Giao lưu tiếp biến văn hóa Trung Hoa và Việt Nam – Áo kiểu đẹp

Sự giao lưu tiếp biến giữa văn hóa VN và văn hóa Trung Hoa là một sự giao lưu,tiếp biến rất dài qua nhiều thời kỳ lịch sử VN.Cho đến nay,không một nhà văn hóa nào phủ nhận sự ảnh hưởng của văn hóa Trung Hoa đến văn hóa VN.Qúa trình giao lưu tiếp biến ấy diễn ra theo cả hai đường cưỡng bức và không cưỡng bức.

Trung Hoa là một trong nhưng trung tâm văn hóa lớn ở phương Đông, có nền văn hóa lâu đời và phát triển rực rở. Văn hóa Trung Hoa là nền văn hóa nông nghiệp xuất phát từ nông nghiệp xuất phát từ nông nghiệp trồng khô (trồng kê và lúa mạch) trên đất hoàng thổ của vùng trung du Hoàng Hà. Do nắm trên ngã ba trong đại lục Châu Á và miền bình nguyên Âu – Á, nên văn hóa Trung Hoa vừa mang những đặc điểm văn hóa du mục của các dân cư phương bắc và tây bắc, vừa thấu hiểu tinh hoa của văn hóa nông nghiệp trồng lúa nước của các dân cư phương Nam. Lịch sử hình thành và phát triển của văn hóa Trung Hoa gắn liền với lịch sử mở rộng lãnh thổ bằng các cuộc chinh phạt về mặt quân sự và truyền bá văn hóa của tổ tiên người Trung Hoa từ phía Tây lưu vực song Hoàng Hà theo hướng từ tây sang đông, từ bắc xuống nam. Cùng với sự bành trướng về phương nam các triều đại phong kiến Trung Hoa, đã diễn ra Trung hoa thâu hóa văn hóa phương nam, hán hóa các nền văn hóa phương nam. Vị trí địa lí và những diễn biến của lịch sử đã tạo các điều kiện gặp gỡ và tiếp xúc thường xuyên giữa văn hóa Việt Nam và văn hóa Trung Hoa. Ngày nay, không thể phủ nhận của của văn hóa Trung Hoa đối với văn hóa Việt Nam là rất lớn. Vấn đề đặt là trong cu ộc tiếp xúc không cân sức này, người Việt Nam làm thế nào để văn hóa dân tộc vẫn tồn tại và phát triển, vẫn khẳn định được bản sắc văn hóa của mình..

Giao lưu cưỡng bức diễn ra ở hai giai đoạn lịch sử điển hình: từ thế kỉ I đến thế kỹ thứ X và từ 1407 đến 1427 su ốt thiên niên sau công nguyên, các đế chế Phương Bắc ra sức thực hiện các chính sách đồng hóa về phương diện văn hóa nhằm biến nước ta trở thành một quận, huyện của trung Hoa. Từ 1407 đến 1427 là giai đoạn nhà Minh xâm chiếm Đại Việt. Trong số các kẻ thù từ phương bắc, giặc Minh là kẻ thù tàn bạo đối với văn hóa Đại Việt. Minh Thành tổ ban lệnh cho viên tướng Trương Phụ chỉ huy binh tướng vào xâm lược Đại Việt: ”Binh lính vào nước Nam, trừ sách vở và bản in đạo Phật, đạo Lão thì không thiêu hủy, ngoài ra hết thải mọi sách vở khác, văn tự cho đến ca lý dân gian hay sách dạy trẻ nhỏ… một mãnh một chữ đều phải đốt hết. Khắp trong nước phàm những bia do người Trung Quốc dựng từ xưa đến nay thì đều giữ gìn cẩn thận còn các bia do An Nam d ựng thì phá hủy tất cả, một chữ chớ đê còn”..

Giao lưu tiếp biến văn hóa một cách tự nguyện là dạng thức thứ hai của quan hệ giữa văn hóa Việt Nam và văn hóa Trung Hoa..

Trước thời kỳ Bắc thuộc đã từng diễn ra giao lưu tự nhiên giữa dân tộc người Hán với cư dân Bách Việt nghiên cứu lịch sử văn minh Trung Hoa người ta thấy có nhiều yếu tố văn hóa phương Nam đã được người hán tiếp nhận từ cổ đại những yếu tố này nhập sâu vào văn hóa hán, được hệ thống hóa, nâng cao “chữ nghĩa hóa” rồi truyền bá trở lại phương nam dưới dáng vẻ mới. Có thể nói, đó là sự giao lưu tiếp xúc hai chiều học hỏi lẫn nau giữa các nền văn hóa. Hiện nay đã phát hiện được trống đồng và nhiều đồ đồng đông Sơn trên đất trung Hoa, đồng thời cũng phát hiện nhiều vật phẩm. Mang dấu ấn trung hoa trong các di chỉ khảo cổ học ở Việt Nam. Trong nền văn hóa đông sơn, người ta đã nhận thấy khá nhiều di vật của văn hóa phương bắc nằm cạnh những hiện vật của văn hóa đông sơn. Chảng hạn những đồng tiền thời tần hán, tiền ngũ thù đờn hán, các dụng cụ sinh hoạt của quí tộc hán như gương đồng, ấm đồng… có thể những sản phẩm ấy là kết quả của sự trao đổi thông thương giữa hai nước..

Ở thời kỳ độc lập tự chủ, nhà nước quân chủ Đại Việt được mô phỏng theo mô hình nhà nước phong kiến trung hoa. Nhà lý, nhà trần về tổ chức chính trị xã hội lấy cơ chế nho giáo làm gốc tuy vẫn chịu ảnh hưởng rất đậm của phật giáo đến nhà lê đã hoàn toàn tự nguyện và chịu ảnh hưởng của nho giáo sâu sắc..

Cũng cần nhận thức rõ rang ngay cả trong giao lưu cưỡng bức, người việt luôn có ý thức chống lại sự đồng hóa về phương diện văn hóa, chuyển thế bị động thành thế chủ động bằng cách bản địa hóa văn hóa hán để tự làm giàu cho bản thân mình mà không bị đồng hóa về phương diện văn hóa..

Cả hai dạng thức của giao lưu tiếp biến văn hóa cưỡng bức và tự nguyện giữa văn hóa Việt Nam với văn hóa Trung Hoa đều là nhân tố cho sự vận động của văn hóa Việt Nam trong diễn trình lịch sử người Việt luôn có ý thức vược lên, thâu hóa những giá trị văn hóa trung hoa để làm giàu cho văn hóa dân tộc và đã đạt được những thành tựu đáng kể trong giao lưu tiếp biến với văn hóa trung hoa..

Về văn hóa vật thể: người Việt đã tiếp nhận một số kỹ thuật trong sản xuất như: kỹ thuật rèn, đúc sắt, gang để làm ra công cụ sản xuất và sinh hoạt, kỹ thuật dùng phân để làm tăng độ mầu mở cho đất, dân gian gọi là “phân bắc”, kỹ thuật xây cất nơi ở bằng gạch ngối. Người Việt cũng học được kinh nghiệm dùng đá đắp để ngân song biển, biến cải kỷ làm đồ gốm (gốm tráng men)….

Về văn hóa phi vật thể: Việt Nam tiếp nhận ngôn ngữ của người Trung Hoa (cả từ vựng lẫn chữ viết), tiếp thu hệ tư tưởng Trung Hoa cổ đại (nho gia, đạo gia) trên tinh thần hỗn dung, hòa hợp vói tính ngưỡng bản địa và các hệ tư tưởng khác, mô phỏng hệ thống giáo dục theo tinh thần nho giáo, tiếp nhận một số phong tục lễ tết lễ hội,….