giao lưu văn hóa Trung Hoa
ĐIỀU KIỆN HÌNH THÀNH TIẾP XÚC GIAO LƯU VĂN HÓA
Khái niệm tiếp xúc và giao lưu văn hóa.
Giao lưu văn hóa là khái niệm nói về một hiện tượng phổ biến mang tính quy luật thường xuyên chi phối quá trình vận động, phát triển trong mọi nền văn hóa dân tộc trên thế giới. Nó là hệ quả của sự tiếp xúc và là nguyên nhân, điều kiện cho sự hội nhập của các nền văn hóa khác nhau khi có dịp gặp gỡ nhau trong những điềukiện,hoàncảnhđó.
Giao lưu văn hóa chính là quá trình trao đổi chất giữa các nền văn hóa với nhau. Mỗi nền văn hóa dân tộc sẽ bị suy thoái nếu không có quá trình trao đổi chất này. Mà quá trình này chính là sự tác động biện chứng giữa yếu tố nội sinh và yếu tố
Hình thức giao lưu chủ yếu qua 2 hinh thức chính:
Cưỡng bức (chiến tranh xâm lược)
Tự nguyện (hoà bình: di dân, thương mại…)
2/ Điều kiện giao lưu Văn hoá giữa TH với các nước
*Vị trí địa lý: TH là một quốc gia có lãnh thổ rộng lớn nằm ở vị trí trung tâm Châu Á.
*Tiếp giáp: Phía Đông: Đông Á (NB, Triều Tiên, HQ, Biển Đông)
Phía Bắc: Mông Cổ
Phía Tây và Nam: ÂĐ, Ả Rập
Phía Nam: Đông Nam Á.
=>Vị trí địa lý tạo điều kiện thuận lợi cho sự giao lưu văn hoá giữa TH với các nước trong khu vực…
*TH có quá trình Lịch sử lâu dài với nền văn hoá phát triển rực rỡ cùng nhiều thành tựu văn hoá đặc sắc. TH trở thành quốc gia có vị thế trung tâm, lan toả văn hoá của mình.
=>TH là một quốc gia có tham vọng bá chủ thế giới, luôn tìm cách quảng bá văn hoá của mình ra các quốc gia xung quanh.
II/ Sự giao lưu giữa văn hóa Trung Hoa với các nước khác
1/ Với các nước Đông Á:
NB, Triều Tiên (sau này tách ra Đại Hàn Dân Quốc và CHDCND Triều Tiên)
Thể chế chính trị: nhà nước quân chủ chuyên chế trung ương tập quyền, vua đứng đầu, dưới vua có các quan giúp việc cai trị đất nước.
Hệ tư tưởng: Nho giáo (đạo Khổng)
Nho giáo:
NHẬT BẢN
Con đường hấp thụ văn hóa:
–Việc cử sứ thần giữa hai nước Trung-Nhật
-Thông qua buôn bán giữa Trung Quốc với Triều Tiên tạp điều kiên thúc đẩy nhiều nhân tài Trung-Triều sang Nhật Bản định cư, qua đó hấp thụ văn hóa Trung Quốc
– Đưa lưu học sinh,tăng nữ người Nhật sang Trung Quốc học tập.
QUÁ TRÌNH TIẾP XÚC GIAO LƯU
: Khổng giáo truyền vào NB từ đầu thế kỷ thứ 6, có ảnh hưởng sâu đậm đến lối suy nghĩ và ứng xử của người Nhật. Đề cao chữ Trung trong quan hệ bề tôi với chủ. Nho giáo trở thành nền tảng đạo đức của người Nhật. Tư tưởng Nho giáo là thành tố quan trọng trong cấu trúc xã hội NB, tạo nên đức tính cần kiệm, trung thành, tôn kính bề trên.
Tưởng tưởng :
Nho giáo truyền vào từ rất sớm (thời kỳ Tam Vương Quốc – khoảng đầu công nguyên), đạo Khổng trở thành công cụ duy trì trật tự xã hội của giai cấp cầm quyền. Nho giáo trở thành ý thức hệ của đất nước, chi phối mọi quan hệ xã hội. Và vẫn còn ảnh hưởng cho đến ngày nay.
Chữ viết: Chữ viết của NB, TT, HQ Việt Nam trước tk 19 : đều chịu ảnh hưởng từ chữ Hán, thuộc khối chữ vuông hchưình thành dựa trên cơ sở chữ Hán.
Bán đảo Triều Tiên: Hán ngữ du nhập vào TT khoảng thời kỳ đồ sắt. TK 4 TCN, xuất hiện văn bản viết tay bằng chữ Hán. Sau này có sự cải biến để phù hợp với âm đọc của người TT.
NB: Chữ Hán du nhập vào NB thông qua TT (theo con đường giao lưu buôn bán) và các nhà sư TQ truyền đạo (khoảng thế kỷ 4 – 7). Chữ Hán ở Nhật gọi là Kanji. Người Nhật ban đầu không có chữ viết, họ dùng chữ Hán để viết tiếng nói của mình. Say này sử dụng tiếng Hán để sáng tạo ra một số chữ, đọc theo âm Nhật (giống chữ Nôm ở VN).
Thư pháp của NB (kana) và HQ (Hangul) chịu ảnh hưởng từ TQ, sử dụng Hán tự và phong cách thư pháp, được xem như nghệ thuật hội hoạ đặc sắc.
Kèm theo ảnh hưởng về chữ viết, văn học NB và TT cũng chịu ảnh hưởng sâu sắc từ VĂN HOÁ TH (tiêu biểu là Thơ Đường, tiểu thuyết TQ)
Giáo dục: Do ảnh hưởng của Nho Giáo, với tư tưởng Lễ nghĩa chính danh mà đề cao giáo dục khoa cử, tuyển chọn nhân tài cho đất nước.
Tôn giáo: Phật giáo: PG xuất phát từ ÂĐ, truyền vào TH (dòng PG đại thừa), thông qua giao lưu văn hoá và buôn bán thì vào NB, TT vào khoảng giữa thế kỷ 6. Năm 1175, Thiền TQ du nhập vào NB…
Phong tục tập quán:
Các lễ tiết: chịu ảnh hưởng từ TQ, TT và NB cũng có Tết nguyên đán, Hàn thực (mùng 3/Ba), Đoan ngọ (mùng 5/Năm), Thất tịch (mùng 7/Bảy), Tết Vu Lan (Ubon – NB, rằm tháng Bảy), Trung thu (Rằm tháng Tám), Trùng cửu (9/Chín)…
Còn ở NB, thì trước năm 1873, NB có ảnh hưởng từ TQ, xong sau này đã bỏ Tết nguyên đán. Ở nhật còn có lễ hội mùa gặt (Okunchi – Nagasaki) vào tháng 10, có điệu múa rồng xuất xứ từ TQ.
Cưới xin: Do cha mẹ sắp xếp, và thông qua bà mối, coi trọng yếu tố tâm linh, xem bói toán, ảnh hưởng sâu sắc từ các lễ của TQ. (6 lễ: nạp thái – tặng lễ vật cầu hôn, vấn danh – hỏi ngày sinh đẻ vợ, nạp cát – báo tin hợp tuổi, nạp tệ – đưa đồ sính lễ, thỉnh kỳ – xin giờ rước dâu, thân nghinh – đám cưới)
Tang ma: Coi trọng tang ma, chịu ảnh hưởng từ nghi lễ của TH. Di hài người chết được khâm liệm cẩn thận, đặt trong quan tài. Lập bàn thờ thờ cúng, đặt di ảnh, lễ vật thờ cúng. Xem bói chọn ngày, chọn đất để an táng. Con cháu mặc áo xô gai, để tang 3 năm. Có giỗ cúng người chết vào mỗi năm.
Cưới xin, tang ma chịu nhiều ảnh hưởng từ TQ, coi trọng bói toán, coi trọng các thủ tục, nghi thức rườm rà, phức tạp.
Trang phục: Học hỏi kỹ thuật trồng dâu nuôi tằm, dệt tơ lụa từ người TQ. Bộ HaNBok của HQ có phần giống với Hán phục của TH. Ô của người NB cũng có nguồn gốc từ TQ (Điều này được ghi lại trên một trong những bức vẽ ở một ngôi mộ thời tiền sử).
Kiến trúc: Chịu ảnh hưởng từ kiến trúc Phật giáo và phong cách xây dựng TQ (Kiến trúc mái lợp ngói, mái có độ dốc tương đối ngang bằng, đầu mái hơi cong, sử dụng nhiều gỗ, tổng thể công trình kiến trúc có sự hài hoà với thiên nhiên, trời đất). VD: Chùa Vàng Kinkakuji, Chùa Bạc Ginkakuji (NB) và Chùa Phật Quốc Bulguksa (HQ)
Kiến trúc cung đình TQ. VD: Cung Cảnh Phúc (HQ) chịu ảnh hưởng từ kiến trúc cung đình của người Hán.
Ẩm thực: Học từ TQ cách chế biến Rán, Ướp gia vị, Sử dụng phụ gia trong món ăn.
Trà đạo của NB bắt nguồn từ TH. (Người TH phát triển văn hoá Trà đạo từ rất sớm (đặc biệt là thời Đường, nghệ thuật thưởng trà đạt đỉnh cao. Truyền thuyết của NB, khoảng thế kỷ XII, 1 nhà sư NB sang TQ và đem những hạt giống trà về nước mình để trồng, và sau này phát triển thành văn hoá Trà đạo riêng của NB).
2/ Với khu vực Đông Nam Á (Tiêu biểu là VN)
ĐNA có vị trí tiếp giáp rất gần với TH, nên có sự ảnh hưởng giao lưu văn hoá sâu sắc mạnh mẽ. TQ có nền văn hoá pt rực rỡ với nhiều thành tựu nên luôn có sức hút đối với các tiểu khu vực văn hoá, trong đó có ĐNA.
Giao lưu văn hoá giữa TH và ĐNA qua 2 con đường: Di dân và chiến tranh xâu lược => Giao lưu văn hoá phần nào mang tính chất cưỡng bức.
Tuy nhiên văn hoá ĐNA bên cạnh việc tiếp thu văn hoá hán còn có sự biến đổi, chọn lọc cho phù hợp với văn hoá bản địa của khu vực mình. (Do ĐNA là một khu vực hình thành văn hoá bản địa từ rất sớm).
Ảnh hưởng cụ thể:
Thể chế chính trị: Nhà nước phong kiến quân chủ chuyên chế trung ương tập quyền
Hệ tư tưởng: Nho gia, Pháp gia.
Nho giáo: Truyền vào Vn theo sự đô hộ của phương Bắc. Nhà Hán cử quan sang Vn truyền bá việc học đạo Khổng. Nho giáo biểu hiện ở: Hệ tư tưởng tam cương ngũ thường, đề cao lễ nghĩa chính danh, đề cao vai trò người đàn ông (Tư tưởng trọng nam khinh nữ). Người có công với việc học nước ta phải kể đến Nam Giao học tổ Sỹ Nhiếp.
Phát triển hệ thống giáo dục khoa cử. Năm 1070 nhà Lý mở quốc tử giám thờ Khổng tử và dạy học cho con em quý tộc. Năm 1075 mở khoa thi đầu tiên.
Pháp gia: học hỏi tư tưởng lấy luật pháp trị nước, ban hành bộ luật: Luật Hình thư (nhà Lý), Hình luật thư (nhà Trần), đặc biệt là bộ luật Hồng Đức (nhà Lê), luật Gia Long (nhà Nguyễn).
Tôn giáo: Phật giáo Đại thừa, Đạo giáo.
Đạo giáo: Du nhập vào Việt Nam khoảng cuối thế kỷ 2, nhưng khi du nhập vào VN đã được bản địa hoá, hoà chung với tín ngưỡng ma thuật, bùa chú của người Việt. Đạo giáo rất phát triển và trở thành một trong những tôn giáo chính của người Việt
Đạo phật: bên cạnh dòng phật giáo từ ấn độ truyền vào việt nam, còn có dòng phật giáo đại thừa từ TQ truyền sang Việt Nam (khoảng cuối thế kỷ 2). Thiền tông và Tịnh Độ tông của Phật giáo TQ cũng kế tiếp nhau truyền vào Việt Nam (thế kỷ 4) và được lưu truyền rất rộng rãi, hình thành nhiều lưu phái khác nhau.Thiền phái Diệt Hỉ và Thiền phái Vô ngôn thông cũng có xuất xứ từ TQ ảnh hưởng đến VN.
Kinh điển Phật giáo Việt Nam cũng dùng Hán tự, tăng lữ và các giáo đồ khác vẫn thường sử dụng Kinh Đại Tạng bằng Hán ngữ.
Chữ viết: chữ Hán truyền vào theo sự đô hộ của TQ và sự di dân của dân tộc Hoa vào nước Việt, chữ Hán tồn tại cùng với hệ tư tưởng Nho gia, sau này, dựa trên chữ Hán người Việt sáng tạo được chữ Nôm của mình.
Trang phục: Trong thời phong kiến, trang phục người Việt có sự học hỏi rất nhiều từ cổ trang của TH, Áo dài của người Việt chính là sự sáng tạo từ xường xám của TH.=>sai
Lễ tiết: Nguyên Đán, Thanh minh, Hàn thực, Đoan Ngọ, Trung Thu…
Phong tục tập quán: Cưới xin (đám cưới truyền thống có 6 lễ giống như người TQ), Tang ma (nhiều tập tục, nghi lễ cầu kỳ: mặc áo xô gai, chống gậy, cải táng, đốt vàng mã…)
Ẩm thực: Học từ TQ cách chế biến Rán, Hấp, Ướp gia vị, Sử dụng phụ gia trong món ăn. Các món từ TQ du nhập vào VN có; bánh bao, bánh rán, bánh dẻo, thịt kho tầu, vịt quay, sủi cảo… học TQ cách sử dụng ngũ vị hương, xì dầu,
Đặc biệt là ở miền Nam – nơi có cư dân Hoa sống nhiều hơn, thì ẩm thực cũng mang đậm đặc điểm TQ.
Kiến trúc: Ảnh hưởng từ kiến trúc cung đình, miếu mạo, lăng tẩm của TH
Kiến trúc kinh thành cố đô Huế giống Tử Cấm Thành của TQ
Văn miếu Quốc tử giám giống văn miếu Khúc Phụ – tỉnh Sơn Đông TQ
Lăng tẩm vua chúa: lăng tẩm vua Khải Định…
(Khổng miếu, Khổng phủ, Khổng lâm – Sơn Đông TQ)
Văn học Việt Nam chịu ảnh hưởng sâu sắc của văn hoá TQ, chịu nhiều ảnh hưởng của thơ Đường. Có thể có đến một số ảnh hưởng: về thể thơ (ngũ ngôn, thất ngôn), thơ được niêm luật vô cùng chặt chẽ hay như Truyện Kiều của ND chính là mượn cốt truyện từ Đoạn trường tân thanh của Thanh Tâm Tài Nhân.
Thư pháp và hội hoạ của VN cũng chịu ảnh hưởng từ TQ (các bức thư pháp sử dụng lối viết thảo của chữ Hán, và dòng tranh thuỷ mặc).
Đồng thời, văn hóa ĐNA cũng có tác động đến VH TH. Người TH di dân xuống nước Nam (do tự di dân, do chiến tranh), trong quá trình sinh sống với cư dân Việt, môt bộ phận người Hán bị Việt hóa.
Tiêu biểu là Sỹ Nhiếp, tổ tiên của Sỹ Nhiếp đến nước Nam từ lâu, đến đời Sỹ Nhiếp là đời thứ 6. Sỹ Nhiếp có công trong việc truyền Nho học và văn hóa Hán vào nước Việt
3/ Với khu vực Phương Tây
TH có sự giao lưu văn hoá với phương Tây, thông qua Con đường tơ lụa (Hình thành từ khoảng thế kỷ 2 TCN).
Xuất phát từ việc vận chuyển tơ lụa từ TH sang các khu vực khác. Con đường tơ lụa ban đầu có mục đích là giao lưu kinh tế. Sa đó, nhờ có sự tiếp xúc, qua lại lẫn nhau giữa các thương gia TH và phương Tây, những giá trị văn hoá (tôn giáo, hệ tư tưởng, trang phục, văn học nghệ thuật… cũng theo đó có sự ảnh hưởng qua lại giữa hai khu vực
Phương Tây rất chuộng tơ lụa, gốm sứ, trang sức, các loại gia vị của TQ.
Bốn phát minh lớn của TQ được các nước phương Tây tiếp nhận (Kỹ thuật in, la bàn, thuốc súng, kỹ thuật làm giấy), và sau đó phát triển mạnh hơn. Chính bản thân TQ sau này cũng phải học hỏi lại phương Tây về khoa học kỹ thuật.
Vào khoảng thế kỷ III, nghề làm giấy truyền sang Việt Nam, thế kỷ IV truyền sang Triều Tiên,Thế kỷ V truyền sang Nhật Bản, thế kỷ VII truyền sang Ấn Độ. Giữa Thế kỷ VIII,do cuộc chiến trang giữa nhà Đường và Ả Rập, kỹ thuật làm giấy của Trung Quốc truyền sang Ả Rập. Năm 1150; Người Ả rập lại truyềb nghề làm giấy sang Tây Ban Nha. Sau đó, nghề làm giấy lần lượt truyền sang Ý (1276), Đức (1320) Hà Lan (1323), Anh (1460) sau khi nghề làm giấy đc truyền bá rộng rãi, các chất liệu dùng để viết trước kia như lá cây ở Ấn Độ, giấy Papirut ở Ai Cập, da cừu ở châu âu… đều đc giấy thay thế
Kỹ Thuật In từ đời Đường, kỹ thuật in ván khắc của Trung Quốc đã truyền sang Triều Tiên, Nhật Bản, Việt Nam, Philippin, Arập rồi truyền dần sang châu Phi, châu Âu. Cuối thế ky 14, ở Đức đã biết dùng phương pháp in bằng ván khắc để in Tranh ảnh tôn giáo, kinh thánh và sách ngữ pháp. Năm 1448, Gutenbe người Đức dùng chữ rời bằng hợp kim và dùng mực dầu để in kinh thánh. Việc đó đã đặt cơ sở cho việc In chữ rời bằng kim loại ngày nay.
Thuốc Súng Vào thế kỷ 13, trong quá trình tấn công Trung Quốc,người Mông Cổ đã học tập đc cách làm thuốc súng của Trung quốc. Sau đó, người Mông cổ chinh phục Tây á, do đó đã truyền thuốc súng sang ả rập. người Ả Rập lại truyền thuốc súng và súng vào châu Âu qua con đường Tây Ban Nha.
Kim Chỉ Nam khoảng nửa sau thế kỷ 12, la bàn do đường truyền sang Arập rồi truyền sang châu âu. người Châu âu cải tiến thành “la bàn khô” tức là la bàn có khắc các vị trí cố định. nửa sau thế kỷ 16, la bàn khô lại truyền trở lại Trung quốc.
Khoảng thế kỷ 5- 10, văn hoá TH đã phát triển vô cùng rực rỡ (giai đoạn nhà Đường giữ ngôi), trong khi đó phương Tây vẫn đang chìm trong đêm trường trung cổ. => Phương Tây đã có sự học hỏi rất lớn từ văn hoá TH thông qua việc giao lưu văn hoá (giao lưu thương mại).
Công giáo từ PT du nhập vào TQ (TK 7), ảnh hưởng mạnh đến TQ (TK 13-14)
Cuối thế kỷ 19. TH bị các đế quốc phương Tây xâu xé, quá trình giao lưu văn hoá TH – phương tây càng diễn ra mạnh mẽ hơn. Lúc này, văn hoá TQ lại chịu nhiều ảnh hưởng từ văn hoá phương Tây.
Người TH tiếp thu văn hoá phương Tây: TP, ẩm thực, ngôn ngữ, chữ viết…
Xường xám là sự kết hợp độc đáo giữa trang phục truyền thống TH và sự hiện đại, cởi mở của phương Tây.
4/ Với các khu vực khác (Nam Á, Tây Á)
a/ Với Nam Á (Ấn Độ)
Thời cổ trung đại, TQ, ÂĐ là 2 nền văn minh lớn của văn minh phương Đông và có tác động qua lại với nhau qua con đường thương mại và tôn giáo.
Mối quan hệ trí thức giữa TH và ÂĐ kéo dài từ hơn hai ngàn năm và đã để lại những ảnh hưởng sâu đậm trong lịch sử của hai nước.
Con đường thương mại: Giao lưu kinh tế giữa TQ và ÂĐ phải kể đến con đường tơ lụa (khoảng ĐCN), những đặc sản quý hiếm từ TQ đến với ÂĐ. Thông qua sự trao đổi buôn bán mà quá trình giao lưu văn hoá cũng diễn ra, tiêu biểu là sự du nhập Phật Giáo từ ÂĐ theo chân những nhà buôn và truyền đạo sang TH.
Phật giáo là trọng tâm cho những giao lưu giữa con người và tư tưởng của hai nước.
Vào thời Đường, PG phát triển cực thịnh, vua Đường cử Đường Huyền Trang sang Tây thiên thỉnh kinh, sau đó việc in ấn sao chép kinh phật phát diễn ra sôi nổi, người người nhà nhà từa vua quan đến thường dân đều sùng đạo phật. Vua Đường còn đem một số kinh sách truyền sang nước Việt.
b/ Với Tây Á (Ả Rập, Lưỡng Hà)
Đối với Ả Rập Lưỡng Hà, giao lưu văn hoá ở mặt tri thức học thuật và tự nhiên.
Người TH học hỏi Toán học, Thiên Văn Học
V/ Tổng kết
Giao lưu văn hoá TQ và các nước khác có ý nghĩa vô cùng lớn.
TQ có một nền văn hoá rực rỡ phát triển toàn diện đã ảnh hưởng mạnh mẽ và sâu sắc tới các nước khu vực: tiêu biểu như Việt Nam, Triều Tiên, NB.
Sự Giao lưu Đông – Tây của TQ đã làm cho nền Văn minh nhân loại phát triển rực rỡ, tác động mạnh mẽ tới văn hoá các nước.
Sự Giao lưu mang Tính chất mở, học hỏi tiếp thu và sáng tạo
Mục lục bài viết
Share this:
Thích bài này:
Thích
Đang tải…