Giải Thích Tường tận Và Dễ Hiểu Về Bitcoin Và Tiền Tệ

Trước khi nói về Bitcoin, mình xin được kể một vài câu chuyện sau đây, những câu chuyện này là dựa trên cơ sở có thật, điểm khác biệt chỉ là các con số mà thôi, mình sẽ dùng nó để giải thích dễ hiểu nhất có thể quá trình nền kinh tế tiền tệ hình thành và vận hành. Mình sẽ chỉ đề cập tới các vấn đề liên quan tới bitcoin, những vấn đề khác có thể sẽ bị bỏ qua vì cơ bản kinh tế là vấn đề quá rộng.

Câu chuyện về những cái vỏ sò

_ Loài người lúc sơ khai có đúng 100 người, lúc đó cả 100 người đều trồng lúa, mỗi người cả năm trồng được 1000kg lúa, và loài người đều ăn lúa vui vẻ qua ngày._ Mỗi tội ăn toàn lúa không đói thịt sống không nổi, thế là có 25 người có khiếu chăn nuôi quay ra nuôi heo kiếm thịt, mỗi năm nuôi được 100kg thịt heo, mỗi tội nuôi heo thì không có thời gian trồng lúa, thế nên 25 người kia quyết định đổi thịt heo với lúa với tỉ lệ 100/1000 = 1/10, nói cách khác, 1kg thịt heo có thể đổi được 10kg gạo._ Năm tiếp theo, lại có thêm 25 ông nữa quay qua trồng rau, mỗi năm mỗi ông trồng được 250kg rau._ Và khi có thêm 25 thằng nữa quay ra làm muối năng suất 500kg/năm, thì ông tộc trưởng đáng kính, do suốt ngày phải ngồi: “Thằng này có 6kg thịt, thế là nó đổi được 15kg rau, nhé”, “Thằng kia có 10kg muối, thế là nó đổi được 20kg lúa nhé”,… Tới ngày thứ 69, ông tộc trưởng điên đầu quá mới quyết định treo 1 cái bảng thế này trước cổng nhà:

  • Từ nay lấy vỏ sò làm chuẩn:

  • Thằng nào nhờ tao đổi gạo ra muối nữa ta đập cho què giò. Chỉ được dùng vỏ sò do ta phát, tất cả vỏ sò khác không được chấp nhận.

    _ Và đây chính là cách mà tiền tệ ra đời, đơn vị của đồng tiền đầu tiên có tên là “sò” (đùa thôi).

    _ Như vậy bạn có thể thấy, bản chất ban đầu của việc ra đời tiền tệ, chính là dựa trên nhu cầu tránh sai sót và phức tạp, và đơn giản hóa quá trình mua bán.

  • 1kg gạo = 10 cái vỏ sò.

  • 1kg thịt = 100 cái vỏ sò.

  • 1kg rau = 40 cái vỏ sò.

  • 1kg muối = 20 cái vỏ sò.

=> Giả sử trong ví dụ này, 1 anh chỉ biết tỉ số giữa gạo và rau, 1 anh chỉ biết tỉ giá giữa thịt và muối , khi 2 người này muốn trao đổi với nhau thì họ buộc phải tìm 1 người thứ 3 biết tỉ giá giữa ít nhất là gạo-muối, rau-thịt gì đấy thì mới tiến hành trao đổi được. Và thử tưởng tượng 100 người sản xuất ra 100 mặt hàng thì ngồi nhớ cái đống tỉ giá đó tới mửa mật .

=> Tuy nhiên khi “sò” ra đời, thì anh có gạo chỉ phải nhớ mình có 1kg gạo thì quy ra được bao nhiêu “sò”, và khi có ai muốn đổi, anh ấy chỉ việc yêu cầu đưa ra số “sò” tương ứng với số gạo mà thôi.

=> Khi đồng tiền do 1 tổ chức đưa ra (ở đây ông tù trưởng là đại diện) thì bạn có thể thấy giá trị đồng tiền khởi nguyên được đưa ra bởi chính người phát hành ra nó. Nói cách khác, giá trị của 1 đồng tiền khi mới ra đời (chưa bị điều chỉnh bởi thị trường tự do, mình sẽ nói tiếp sau) chính là do tổ chức tạo ra nó quyết định. Ví dụ như ở trên nếu không phải là 10 “sò” mà chỉ cần 1 “sò” đã bằng 1kg gạo thì cũng đâu có gì khác biệt, đúng không?

=> Rồi, tạm thời như ví dụ trên, các bạn có thể thấy, “sò” chính là tên 1 loại tiền tệ được lưu thông, và giá trị của nó, chính là số giá trị mà hàng hóa – dịch vụ mà nó đại diện. Cũng như “sò”, thì khi đó “lá”, “đá cuội”, “vàng”, “VNĐ”, “Dollar”, “Yen”,… tất cả đều chỉ là những vật thể được quy ước chung toàn xã hội chấp nhận là một lượng nào đó các thứ đấy sẽ thay mặt cho 1 lượng giá trị vật chất – dịch vụ tương ứng (một số gạo, một lượng cá, một bài thuốc của bác sĩ,…). Đây chính là cái mà chúng ta gọi là “tiền”, bản thân chúng KHÔNG CÓ một chút giá trị nào cả, giá trị chúng nhận được là do xã hội thống nhất gán vào. Vàng có giá, vì chúng ta cho là nó có giá, chứ nếu đưa cho con chó, nó nuốt xong rồi ị ra lại, vì đơn giản với nó đó là thứ vô giá trị.

Vậy tại sao vàng lại có giá với chúng ta? Vì nhu cầu trao đổi. Thực tế, các nhà lịch sử nhận thấy ở khắp nơi trên thế giới, người ta đều dùng vàng làm những đồng tiền khởi nguyên (các đồng xu vàng xuất hiện ở rất nhiều nền văn hóa). Lí do mà họ chọn vàng làm công cụ trao đổi theo các nhà khoa học là do các thuộc tính sau (đây cũng là tiêu chí để một thứ gì đó trở thành công cụ trao đổi):_ Dễ phân biệt và kiểm định._ Bền vững về mặt vật chất so với nhiều thứ khác, nói cách khác không thể dễ dàng biến mất số lượng lớn._ Lượng sản xuất ra là không nhiều trong một đơn vị thời gian dài, nói cách khác là không thể có sự thay đổi 1 cách đột biến về lượng vàng trong toàn xã hội._ Giá trị nội tại ít biến động, vì cơ bản, là người ta đếch dùng vàng làm cái cóc khô gì hết. Lượng vàng tham gia vào công nghiệp trang sức và công nghiệp hàng điện tử chỉ là tép riu so với lượng vàng thỏi và vàng nén người ta cất trong hầm, nên về cơ bản, quy luật cung cầu không tác động mạnh tới vàng. Nó chỉ đơn giản là để lưu trữ mà thôi._ Có thể chia ra rất nhiều phần nhỏ, tương ứng với nhiều mức giá trị vật chất.Sau khi trải qua giai đoạn đầu, các tổ chức quản lí xã hội (mà nhà nước là ví dụ điển hình) bắt đầu in tiền (dưới nhiều dạng, như tiền kẽm, tiền đồng, và phổ biến hơn cả là tiền giấy) và thay thế dần sự ngự trị của tiền vàng trên thế giới. Lí do mà các tổ chức này đưa ra khi in tiền có rất nhiều, ví dụ như dễ vận chuyển, dễ thay thế khi hao mòn, giảm chi phí đúc tiền, v.v… nhưng nhiều chuyên gia nhận định, lí do thực ra hết sức đơn giản: nắm nền kinh tế. Như Mayer Amschel Rothschild từng phát biểu 1 câu bất hủ:

“Permit me to issue and control the money of a nation, and I care not who makes its laws!”

Câu đó đại loại dịch như thế này: nếu cho ta quyền điều khiển đồng tiền của một quốc gia, thì ta kệ mẹ luật pháp của quốc gia ấy . Phần này mình không đề cập sâu, vì nó quá sức rộng, mà nếu nói không cặn kẽ sẽ rất dễ sinh ra nhiều hiểu lầm và ảo tưởng, ngược lại nếu mình nói về chuyện này nhiều quá thì sẽ làm loãng chủ đề chính, nên mình chỉ đề cập như thế. Các bạn cứ tin, một khi đã nắm được quyền điều khiển đồng tiền của một nền kinh tế, thì nền kinh tế đó và mọi thứ đi theo nó đều nằm dưới chân của bạn rồi.

Tới đây các bạn có thể thấy rõ một điều: tiền được phát hành bởi các tổ chức trên toàn thế giới, thực tế là không đáng tin cậy với tư cách một trung gian trao đổi, đơn giản là vì nó vi phạm nguyên tắc số 2 và 3: quá dễ dàng để tiêu hủy và quá đơn giản khi muốn in thêm . Chưa kể việc đảm bảo nguyên tắc số 1 của nó đối với tiền mặt là rất khó khăn với dân thường, vì việc làm giả tiền giấy ở mức độ mắt thường không phân biệt nổi là cực kỳ đơn giản. Tuy nhiên nó vẫn được in ra và sử dụng, vì nó nằm trong tầm tay kiểm soát của nước.

Quay trở lại với câu chuyện vỏ sò. Với bảng niêm yết giá là thế và theo lí trong xã hội chỉ được tồn tại 1 triệu sò. Tuy nhiên do lòng tham nổi lên (hoặc đánh bạc thiếu nợ gì đấy chẳng hạn) nên ông tộc trưởng quyết định đem ra thêm 2000 “sò” ông tự móc dưới sông ra để mua hàng hóa. Thấy không ai để ý, ông ta cứ thêm, thêm, thêm nữa, cho tới khi 100 000 “sò” thêm vào nền kinh tế, thì người dân lờ mờ nhận ra, hình như đang có quá nhiều “sò” so với số lương hàng hóa, nên trong quá trình buôn bán, họ sẽ coi rẻ giá trị của “sò” hơn, và dần nâng giá vật phẩm lên, hay nói cách khác, là giảm giá trị của “sò” xuống. Đây chính là khái niệm lạm phát. Đó là khi giá trị của đồng tiền không còn xứng đáng với giá trị vật chất mà tổ chức phát hành tiền niêm yết nữa, thì thị trường tự động sẽ điều chỉnh dần cho nó xuống sát với giá trị gốc hơn .

Lạm phát cũng có thể xảy ra khi lượng tiền giữ nguyên nhưng kinh tế thì lại giảm sản lượng, ví dụ thay vì 100 tấn gạo thì chỉ còn 50 tấn gạo, gạo trở nên khan hiếm hơn nhiều thì khi đó người ta sẽ tự động nâng giá gạo lên, nói một cách khác là giảm giá trị đồng tiền xuống.

Các cuộc tấn công kinh tế cũng có thể đánh vào việc lạm phát, khi đó các lực lượng phá hoại sẽ tung vật phẩm ra bán để thu lại lượng lớn tiền mặt trên thị trường, sau đó ếm kỹ, làm cho các giao dịch tài chính trên thị trường thiếu lượng tiền mặt để trao đổi, buộc tổ chức quản lí tiền tệ sẽ phải in thêm tiền để đáp ứng nhu cầu trao đổi. Sau đó chúng lại ồ ạt tung số tiền tích trữ đó ra ngoài thị trường bằng cách mua các mặt hàng trên thị trường với giá cao hơn nhiều so với bình thường, như vậy lượng hàng hóa không gia tăng nhưng lượng tiền tăng đột biến, gây ra lạm phát bất ngờ. Đây cũng là một điểm yếu của đồng tiền hiện tại: không thể kiểm soát chính xác được dòng tiền tệ đang ở đâu và chảy về đâu trong nền kinh tế.

Và điều cuối cùng mình muốn đề cập ở ví dụ trên: đó là hãy thử suy nghĩ, nếu không phải ông trường làng, mà chỉ là một thằng ất ơ đầu đường xó chợ nào đấy treo cái bảng giá trên và tuyên bố: “Chúng mày muốn đổi vật phẩm ra “sò” thì tới chỗ tao, cấm thằng nào dùng “sò” lượm ngoài sông trao đổi.” Bạn nghĩ chuyện gì sẽ xảy ra?

Đảm bảo thằng đó sẽ có 1 vé đi cấp cứu khoa chấn thương chỉnh hình ngay và luôn.

Như vậy rõ ràng, lời nói của thằng kia thì không đáng giá gì cả, nhưng lời nói của ông trường làng thì lại được cả cộng đồng công nhận, và chấp nhận mức “sò” của ông ta ra mà đổi. Rõ ràng, khi đó việc trao đổi hàng hóa, tiền bạc có thể thực hiện được là nhờ lòng tin vào bên thứ ba (ở đây chính là ông trường làng). Rộng hơn, ở nền kinh tế hiện đại, đó chính là các tổ chức tiền tệ quốc tế, các ngân hàng, v.v…

Và bạn rất dễ nhận ra vấn đề ở bước này: làm sao tôi biết bên thứ ba đó có đáng tin cậy hay không, làm sao tôi biết nó không tuồn thêm tiền vào dòng tiền để thu lợi bất chính, đầu cơ phá hoại,… hay không? Câu trả lời, đương nhiên là không thể. Bạn không thể nắm được hoạt động của bên thứ ba, vì hầu hết các hoạt động đó là không công khai, với lí do thường thấy nhất: “bí mật quan trọng”.

Tổng kết, tới đây chúng ta đã hiểu cơ bản cách nền kinh tế tiền tệ vận hành, và đây là 3 vấn đề lớn mà các đồng tiền hiện nay đang mắc phải:1> Đồng tiền hiện nay không đảm bảo ít nhất 2/5 nguyên tắc của một công cụ trao đổi.2> Dòng tiền hiện nay không đáng tin cậy, vì không 1 cách nào biết được bên thứ ba điều khiển dòng tiền đó sẽ làm gì với nó.3> Dòng tiền hiện nay rất dễ để đầu cơ tích trữ tiền mặt, do đó rất khó để quản lí chính xác dòng tiền, và rủi ro rất cao cho nền kinh tế.

Tuy nhiên, các “bên thứ ba” đó nói chung vẫn duy trì việc kiểm soát tiền tệ do chính họ tạo ra vì chỉ có như thế mới có thể đạt được quyền lực cao nhất đối với nền kinh tế, hãy xem xét 2 ví dụ sau để thấy, khi bạn có khả năng kiểm soát đồng tiền của nền kinh tế thì quyền lực và sức mạnh của bạn sẽ khủng khiếp như thế nào.

Câu chuyện đầu tiên, là câu chuyện khủng hoảng kinh tế thế giới giai đoạn 2007-2012, bắt đầu từ Mỹ:

Khi đó, ở Mỹ, do đầu tư “ngu”, nên hệ thống ngân hàng, bảo hiểm,v.v… nói chung là bên “trung gian thứ ba” của Mỹ, với nhiệm vụ là đảm bảo uy tín cho các hợp đồng vay mượn tiền tệ, bị vỡ trận và tê liệt hoàn toàn, với rất nhiều ngân hàng tuyên bố phá sản và hệ thống tài chính nằm chổng mông lên trời. Lúc này thị trường tài chính của Mỹ bước vào khủng hoảng. Nói cho đơn giản, nhà đầu tư (đứa dư tiền) không có cách nào đưa tiền cho các đối tượng làm ăn kinh doanh (những đứa cần tiền). Như thế, bên thiếu cứ thiếu, và bên thừa cứ thừa, nền kinh tế bị tắc lại. Khi đó để giải quyết vấn đề thì Mỹ bơm thêm tiền trực tiếp vào những đối tượng đang cần tiền qua các gói cứu trợ, kích cầu. Như vậy các đối tượng thiếu tiền kia vượt qua cơn khát tiền.

Tuy nhiên, hãy nhìn lại vấn đề, như vậy là tổng lượng USD trên toàn cầu đã tăng, nói cách khác, giá trị của nó bị giảm (do lạm phát). Như thế, rõ ràng đám “thừa tiền” đã mất đi một phần tiền của mình. Nhưng đó chưa phải là điều quan trọng nhất. Vì USD không chỉ là một đồng tiền của 1 quốc gia, nó là 1 đồng tiền quốc tế.

Nói cách khác, tất cả các quốc gia và tổ chức kinh tế nào đang trữ USD làm nguồn dự trữ ngoại tệ đều mất đi một lượng giá trị tiền bạc do đồng USD lạm phát. Hãy lấy ví dụ vui, giả sử đồng Dollar lúc đó lạm phát nên giảm giá trị xuống chỉ còn 50%, nghĩa là sáng hôm trước 1 USD còn mua được 2 hộp xôi sáng cho cả bố cả con, thì sáng hôm sau chỉ còn mua được cho mỗi thằng con. Thằng bố vừa móc tiền ra vừa chửi “Tổ cha thằng nào cướp hộp xôi của tao”.

Nói rộng ra, tất cả những ai trữ USD đều bị mất tiền, trữ càng nhiều thì mất càng khủng. Cùng điểm lại: cả thế giới mất tiền, đám có tiền ở Mỹ cũng mất, chỉ có đám thiếu tiền ở Mỹ là được thêm. Nói cách khác, số lượng tiền cả thế giới mất, tất cả đều đổ về Mỹ. Rõ ràng khi trở thành đồng tiền quốc tế, Mỹ chỉ việc in ra tiền từ… không khí, thì chúng cũng biến thành tiền thật. Cả thế giới chỉ biết ngậm bồ hòn làm ngọt.

Câu chuyện thứ hai, câu chuyện trừng phạt kinh tế với Nga, giai đoạn đầu 2014 tới nay:

Khi đó, trước giai đoạn ép giá dầu Nga giảm xuống, kéo theo đồng Ruble giảm tỉ giá chỉ còn một nửa, các ông trùm tư bản của Mỹ đều được thông tin từ trước, nên khi giá trị đồng Ruble Nga còn cao, (tỉ lệ đổi là 1/3), các ông trùm vay 30 tỷ tiền Ruble Nga để mua về 10 tỷ USD. Tới khi đồng Ruble Nga sụp giá tới 50%, các ông trùm chỉ việc bán ra 5 tỷ USD (lúc này có tỉ giá là 1USD = 6 Ruble ) là đã có ngay 30 tỷ Ruble để trả nợ. Còn lại 5 tỷ USD, Mỹ hốt trắng. Nga đương nhiên chỉ biết ngậm đắng nuốt cay nhìn đồng tiền của mình một đi không trở lại, số tiền này một phần được dùng để bù lỗ cho các nước xuất khẩu dầu mỏ-khí đốt đã móc tay với Mỹ để ép giá dầu xuống. Nói cách khác, Mỹ đã “lấy mỡ nó rán nó”, dùng chính tiền của Nga để “xử đẹp” Nga.

Các con số trên đương nhiên chỉ là cho các bạn mường tượng quá trình cho dễ, thật ra con số thực tế lớn hơn nhiều, tuy nhiên, chuyện đồng Ruble sụp 50% giá trị là có thật, hiện nay chỉ còn 33% so với hồi đầu năm 2013.

Các bạn có thể thấy, chỉ cần sự móc ngoặc giữa Mỹ, các nước xuất khẩu dầu mỏ – khí đốt và châu Âu là đã đủ để cho Nga một đòn thật nặng, cần gì phải chiến tranh bom đạn cho mệt. Điều tương tự cũng xảy ra nếu ta và khựa có hiềm khích lớn. Im lặng đi, đánh đấm cái đếch gì, ngáp 1 tiếng là sáng hôm sau ra đường ăn xin cả lũ đấy .

Rồi, giờ chúng ta sẽ nói về Bitcoin

Trước hết, hãy nói về việc Bitcoin là gì. Câu trả lời hết sức đơn giản, Bitcoin là tiền, thế thôi.

Giống như sò, USD, SGD, Yen, Euro, Bath (Thái Lan), VNĐ, ZWD (Zimbabwe),… thì Bitcoin cũng chỉ là tên của 1 đơn vị tiền tệ mà người ta đồng ý đem ra sử dụng thôi. Đừng dùng chữ “tiền ảo” để nói về Bitcoin, vì xét cho cùng thì tất cả các đồng tiền đều là “ảo”, vì như mình đã nói ở trên, giá trị của chúng phụ thuộc vào ý chí chủ quan của người phát hành, chỉ sau đó mới được điều chỉnh bởi thị trường. Đọc xong bài này, bạn sẽ nhận ra độ “thực” của Bitcoin còn lớn gấp hàng trăm lần những đồng tiền mình vừa nêu trên.

Nếu bạn nói rằng những đồng tiền kể trên thực hơn Bitcoin ở điểm là chúng được in ra và tiêu dùng trong đời sống hàng ngày thì xin mời bước vào các siêu thị ở các thành phố du lịch lớn ở VN xem người ta thanh toán ở siêu thị bằng cách nào nhiều hơn? Quẹt thẻ hay là tiền mặt? Và thử lên google xem hiện nay lượng tiền được in ra so với lượng tiền ước tính toàn thế giới là bao nhiêu? Xin thưa chỉ là 1/10. Nói cách khác, chỉ 10% số tiền hiện nay trên thế giới là có dạng được in ra, còn lại 90% chỉ là những con số trên máy tính mà thôi. Sao? Liệu bạn còn dám nói cái nào thật hơn cái nào nữa không?

Bitcoin là một dạng tiền tệ được lưu thành những con số trong một mạng lưới máy tính khổng lồ. Mỗi một máy trong hệ thống mạng lưới đó được cài chung một chương trình, đều lưu trữ tất cả mọi thông tin về lượng bitcoin đang tồn tại trên thị trường, mọi sự trao đổi tiền tệ từ người này sang người khác là công khai, mọi sự thêm vào Bitcoin trong hệ thống, tất cả đều được lưu lại một bản sao đầy đủ trong từng máy tính của hệ thống. Mọi gian lận trong giao dịch, ví dụ như thêm Bitcoin giả vào, là không thể được, vì mỗi máy trong hệ thống đều có tính độc lập với nhau trong việc lưu giữ thông tin về dòng Bitcoin, và các thông tin này là công khai, nên dựa trên sự so sánh, đối chiếu kiểm tra các mối thông tin liên hệ đặc biệt trong hệ thống, việc hack toàn bộ lượng thông tin trên trong hệ thống là cực kỳ khó nếu không muốn nói là vô vọng, và các máy tính trong hệ thống sẽ loại bỏ các giao dịch giả do chúng không khớp với dữ liệu của cả hệ thống.

Thế làm thế nào để tạo ra thêm Bitcoin?

Để tạo ra thêm Bitcoin, các máy tính trong hệ thống sẽ phải chơi trò đoán mò. Hãy hiểu đơn giản, chương trình trên sẽ bảo cả hệ thống là “tao đang nghĩ 1 con số trong đầu, hãy đoán xem đó là số nào, thằng nào đoán đúng sẽ được thưởng”, hãy tưởng tượng việc này giống như trò đào kho báu ấy, bạn có 1 cái bản đồ chỉ tới 1 khu đất mà bạn biết chắc ở đó có kho báu, nếu chọn đúng địa điểm đào lên thì nó thuộc về bạn. Càng ngày khi hệ thống máy tính tham gia đào Bitcoin (càng nhiều người tham gia trò chơi đào kho báu) thì bài toán và đáp số bài toán sẽ càng khó tìm hơn (khu đất đào kho báu ngày càng rộng hơn ấy). Độ khó của bài toán được thiết kế tự đông gia tăng để trung bình khoảng 10 phút sẽ có 1 máy trong hệ thống đào được bất chấp số người gia nhập thêm vào hệ thống. Do tốc độ máy tính tăng dần theo dạng lũy thừa nên độ khó của bài toán sẽ tăng theo dạng lũy thừa, và theo dự đoán, khoảng năm 2150 (có thể sớm hơn, phụ thuộc công nghệ phần cứng máy tính) bài toán trên sẽ trở thành bài toán không bao giờ giải được. Nói cách khác, năm 2150 sẽ là năm chốt sổ cho hệ thống Bitcoin toàn thế giới, cả thế giới sẽ có tầm 21 triệu Bitcoin.

Như vậy ưu điểm của Bitcoin là gì?

_ Đầy đủ tính chất của 1 công cụ trao đổi:

  • Rất dễ thẩm định (nhờ vào sự thẩm định của máy móc hệ thống và tính chất không thể làm giả).

  • Không thể biến mất (trừ khi toàn bộ hệ thống bị phá hủy toàn bộ, còn không thì cứ mơ đi).

  • Không thể tạo mới một cách ồ ạt (như đã trình bày).

  • Không bị tác động giá mạnh theo quy luật cung cầu, vì cơ bản nó cũng như vàng, chả để làm cái cóc khô gì cả.

  • Có thể chia nhỏ, rất nhỏ, đơn vị nhỏ nhất của nó là Satoshi, 1 Bitcoin = 100 000 000 Satoshi (một trăm triệu), cho bạn nào chưa biết luôn, hiện nay 1 Satoshi = 0.054 VNĐ, siêu nhỏ luôn.

_ Công khai: như mình đã nói, mọi giao dịch trên hệ thống, từ việc chuyển tiền cho đến việc đưa thêm Bitcoin vào hệ thống với trò chơi đào kho báu đều là công khai minh bạch và không thể gian lận. Nói cách khác, bạn không thể nào chơi trò đầu cơ tích trữ tiền để sau đó tung ra phá giá đồng tiền như bạn làm với tiền thật được, vì như đã nói, hệ thống biết chính xác chúng đang có tổng cộng bao nhiêu Bitcoin.

_ Tin cậy: như trên đã nói, mọi hoạt động hack vào hệ thống gần như là bất khả thi. Do đó bạn sẽ không bao giờ lo việc tiền trong tài khoản của mình bị hack mất, bị xóa,… như với các ngân hàng thông thường. Chừng nào bạn còn giữ mật khẩu của mình an toàn thì chừng đó số Bitcoin bạn có vẫn còn là của bạn.

_ Bảo mật cực cao: không chỉ là đảm bảo việc Bitcoin của bạn là không thể bị hack mất, hệ thống Bitcoin còn đảm bảo cho bạn không bị lộ diện khi giao dịch. Đơn giản là vì bạn không cần phải khai báo họ tên của mình với hệ thống, việc bạn cần chỉ là tạo đống địa chỉ với mật mã chỉ mình bạn có. Nói cách khác, mạng lưới này đảm bảo tính minh bạch công khai với cộng đồng nhưng vẫn đảm bảo được tính an toàn thông tin cá nhân cho mỗi người sử dụng nó.

_ Tính độc lập: như đã nói, các giao dịch trong hệ thống là không thể thay đổi, cũng như không thể gian lận theo ý muốn chủ quan của con người, nói cách khác, việc Mỹ muốn dùng Bitcoin để chi phối thế giới như đã làm với USD là không thể, hay rõ ràng hơn, là quyền lực tiền tệ không còn nằm trong tay của các tổ chức phát hành tiền nữa .

_ Sự tiện lợi trong giao dịch: như bạn đã biết, các khoản thanh toán hiện nay trên các ngân hàng đòi hỏi rất nhiều thủ tục và chi phí để vận chuyển tiền mặt, kiểm tra giao dịch,… nên sẽ phát sinh lượng chi phí trên các giao dịch rất lớn. Giá trị càng lớn thì phí càng cao. Ngược lại, các giao dịch trên hệ thống Bitcoin chỉ là di chuyển quyền sở hữu các con số trên máy tính rất nhanh gọn, và nó cực kỳ an toàn, bạn không phải lo về việc tiền có thể bị cướp hoặc trộm đi khi vận chuyển, việc xác thực giao dịch cũng cực kỳ nhanh chóng và tốn chi phí rất thấp, đồng thời hệ thống hoạt động 24/24 nên bạn có thể gửi tiền cho bất kỳ ai, bất cứ lúc nào, với chi phí cực kỳ thấp, có khi chỉ vài ngàn Satoshi .

_ Khả năng lạm phát rất ít: như đã nói, lượng Bitcoin đào ra là có giới hạn và không phải muốn có là có, nên khả năng lạm phát của Bitcoin là cực kỳ thấp. Nói cách khác, Bitcoin chỉ bị lạm phát khi nào mà lượng sản xuất hàng hóa của nền kinh tế thế giới bị đình trệ lại xuống dưới mức mà người ta gán cho Bitcoin (do chiến tranh thế giới chẳng hạn ). Bằng không, Bitcoin chỉ có thể giảm phát, hay nói cách khác, là càng ngày nó càng tăng giá.

_ Khả năng tự quản và chống gian lận: Bitcoin là tiền, nhưng nó hơn tiền ở điểm, nó tồn tại dưới dạng điện tử, nói cách khác, nếu bạn là chủ của nó, bạn hoàn toàn có thể lập trình để nó làm theo mệnh lệnh của bạn, ví dụ như “mày là tiền để chi cho ông thợ sửa ống nước”, như thế số bitcoin đó chỉ có thể dùng để chi trả cho ông thợ sửa ống nước nhà bạn mà không thể trả cho ông đầu bếp, tương tự với hoạt động của các công ty lớn, các hoạt động nhà nước, họ không thể chi sai mục đích so với bản kê khai được. Điều này sẽ loại bỏ các nguy cơ quan liêu trong hệ thống tài chính của các tổ chức sử dụng hệ thống Bitcoin. Đây là ứng dụng lớn nhất của Bitcoin, tự động quản lí tài chính, chính xác hóa mục đích chi trả, tối ưu hóa dòng tiền không tham gia vào hoạt động (ví dụ như bạn gửi 10 triệu cho con bạn đi học xa nhưng nó chỉ dùng có 8 triệu, như vậy tới cuối tháng thì 2 triệu sẽ tự động chảy lại về túi của bạn )…

Giá trị của Bitcoin từ đâu mà ra

Như mình đã nói, nó là tiền, và giá trị của nó do chính bạn, những người sỡ hữu và sử dụng Bitcoin trên toàn thế giới thống nhất với nhau, nói cách khác, là do thị trường quyết định, chứ nếu bạn không coi trọng nó, thì nó chỉ là 1 đống rác máy tính đối với bạn mà thôi. Giống như ZWD ấy, 20 triệu tỷ ZWD mới mua được ổ bánh mỳ ở Việt Nam. Và nó gần như là vô giá trị. Và cũng giống như việc bạn đưa tờ 100USD cho 1 đứa trẻ sơ sinh nghịch ấy, nó có thể xé, vò viên, nuốt tờ tiền đó, vì đối với nó, tờ tiền này không có giá trị bằng cái kẹo mút nữa kìa.

Hãy tưởng tượng một ngày nọ toàn thế giới bị một chứng bệnh mà không một loài sinh vật nào có thể ăn gạo được nữa, chỉ có thể ăn khoai tây mà thôi. Khi đó bạn nghĩ bao gạo 10kg bạn mua đáng giá bao nhiêu? 1000 VNĐ chắc? Không, nó chỉ là rác mà thôi. Bạn thậm chí còn phải trả thêm tiền để tống khứ nó đi kìa. Đấy thấy chưa? Giá trị của 1 thứ đối với con người là hết sức chủ quan, họ coi trọng thì nó giá cao, không thì nó giá thấp, vậy thôi.

Một chút thông tin vui, trong giao dịch đầu tiên trong lịch sử Bitcoin, một người đã dùng 10 000 Bitcoin để mua chỉ 1 cái bánh Pizza. Với số tiền đó, ở thời điểm hiện tại, đáng lẽ ra anh ta có thể mua được gần nửa triệu cái Pizza chứ đùa à?Và điều quý nhất ở Bitcoin, đó là nó khống chế được 3 vấn đề mà đồng tiền truyền thống mắc phải. Có thể gọi đây là hình mẫu tiền tệ trong tương lai.

Tuy nhiên, như quy luật muôn đời, mọi thứ đều có cái giá của nó, và các ưu điểm của Bitcoin cũng đưa ra những vấn đề cực kỳ nghiêm trọng, cũng giống như NM mà mình đã trình bày trong bài trước.

_ Sự sụp đổ hàng loạt giá trị: khi có một siêu thiên tài nào đó xuất hiện và có khả năng thực hiện việc hack lên toàn bộ hệ thống của Bitcoin thì khi đó, việc có vô số Bitcoin được tung vào hệ thống là điều không thể tránh khỏi, và khi đó, giá trị của đồng Bitcoin sẽ nhanh chóng tụt về con số 0, và sẽ không ai dùng tới nó nữa. Hãy tưởng tượng như người ta phát minh ra loại máy biến mọi thứ thành vàng ấy, khi đó bạn sẽ thấy vàng khắp mọi nơi, và đương nhiên, giá trị của nó sẽ chẳng còn hơn cây kẹo mút là bao. Nguy cơ là thấp, nhưng không phải là không thể.

_ Đầu cơ giảm phát: như mình đã nói, việc giữ lại tiền mà không tiêu sẽ giúp người nào đó tăng giá trị số Bitcoin mình sở hữu theo thời gian. Tuy nhiên việc này không nghiêm trọng, vì các đồng tiền điện tử khác sẽ nhanh chóng thay thế và cạnh tranh chỗ đứng với Bitcoin, nên nguy cơ này là không đáng kể.

_ Tính bảo mật lại trở thành con dao 2 lưỡi: bạn không thể lần ra ai là người sỡ hữu địa chỉ Bitcoin đó trừ khi chính họ nói cho bạn biết. Nói cách khác, chuyện bạn chuyển tiền là công khai, nhưng cho mục đích gì thì có trời mới biết. Điều này là một công cụ vô cùng mạnh để các tổ chức khủng bố, các tay trùm buôn ma túy, các tập đoàn mafia xuyên quốc gia thực hiện hành vi buôn bán hàng cấm, buôn người, rửa tiền tràn lan mà không một ai kiểm soát được (không số seri, không đánh dấu hóa học, không không và không, hoàn toàn không có cách nào để kiểm soát được dòng Bitcoin, chỉ có theo dõi, không có kiểm soát). Việc trốn thuế cũng không thể nào dễ hơn, khi mà bạn cứ việc chối leo lẻo cái địa chỉ Bitcoin đó không phải của bạn mà nhân viên thu thuế vẫn chẳng thể làm gì hơn. Và đáng lo ngại thay, theo một báo cáo không chính thức, thì 60% Bitcoin hiện đang được dùng cho các mục đích phạm tội. Nói cách, khi quyền lực đồng tiền quay về tay người dân, thì nó cũng chui cả vào tay những “người dân” không mấy tốt bụng.

_ Không thể đảo ngược giao dịch cũng là một hiểm họa: ví dụ như một vụ lừa đảo tài sản thông thường, bạn có thể tịch thu và rao bán tài sản của kẻ lừa đảo để đền bù lại, hoặc khóa tài khoản ngân hàng của hắn và chuyển lại tiền cho người kia, nhưng với Bitcoin thì khác. Một khi đã có tiền trong tài khoản, thì tên lừa đảo chỉ việc đóng 1 câu: “Quên mật khẩu rồi!”. Thế là xong, không một cách nào lấy lại số Bitcoin đó được nữa.

_ Đương nhiên, các sự cố phần mềm xử lí các giao dịch Bitcoin như đã xảy ra tại Mt.Gox khiến cho giá trị Bitcoin giao động thất thường tột độ cũng là 1 vấn đề cần quan tâm.

Trong số các vấn đề nêu trên, thì số 3 và 4 là hai vấn đề nghiêm trọng và thách thức nhất đối với Bitcoin, chừng nào Bitcoin còn chưa có cơ chế giải quyết 2 vấn đề này mà vẫn đảm bảo tính chất của Bitcoin thì chừng đó, Bitcoin có lẽ vẫn khó được phần đông thế giới chấp nhận.

Theo triethocduongpho.net