Giao lưu Cồng Chiêng Đà Lạt – Văn hóa bản địa
Buổi tối bạn làm gì với Đà Lạt? Cà phê, dạo phố, đi chợ đêm, mua sắm, ăn uống,… tất cả đều tuyệt vời đúng không nào? Thế nhưng giao lưu văn hóa để tìm hiểu về cội nguồn dân tộc Lạch cũng hấp dẫn không kém.
Giao lưu văn hóa cồng chiêng
Chương trình giao lưu cồng chiêng Đà lạt được tổ chức vào buổi tối bởi các đồng bào dân tộc K’Ho, khi mặt trời vừa vắng bóng cũng là lúc tour giao lưu cồng chiêng được khởi hành từ Đà Lạt để đưa du khách về với bản làng Lát dưới chân núi Langbiang huyền thoại, du khách sẽ hòa mình vào không gian văn hóa cồng chiêng của đồng bào thiểu số, thưởng thức rượu cần, thịt nướng bên ánh lửa bập bùng cùng với điệu nhạc và âm vang công chiêng…
Trải nghiệm rượu cần đặc sắc
Không gian Văn hóa Cồng chiêng Tây Nguyên của Việt Nam đã được UNESCO chính thức công nhận là kiệt tác văn hóa phi vật thể và truyền khẩu của nhân loại. Sau Nhã nhạc Cung đình Huế, Cồng chiêng Tây Nguyên là di sản văn hóa phi vật thể thứ hai của Việt Nam được tôn vinh là di sản của thế giới. Không gian văn hóa cồng chiêng Tây Nguyên trải rộng suốt 5 tỉnh Kon Tum, Gia Lai, Đăk Lăk, Đăk Nông, Lâm Đồng và chủ nhân của loại hình văn hóa đặc sắc này là cư dân các dân tộc Tây Nguyên: Bana, Xêđăng, Mnông, Cơho, Rơmăm, Êđê, Giarai, Mạ… Cồng chiêng gắn bó mật thiết với cuộc sống của người Tây Nguyên, là tiếng nói của tâm linh, tâm hồn con người, để diễn tả niềm vui, nỗi buồn trong cuộc sống, trong lao động và sinh hoạt hằng ngày của họ.
Với chương trình này, quý khách sẽ có cơ hội tìm hiểu và tham gia những nghi lễ, tập tục truyền thống của người dân bản địa trên vùng đất cao nguyên Lâm Viên này. Cùng hòa mình trong lễ hội đâm trâu, lễ hội mừng lúa mới. Dưới làn gió mát, trăng thanh, du khách sẽ cùng những chàng trai cô gái dân tộc Lạch nhảy múa quanh bếp lửa hồng bập bùng trong giai điệu cồng chiêng vang lừng, cùng nhâm nhi những ché rượu cần và thưởng thức món thịt rừng nóng hổi.
Món thịt rừng trứ danh kèm với rượu
Phần nghi lễ:
-
Giới thiệu về buôn làng LơmBiêng, về phong tục tập quán, văn hóa cồng chiêng và cuộc sống của dân tộc Chil, Lạch với núi rừng.
-
Nghi thức cầu Thần lửa- Lời cầu Yàng ( mời Trưởng đoàn đốt lửa)
-
Điệu ching Wă kwằng chào đón thần linh (nhóm nam nữ đồng bào dân tộc)
-
Múa Mừng Lúa mới
-
Điệu múa “A ráp mồ ô”, thiếu nữ mang bầu lên rừng lấy nước (nhóm nữ múa, nhóm nam đánh ching tre)
-
Múa “Ngày hội cồng chiêng”
-
Lắng nghe 6 chàng trai buôn làng đánh ching K’Ràm.
-
Thưởng thức hương vị rượu cần nồng nàn kèm thịt nướng thơm ngon.
Phần lễ hội:
Giới thiệu về cuộc sống gắn với núi rừng của dân làng và sự ra đời của Cồng chiêng Đà Lạt
Giao lưu rượu cần
Tham gia lễ hội để trải nghiệm điệu nhảy của người đồng bào
-
Điệu múa Soan Tây Nguyên (mọi người cùng múa)
-
Điệu múa trâu: những chàng trai dân tộc và những chàng trai miền xuôi cùng thể hiện điệu múa theo tiếng mõ trâu.
-
Điệu múa “Hoa Langbian” do những cô gái buôn làng thể hiện. (mời các cô gái miền xuôi cùng múa)
-
Điệu múa “Đi săn Drốp P’nu”: do những chàng trai buôn làng cùng múa điệu đi săn với những cô gái miền xuôi.
-
Điệu múa “Em đi hái lá rừng”: do những cô gái buôn làng cùng múa với những chàng trai miền xuôi.
-
Điệu ching P’ Ró tìm trâu.
-
Múa “Tình em bên suối”
-
Buôn làng Giã gạo đêm trăng: mời các cô gái chàng trai cùng thể hiện .
-
Múa “Ngày mùa trên buôn”
-
Múa “tình ca K’Dung K’Lang”
-
Các trò chơi sinh họat cộng đồng.
-
Mời đòan cùng hát giao lưu.
-
Bài ca chia tay, hẹn gặp lại quý khách.
Trước khi nói lời chia tay với những nghệ nhân biểu diễn Cồng Chiêng, quý khách có thể chụp một vài tấm hình lưu niệm với những nghệ nhân này.
Các bạn có thể tham khảo 8 tour du lịch hot nhất tại đây