Giải mã sự thành công của văn hóa Anime Nhật Bản
Nhật Bản là một quốc gia giàu bản sắc, văn hóa Nhật Bản cũng hết sức đặc biệt. Trong đó, khi nhắc tới Nhật Bản thì ta không thể không nhắc tới Manga và Anime. Đặc biệt, văn hóa Anime Nhật Bản hiện đã phát triển trên toàn Thế Giới, được nhiều người ưa thích. Trong bài viết này, chúng ta hãy cùng tìm hiểu về hình thức giải trí thú vị này nhé.
Anime là gì?
Hai khái niệm Manga và Anime thường đi song hành với nhau. Trong đó, Manga là truyện tranh kiểu Nhật còn Anime là phim hoạt hình kiểu Nhật. Chúng có phong cách thiết kế nhân vật hết sức đặc trưng, khác biệt hoàn toàn so với các nước Phương Tây.
Để dễ so sánh, các bạn hãy đặt phim hoạt hình của DC Comics cạnh một Anime như One Piece. Phong cách vẽ của hoạt hình Phương Tây sẽ đi theo hướng tả thực, vẻ giống ngoài đời. Tuy nhiên, phong cách của Anime Nhật Bản là phóng đại, có những thiết kế đôi lúc hơi hoang đường, phi thực tế.
Nhờ sự kết hợp giữa phong cách phi thực tế và tông màu rực rỡ, Anime đã được rất nhiều người yêu thích. Đây chính là cách để người ta thoát ra khỏi thực tại, tìm đến một vùng đất mộng mơ.
Black Jack – Anime nổi tiếng của Tezuka Osamu
Lịch sử phát triển của văn hóa Anime Nhật bản
Quay ngược dòng lịch sử, ta sẽ thấy rằng Anime có nguồn gốc từ truyện tranh Phương Tây. Vào năm 1914, các bộ truyện tranh của Châu Âu và Mỹ bắt đầu du nhập vào Nhật Bản. Điều này đã khơi gợi sự sáng tạo của những người họa sĩ tại đất nước Hoa Anh Đào.
Tuy nhiên, những Anime đời đầu bị thiếu đi sự đặc sắc, bị “một màu”. Mãi cho đến thập niên 60, ngành công nghiệp này mới thật sự khởi sắc. Trong đó, cái tên nổi bật nhất chính là Tezuka Osamu. Ông sở hữu rất nhiều tác phẩm nổi tiếng, gắn liền với tuổi thơ của thế hệ 8x, 9x như:
- Bác sĩ quái dị (Black Jack)
- Siêu nhí Astro (Astro Boy)
- Phượng Hoàng lửa (Hi no Tori)
Lúc này, Anime đã có những nét rất riêng, cùng với nội dung đa dạng hơn nhiều. Những tác phẩm này khắc họa mọi góc khuất của cuộc sống, khiến cho chúng trở nên “đời” hơn. Tất nhiên, phần lớn Anime vẫn mang ý nghĩa cổ vũ tinh thần, đề cao tinh thần đồng đội, sẵn sàng vươn lên đạt ước mơ.
Tới ngày nay, Anime đã chiếm tới 60% số phim hoạt hình được sản xuất trên toàn thế giới. Văn hóa Anime Nhật Bản đã chiếm thị phần lớn ở cả Châu Âu và Mỹ – những thị trường vốn cực kỳ khó tính.
Tông màu rực rỡ điển hình của Anime Nhật Bản
Những đặc điểm nổi bật của Anime Nhật Bản
Khi nhắc tới Anime, ta cần phải nói về phong cách tạo hình. Các nhân vật Anime đều được trau chuốt, nhân vật cần ngầu thì sẽ rất ngầu, cần quyến rũ thì cũng cực kỳ quyến rũ. Một Anime có thể không tập trung vào Animation (chuyển động nhân vật), nhưng phải có nhân vật đẹp mắt.
Thứ hai, ta cần nói đến sự đa dạng trong nội dung của Anime. Bắt đầu từ thời của Tezuka Osamu, Anime đã chạm tới mọi góc của cuộc sống như:
- Anime về học đường: Ao Haru Ride (Con Đường Mùa Xuân), Our Love Has Always Been 10 Centimeters Apart (10cm Tình Yêu), Koe No Katachi (Dáng Hình Thanh Âm)…
- Anime hành động: Naruto, One Piece, Bleach hay siêu phẩm Dragon Ball (ở Việt Nam được biết đến với cái tên Bảy viên ngọc rồng)
- Anime về các ngành nghề: Bakuman (nghề vẽ truyện tranh), Wild Life (Bác sĩ thú y), Black Jack…
- và cả Anime dành riêng cho người lớn.
Màu sắc được dùng trong Anime cũng rất thú vị. Phần lớn Anime sẽ có màu sắc tươi sáng với tông xanh lam chủ đạo. Ngược lại, với những Anime khắc họa chiến tranh hay mặt tối cuộc sống, ta sẽ có những tông màu trầm, u tối.
Mục lục bài viết
Anime ảnh hưởng như thế nào đến đời sống của người dân Nhật Bản
Trong Anime, ta có thể thấy rõ những nét văn hóa Nhật Bản. Đặc biệt, ẩm thực chính là yếu tố được đề cập nhiều nhất. Bên cạnh đó, các truyền thuyết dân gian của Nhật cũng được khắc họa rõ nét trong Anime.
Tại Nhật, ta có thể thấy các nhân vật anime xuất hiện ở khắp mọi nơi. Trang phục, phụ kiện và văn phòng phẩm đều có hình nhân vật Anime. Thậm chí ống cống tại Hokkaido cũng có hình Pokemon như hình dưới đây.
Ống cống có hình Pokemon
Anime và Video Game cũng có mối quan hệ tương hỗ với nhau. Một Video Game hay rất có thể sẽ tạo ra Anime ăn khách và ngược lại. Ví dụ điển hình cho điều này chính là Pokemon. Từ một game trên hệ máy Gameboy, Pokemon đã có Anime, Manga, Game thẻ bài và trở thành một trong những thương hiệu đắt giá nhất Thế Giới.
Văn hóa Anime Nhật Bản với các nước phương Tây
Không chỉ thành công ở Nhật Bản, Anime còn được nhiều khán giả phương Tây yêu thích. Đặc biệt hơn, một số Anime không thành công lắm ở Nhật lại trở thành bom tấn ở Mỹ.
Từ Manga và Anime, người ta bắt đầu tò mò hơn về văn hóa Nhật Bản. Thậm chí, nhiều người học tiếng Nhật chỉ để xem Anime không cần phụ đề. Với nhu cầu vượt trội như vậy, kì thi kiểm tra trình độ Nhật ngữ (JLPT) đã ra đời.