Giải mã hoàn, hàn long mạch và nghi lễ bồi hoàn địa mạch
Lễ hàn long mạch hay bồi hoàn địa mạch, điền hoàn địa mạch, hồi hoàn địa mạch là phương pháp mà ông ta bà ngày xưa vẫn sử dụng để giải trừ vận xui, tai họa hoặc điềm xấu khi đụng chạm tới đất đai làm ảnh hưởng tới Long mạnh. Điều xấu nhẹ thì mất của, nặng thì có thể khiến gia đình, của cải ly tán, thâm chí là mất mạng.
Có thể bạn quan tâm: Giải Mộng Chiêm Bao Khám Phá Điều Tâm Linh Bí Ẩn
Mục lục bài viết
Hàn long mạch là gì?
Ảnh 1: Hàn long mạch là gì?
Long mạch hiểu một cách trực tiếp tức là nơi lưu thông khí huyết của rồng, vì thế đây là bộ phận đóng vai trò rất quan trọng. Theo quan niệm phong thủy, long mạch tức là nơi hội tụ những nguồn năng lượng mạnh mẽ như rồng, linh hoạt, cuồng nhiệt như mạch máu, mang lại điều tốt lành.
Ngoài ra, có thể hiểu, long mạch là mạch của đất, là nơi khí và nước hội tụ. Long mạch đi đến đâu, đất đai nơi đó màu mỡ, khi vương, nước trong, người dân an cư, lạc nghiệp, phong thủy cực kỳ vượng.
Một long mạch tốt sẽ uốn lượn mềm mại, uyển chuyển. Nơi đây tích tụ nguồn năng lượng mạnh mẽ, khí nước tốt lành, nổi bật và thường sẽ có ở những địa điểm có đồi núi xung quanh.
Ông bà ta từ ngày xưa tổ chức lễ hàn long mạch, hay gọi cách khác là bồi địa mạch như một cách để hóa giải vận xui, cầu may mắn đến cho gia chủ và các thành viên trong gia đình.
Khi nào làm lễ hàn long mạch?
Lễ hàn long mạch hay hoàn long mạch được thực hiện khi long mạch bị thế lực yêu ma hoành hành và động long mạch do tác động của con người.
Hoàn long mạch – Động Long mạch do thế lực yêu ma hoành hành
Ảnh 2: Động long mạch do thế lực yêu ma
Có rất nhiều trường hợp, khi gia chủ và những thành viên trong gia đình không động chạm gì tới đất đai, nhưng những vận xui vẫn từ đâu ập đến, quấy quá cuộc sống bình viên vốn có. Điều này được các bậc thầy trong phong thủy lý giải như sau.
Long mạch trong trường hợp này bị động do ma quỷ lộng hành, ngang ngược gây náo động cuộc sống của con người. Vì thế, dù không khoan giếng, cất nhà,… những điều không may mắn vẫn không buông tha.
Các thế lực đen tối vô hình có thể hoành hành như vậy là vì năng lực bảo vệ của Thần Thổ địa, vị thần cai quản thổ nhưỡng, bao gồm cả long mạch trong nhà bị suy yếu, mất đi khả năng khống chế yêu ma, quỷ quái, để chúng thừa cơ tác oai tác quái, quấy phá nhân gian.
Khi long mạch bị động do các thế lực yêu ma cần được cúng bái một cách cẩn thận để vừa trấn áp được lũ ma quỷ, vừa có thể ổn định nguồn năng lượng, ổn định năng lực của thần bảo vệ long mạch.
Hàn long mạch – Động Long mạch do tác động của con người
Ảnh 3: Con người vô tình làm đứt long mạch
Long mạch càng vượng thì năng lực của vị thần bảo vệ Quan Đương Xứ Thổ Địa CHính Thần càng cao. Vì thế, khi con người động phải long mạch sẽ phải chịu sự trừng phạt từ thần linh, Từ đó, gia đình sẽ bị vướng phải vận xui khó giải.
Động long mạch do tác động của con người thường xảy ra từ việc động thổ, đào đất có độ sâu,… làm đứt long mạch, chặt đứt khí vượng của gia đình, Thần Thổ Địa nổi giận. Vì thế, gia đình cần lập bàn làm lễ hàn long mạch, đồng thời lễ vật cầu khấn sự xá tội từ thần linh, nối liền địa mạch, phù hộ gia đình hòa thuận, cuộc sống ấm no, sức khỏe dồi dào.
hững ngôi nhà có hướng tốt giúp gia chủ làm ăn thuận lợi, phát tài phát lộc. Ngược lại, nếu chẳng may gặp phải hướng xấu rất dễ mang đến vận khí xui xẻo, hiểm họa khôn lường. Cùng theo dõi bài viết cách hóa giải hướng nhà xấu Tại Đây để tìm hiểu những cách hóa giải hướng nhà không hợp tuổi thật hiệu quả!
Ý nghĩa của thủ tục, nghi lễ bồi hoàn địa mạch
Ảnh 3: Ý nghĩa bồi hoàn địa mạch
Long mạch nằm sâu trong lòng đất và là thứ vô hình mà con người không thể nhìn thấy hay chạm phải. Chỉ là khi long mạch bị động dù là bởi sự vô tình của con người, hay sự hoành hành của ma quỷ đều có ảnh hưởng không tốt.
Vì thế, nếu cảm thấy gia can lục đục, sức khỏe suy yếu, gặp nhiều điều kém may mắn sau khi xây cất, khoan đất, đào ao, khơi rãnh… nên tìm đến sự tư vấn của những người có kinh nghiệm trong phong thủy và xin hướng dẫn cúng bái làm lễ hàn long mạch.
Nghi lễ này được thực hiện, một mặt nhằm tạ lỗi với thần linh khi chạm đến thổ nhưỡng, phá vỡ thế đất tự nhiên, động đến long mạch. Mặt khác, đây cũng là một cách cầu xin giải trừ vận xấu, hi vọng bồi địa mạch, hàn gắn long mạch, mang lại may mắn, khí tức thịnh vượng cho gia đình.
Lễ vật cúng bồi hoàn địa mạch
Ảnh 4: Lễ vật cúng bồi hoàn địa mạch
Sau khi đã chọn được người làm lễ, việc chuẩn bị lễ vật là không thể thiếu. Gia chủ có thể tham khảo các lễ vật cần thiết phải chuẩn bị sau đây:
- Mỗi thứ 1 chén: Gạo, muối, nước, rượu trắng, trà khô.
- Mỗi thứ 1 đĩa: Ngũ quả tươi, bánh kẹo, trầu cau, thuốc, nhang thơm.
- Mỗi thứ 1 phần: Gà nguyên con, giò lụa, bánh chưng, xôi
- 1 lọ hoa: Tốt nhất nên chọn hoa cúc hoặc hoa ngũ sắc
- 5 chiếc bánh bao, 5 đinh tiền lễ
- 2 bát chè ngọt, 2 cây nến
- 1000 vàng mã hoa đỏ, 1000 vàng ngũ phương
- 1 bộ quần áo mũ ngựa thần linh đỏ.
Cách bày trận ngũ hành bồi hoàn địa mạch
Ảnh 5: Nghi thức cúng hàn long mạch
Trước khi thực hiện bày trận ngũ hành, gia chủ người trực tiếp đứng ra tổ chức làm lễ hoàn long phải đảm bảo đã chuẩn bị đầy đủ các lễ vật để cúng bái. Sau đó:
-
Cần chuẩn bị một thần quy được làm từ đất sét hoà cùng hỗn hợp nước của 3 con song khác nhau, Dùng chỉ ngũ sắc và kim đặt vào bên trong Thần quy.
-
Bước đầu tiên, Gia chủ cần đào một chiếc hố nhỏ ngay vị trí trung tâm nơi long mạch bị động. Sau đó đặt Thần Quy đã được chuẩn bị trước vào.
-
Sau đó, hãy mang cát lấy từ 3 con sông trọn với 5 loại đậu, 5 loại hoa đã được chuẩn bị sẵn rồi cho xuống hố đó, lấp lại.
-
Lấp giấy tiền vàng mã lên trên
Lưu ý: Trong trường hợp không thể học không kịp nặn, tạo ra thần quy thì gia chủ phải chuẩn bị đầy đủ các nguyên vật liệu tạo ra tần quy rồi cho xuống hố, của hành theo các bước bình thường.
Khi thực hiện bày trận ngũ hành cúng bái địa long mạch, người cúng phải thể hiện sự thành tâm, thận trọng thực hiện từng công đoạn một, không được làm qua loa lấy lệ, nếu không sẽ đắc tội với thần linh, tai họa khó lường.
Văn khấn bồi hoàn địa mạch
Với một nghi lễ hoàn chỉnh thì văn khấn là không thể thiếu. Nghi lễ Bồi Hoàn Long Mạch sử dụng văn khấn đầy đủ như sau:
Nam mô A Di Đà Phật !
Nam mô A Di Đà Phật !
Nam mô A Di Đà Phật ! (3 lạy)
– Con lạy chín phương Trời, mười phương Chư Phật, Chư Phật mười phương.
– Con kính lạy Đức U minh Giáo chủ Địa Tạng Vương Bồ Tát
– Con kính lạy Hoàng Thiên Hậu Thổ Chư Vị Tôn Thần.
– Con kính lạy các Ngài Ngũ phương, Ngũ đế, Ngũ nhạc thánh đế, Nhị thập tứ khí thần quan, Địa mạch thần quan, Thanh Long Bạch Hổ, chư vị thổ thần cùng quyến thuộc.
– Con kính lạy các ngài Kim Niên Đương cai Tôn thần, Bản cảnh Thành hoàng Tôn thần và các vị thần minh cai quản trong khu vực này.
Tín chủ (chúng) con là: ………………
Ngụ tại: ……………..
Hôm nay là ngày …. tháng …. măm …, tín chủ con thành tâm sắm lễ, quả cau lá trầu, hương hoa trà quả, thắp nén tâm hương dâng lên trước án, xin điền hoàn địa mạch. Tín chủ có lời thưa rằng:
Bởi vì trước đây
Do tinh mờ mịt
Thức tỉnh hồn mờ
Đào đất lấp ao
Gầy nên chấn động
Hoặc bởi khách quan
Hoặc do chủ sự
Tổn thương Long Mạch
Mạo phạm thần uy
Ảnh hưởng khí mạch
Nay muốn cho phong thổ an hoà, gia đình chúng con mọi người được an bình, miễn trừ tai họa, nên tín chủ con trượng uy Đại Sỹ, nương đức Tôn thần, cung tạo bồi hoàn, nhương kỳ khẩn đảo thần công, nguyện xin bảo hộ, chứng minh sám hối, thụ hưởng đan thành.
Tín chủ chúng con xin thành tâm cúng dâng Ngài
U minh Giáo chủ Bản tôn Địa Tạng Vương Bồ Tát
Ngài Kiên Lao địa thần Bồ Tát, các Ngài Ngũ phương,
Ngũ đế, Hậu Thổ nguyên quân, Sơn nhạc Đế quân,
Đương phương Thổ địa, Thổ phủ Thần kỳ, 24 Khí
Thần quan, 24 Long Mạch Thần quan, 24 Địa Mạch
Thần quan, 24 Sơn Địa Mạch Thần quan, 24 Hướng
Địa Mạch Thần quan, Thanh long Bạch hổ, Thổ bá,
Thổ hầu, Thổ mãnh, Thổ trọng Thần quan, Thổ phụ,
Thổ mẫu, Thổ lương, Thổ gia Thần quan, Thổ tử,
Thổ tôn, Thổ khảm, Thổ khôn Thần quan,
Thổ kỳ Ngũ phương Bát quái và các Thần minh quyến thuộc,
Kim niên Hành khiển Thái tuế chư đức Tôn thần,
Đương cảnh Thành hoàng bản thổ Đại Vương và tất cả các vị Thần minh cai quản khu vực này,
Cúi xin thương xót tín chủ chúng con, nhận lời cầu thỉnh, chuẩn tâu sám tạ, giáng phó án tiền, hưởng lễ vật. Nguyện cho:
Phong thổ phì nhiêu
Khí xung mạch vượng
Thần an tiết thuận
Nhân sự hưng long
Sở cầu như ý.
Chúng con lễ bạc tâm thành, trước án kính lễ, cúi xin được phù hộ độ trì.
Nam mô A Di Đà Phật !
Nam mô A Di Đà Phật !
Nam mô A Di Đà Phật ! (3 lạy)
Những lưu ý khi cúng bồi hoàn địa mạch
Theo quan niệm từ xa xưa đến nay, vấn đề tâm linh luôn là mối quan tâm lo ngại lớn trong cuộc sống và công việc của mỗi người. “Có thờ có thiêng, có kiêng có lành”, không chỉ đơn giản là việc thực hiện nghi lễ, Bồi Hoàn Long Mạch cần có một số lưu ý nhất định như sau:
Người làm lễ cúng
Ảnh 6: Người làm lễ bồi hoàn địa mạch
Với Nghi Lễ Bồi Hoàn Long mạch, người ta thường mời thầy cúng về làm chủ trì nghi lễ vì tính tâm linh ảnh hưởng rất lớn:
- Người làm lễ không được sát sinh ít nhất là trong vòng 3 ngày: Trước khi thực hiệnn nghi lễ và phải giữ mình thật sạch sẽ trong giai đoạn này. Không những vậy, người này cần có thể trạng sức khỏe và tinh thần tốt bởi tâm sẽ tịnh, vạn sự thành.
- Việc người làm lễ có hợp tuổi hay không là không cần thiết: Theo các chuyên gia phong thủy, chỉ cần chọn người hợp tuổi khi tiến hành động thổ là được. Quan trọng là xác định được ngày giờ trạch cát để thực hiện làm nghi lễ cho phù hợp để có mức hàn gắn Long Mạch cao nhất.
Với Nghi Lễ Bồi Hoàn Long mạch, người ta thường mời thầy cúng về làm chủ trì nghi lễ vì tính tâm linh ảnh hưởng rất lớn, quan niệm chỉ có thầy cũng mới có đủ sự vi diệu để hóa giải khó khăn khủng khiếp này.
Tuy nhiên, theo các chuyên gia phong thủy, vì là người trực tiếp động đến Long Mạch nên gia chủ hoàn toàn có thể tự làm nghi thức Bồi Hoàn Long Mạch. Chỉ cần trạch chủ mang tâm tư và lòng thành tốt nhất thực hiện nghi lễ thì việc bồi hoàn long sẽ diễn ra suôn sẻ và được chấp nhận.
Chọn ngày và thời gian cúng
Ảnh 7: Chọn ngày và thời gian cúng
Theo phong tục tập quán của người Việt nói riêng và văn hóa người Á đông nói chung, khi dự định tổ chức tiệc tùng hoặc bất cứ sự kiện cúng bái nào thường sẽ chọn các ngày tốt, học căn căn cứ vào tuổi gia chủ,… để chọn ngày phù hợp.
Tuy nhiên, với lễ bồi địa mạch hay lễ hàn long mạch, người ta sẽ cử hành vào các ngày Thiên xá, Thiên nguyên, Địa nguyên.
-
Thiên xá: Ngày người dân chốn nhân gian, phàm trần được ơn trên, tức ông trời xóa bỏ những tội nghiệp đã gây ra. Theo phong thủy, mỗi năm sẽ có 4 ngày Thiên Xá để nhân loại rửa tội, vì thế, người ta thường phóng sanh, cử hành các đại lễ tạ tội vào ngày này.
-
Thiên nguyên: Một trong 3 phần quan trọng trong tứ trụ, là các thiên can được suy luận dựa trên quy luật sinh khắc ngũ hành, dự dự đoán về bản chất, ưu nhược điểm của một số việc, sự vật.
-
Địa nguyên: Là các địa chi trong tứ trụ. Chúng đại diện cho nhiều vấn đề khác nhau của xã hội loài người như: xung khắc, hội, hợp, hình, hại,… Vì thế, Địa nguyên rất phức tạp.
Để đạt kết quả tốt nhân, nên chọn các ngày trên vào dịp có các đại kết tinh như: Thiên đức, Nguyệt đức, Thiên đức hợp, Nguyệt đức hợp.
Lưu ý: Nghi lễ Bồi Hoàn Long Mạch không áp dụng cho các nhà cao tầng như chung cư. Vì thường ở trước đấy, nghi lễ đã chủ đầu tư mời thầy về cử hành lúc tiến hành khởi công xây dựng.
Có thể bạn quan tâm: Giải Mã Sao Quan Phù Trong Tứ Trụ Tử Vi Phong Thủy
Trên đây là một số thông tin cần nắm về Nghi Lễ Bồi Hàn Long Mạch, Bồi Hoàn Long Mạch. Hy vọng bài viết đã mang đến nhiều kiến thức bổ ích cho các bạn. Chúc các bạn áp dụng thành công.
Bạn đọc có thể tham khảo thêm nhiều bài viết hơn nữa tại chuyên mục tư vấn phong thủy của chúng tôi nhé!