nổ, bỏng, cháy,…
– Mong rằng những chia sẽ trên sẽ giúp cho bạn một phần nào đó trong việc học tập của mình. Xin chân thành cảm ơn bạn khi đã xem hết bài viết này. Để có thể xem thêm nhiều bài viết hơn nữa hãy truy cập vào trang: bluefone.com.vn