Giáo trình Luật học so sánh – Trường Đại học Luật Hà Nội

Luật Minh Khuê trân trọng giới thiệu với bạn đọc nội dung cuốn Giáo trình Luật học so sánh – Trường Đại học Luật Hà Nội do Tiến sỹ Nguyễn Quốc Hoàn làm chủ biên cùng sự tham gia biên soạn của tâp thể tác giả là giảng viên trường đại học luật Hà Nội.

1. Giới thiệu tác giả

Giáo trình Luật học so sánh – Trường Đại học Luật Hà Nội do Tiến sỹ Nguyễn Quốc Hoàn làm chủ biên cùng sự tham gia biên soạn của tâp thể tác giả là giảng viên trường đại học luật Hà Nội.

Tập thể tác giả:

TS. Nguyễn Quốc Hoàn

TS. Phạm Trí HÙng

GS.TS. Thái Vĩnh Thắng

TS. Lê Minh Tiến

PGS.TS. Nguyễn Thị Ánh Vân

2. Giới thiệu hình ảnh sách

Giáo trình Luật học so sánh - Trường Đại học Luật Hà Nội

Giáo trình Luật học so sánh – Trường Đại học Luật Hà Nội

Tác giả: Tiến sỹ Nguyễn Quốc Hoàn chủ biên

Nhà xuất bản Công an nhân dân

3. Tổng quan nội dung sách

Luật so sánh là môn học còn khá mới trong chương trình đào tạo luật ở Việt Nam. Môn học này đang nhận được sự quan tâm sâu sắc của các quốc gia các nhà nghiên cứu pháp luật Việt Nam. Đặc biệt trong giai đoạn hiện nay, Việt Nam tiến hành đổi mới và hội nhập ngày càng toàn diện với thế giới về nhiều lĩnh vực, việc tìm hiểu, so sánh hệ thống pháp luật của các nước trong khu vực và trên thế giới có ý nghĩa quan trọng trong khoa học cũng như trong thực tiễn xây dựng và thực thi pháp luật.

Đáp ứng nhu cầu nghiên cứu, giảng dạy và học tập của sinh viên luật trong các cơ sở đào tạo pháp luật, nhu cầu tìm hiểu và ứng dụng luật so sánh trong khoa học và thực tiễn pháp lý Ở Việt Nam, trung tâm luật so sánh thuộc Trường Đại học Luật Hà Nội đã tổ chức biên soạn giáo trình so sánh nhằm góp phần bổ sung nguồn tài liệu nghiên cứu, giảng dạy và học tập môn luật so sánh. Nội dung của giáo trình này được biên soạn trên cơ sở chương trình khung đào tạo đại học ngành luật đã được bộ giáo dục và đào tạo ban hành. Bên cạnh đó, trên cơ sở nghiên cứu, tham khảo những tài liệu của bộ môn luật so sánh đang được sử dụng ở nhiều cơ sở đào tạo luật trên thế giới và trong khu vực, tập thể tác giả cố gắng biên soạn cuốn giáo trình này phù hợp với điều kiện và hoàn cảnh ở Việt Nam hiện nay.

Giáo trình luật so sánh bao gồm ba phần: Phần một: những vấn đề chung về luật so sánh; Phần hai: các dòng họ pháp luật cơ bản trên thế giới; Phần ba: hệ thống pháp luật của một số quốc gia ở châu Á.

Cuốn giáo trình Luật so sánh – Trường đại học Luật Hà Nội được biên soạn với cấu trúc chương mục như sau:

Phần 1: Những vấn đề chung về Luật So sánh

Chương 1. Nhập môn luật so sánh

Khái niệm luật so sánh

Đối tượng của luật so sánh

Phương pháp của luật so sánh

Phân loại luật so sánh

Sự hình thành và phát triển của luật so sánh

Ý nghĩa của nó so sánh

Sự phân nhóm các hệ thống pháp luật trên thế giới

Phần 2: Một số dòng họ pháp luật cơ bản trên thế giới

Chương 2. Dòng họ pháp luật châu âu lục địa (Dòng họ Civil Law)

Khái quát về dòng họ Civil Law

Sự hình thành và phát triển của dòng họ Civil Law

Cấu trúc của hệ thống pháp luật thuộc dòng họ Civil Law

Nguồn của hệ thống pháp luật thuộc dòng họ Civil Law

Một số hệ thống pháp luật thuộc dòng họ Civil Law

Chương 3. Dòng họ pháp luật Anh Mỹ (Dòng họ Common Law)

Khái quát về dòng họ Common Law

Hệ thống pháp luật Anh

Hệ thống pháp luật Mỹ

Chương 4. Dòng họ pháp luật xã hội chủ nghĩa

Pháp luật truyền thống ở các nước xã hội chủ nghĩa

Sự hình thành và phát triển của dòng họ pháp luật xã hội chủ nghĩa

Các đặc điểm của dòng họ pháp luật xã hội chủ nghĩa

Đào tạo luật và ngành luật

Chương 5. Dòng họ pháp luật hồi giáo

Luật hồi giáo

Pháp luật các quốc gia hồi giáo

Phần 3: Hệ thống pháp luật của một số quốc gia ở Châu Á

Chương 6. Hệ thống pháp luật của một số quốc gia ở Đông Nam Á

Hệ thống pháp luật Nhật Bản

Hệ thống pháp luật Trung Quốc

Chương 7. Hệ thống pháp luật của một số quốc gia ở Đông Nam Á

Hệ thống pháp luật Indonesia

Hệ thống pháp luật Malaixia

Hệ thống pháp luật Philippines

Hệ thống pháp luật Singapore

Hệ thống pháp luật Thái Lan

Các vấn đề lý luận thuộc lĩnh vực luật so sánh từ tên gọi, bản chất, đối tượng biến phương pháp…vẫn là các vấn đề đang được tranh luận sôi nổi của các học giả ở rất nhiều nước trên thế giới. Thậm chí, những tranh luận đó vẫn chưa dừng lại ở cả những quốc gia cố lên lớp học phát triển. Hơn nữa, tìm kiếm được những thông tin chính xác về pháp luật của nhiều quốc gia trên thế giới để trình bày một cách có hệ thống từ góc độ luật so sánh trong giáo trình không phải là vấn đề đơn giản, nhất là thông tin về các hệ thống pháp luật mà ngôn ngữ sử dụng trong hệ thống pháp luật đó không thông dụng. Vì vậy, giáo trình này khó tránh khỏi những khiếm khuyết. Chúng tôi mong nhận được những ý kiến đóng góp để trong những lần xuất bản tiếp theo giáo trình luật so sánh sẽ hoàn thiện hơn.

4. Đánh giá bạn đọc

Trong cuốn Giáo trình Luật học so sánh – Trường Đại học Luật Hà Nội các tác giả đã trình bày những nội dung cơ bản của môn học Luật So sánh, gồm: những vấn đề chung về Luật So sánh; một số dòng họ pháp luật cơ bản trên thế giới và hệ thống pháp luật của một số quốc gia ở Châu Á.

Cuốn giáo trình là học liệu quan trọng và cần thiết phục vụ học tập và giảng dạy bộ môn Luật so sánh của học viên, sinh viên và giảng viên trường đại học luật Hà Nội, đồng thời đây cũng là tài liệu tham khảo hữu ích đối với bạn đọc có nhu cầu tìm hiểu pháp lý trong lĩnh vực này.

5. Kết luận

Hy vọng những chia sẻ trên đây của chúng tôi sẽ là một nguồn tư liệu đánh giá chất lượng sách hiệu quả tin cậy của bạn đọc. Nếu thấy chia sẻ của chúng tôi hữu ích, bạn hãy lan tỏa nó đến với nhiều người hơn nhé! Chúc các bạn đọc sách hiệu quả và thu được nhiều thông tin hữu ích từ cuốn sách “Giáo trình Luật học so sánh – Trường Đại học Luật Hà Nội”.

Luật Minh Khuê chia sẻ dưới đây nội dung về Nguồn của hệ thống Civil Law để bạn đọc tham khảo:

Civil law là một trong những hệ thống có lịch sử hình thành phát triển lâu đời nhất so với các hệ thống pháp luật khác trên thế giới.

Một trong những đặc điểm nổi bật của Civil law là ảnh hưởng của luật La Mã xuyên suốt quá trình hình thành phát triển. Lịch sử hình thành phát triển của Civl law bắt nguồn từ sự hình thành phát triển của luật La Mã.

Sự ra đời của luật La Mã được đánh dấu bằng sự ra đời của luật 12 Bảng (449 TCN). Luật 12 Bảng chủ yếu là các tập quán Latinh và vay mượn luật pháp Hi Lạp cổ đại. Đó là các qui tắc cơ bản chứ chưa phải là các văn bản pháp luật hoàn chỉnh. Tuy nhiên đây được coi là pháp điển sớm nhất của luật La Mã. Năm 528, hoàng đế Justinian I (527-565), với ý đồ kết hợp giá trị pháp lí truyền thống và những thành tựu đương thời, đã ra lệnh tập hợp, củng cố, hệ thống hóa và điển chế hóa luật La Mã và Tập hợp các chế định luật dân sự Coprus Juris Civils ra đời.

Giai đoạn pháp luật tập quán pháp: Đây là thời kì pháp luật như tên gọi của họ hình thành từ các tập quán địa phương vì vậy còn mang tính biệt lập, phân tán, thiếu thốn nhất. Tồn tại các luật tập quán của Pháp, Đức, của các dân tộc Slavian, luật La Mã. Đặc biệt ở La Mã đã tạo nên một công trình lớn mang tên Corpus Juris Civlis bao gồm bốn phần: Code là phần hế thốngg hoá tất cả các luật của hoàng đế La Mã cổ đại đã ban hành, trong đó các điểm không rõ ràng hoặc chồng chéo bị loại bỏ; Digest là tập hợp các luận thuyết về pháp luật có giá trị nhất của các học giải La Mã cổ đại; Institutes là cuốn sách giáo khoa về pháp luật được viết bởi các cố vấn pháp luật La Mã cổ đại; Novels bao gồm các luật mới ban hành bởi hoàng đế Jusstinan.

Nguồn của hệ thống pháp luật Civil Law

Luật thành văn được coi là nguồn chính của Civil law trong đó quan trọng nhất là các quy phạm pháp luật. Với tư duy pháp lý là chủ nghĩa duy lý hay tư duy theo lối diễn dịch, đi từ cái phổ quát đến trường hợp cá biệt. Phương pháp tư duy này bắt nguồn từ việc coi trọng pháp điền hóa, khái quát các trường hợp của cuộc sống. Nó dẫn tới hệ quả quan trọng là làm thành một hệ thống pháp luật đúng, kém linh động, giới hạn các thẩm phán trong việc áp dụng các văn bản pháp luật có sẵn, từ đó dẫn đến sự ỷ lại, bị động và kém sáng tạo trong hoạt động xét xử. Qui phạm pháp luật có những đặc điểm như sau:

Thứ nhất: Được pháp điển hóa trong các văn bản pháp luật và thường là do cơ quan lập pháp có thẩm quyền ban hành. Các thẩm phán trong quá trình xét xử có nhiệm vụ áp dụng các qui phạm pháp luật mà không được tự tạo ra qui phạm pháp luật tức là không được tham gia vào hoạt động lập pháp. Phán quyết của tòa không tạo thành tiền lệ pháp.

Thứ hai: Nguyên tắc sự thống trị của luật (règle de droit) : hầu hết các qui phạm pháp luật được xây dựng sao cho mang tính khái quát nhất, toàn diện nhất, chính xác nhất để thẩm phán có thể tìm thấy ngay trong qui phạm pháp luật giải pháp cho mọi tranh chấp nảy sinh có liên quan, không cần phải giải thích.

Tuy nhiên các nhà lập pháp thì không thể khái quát toàn bộ cuộc sống. Vì thế mà khi đưa ra giải pháp cho trường hợp cụ thể thì không thể áp dụng ngay một quy phạm pháp luật mà cần phải suy xét nó trong cả một hệ thống. Điều này tạo nên rắc rối rất lớn, có thể xảy ra trường hợp các quy phạm pháp luật mâu thuẫn nhau trong các lĩnh vực khác nhau của đời sống xã hội.

Ngoài ra còn một số nguồn luật khác như : tập quán pháp ngày này ít quan trọng, các học thuyết pháp luật, các nguyên tắc căn bản như bình đẳng giới, không phân biệt đối xử, ngay tình… đặc biệt là án lệ ngày càng được sử dụng nhiều hơn do tính mềm dẻo và thực tiễn của nó. Có thể thấy vai trò của các thẩm phán ở các nước Civil law là rất quan trọng còn vai trò của các luật sư thì ít nổi trội hơn so với các nước trong hệ thống Common law: Thẩm phán có quyền điều tra xét hỏi, đặc biệt trong các vụ án hình sự và quyết định những nhân chứng, bằng chứng được đưa ra trước tòa. Tức là ở đây các thẩm phán dựa nhiều vào sự thật trên thực tế hơn là sự thật từ các luật sư. Điều này đảm bảo được tính công bằng hơn.

Ở các nước Civil law có nghề thẩm phán riêng, có trường đào tạo thẩm phán riêng một cách qui củ chứ không phải là lựa chọn thẩm phán từ các luật sư giàu kinh nghiệm như các nước Common law. Ví dụ như trình tự đào tạo thẩm phán ở Pháp như sau : sau khi học 4 năm đại học luật, phải dự tuyển vào trường Thẩm phán Bordeaux (Ecole national de la magistrature). Nếu được phải học trong 31 tháng, trong khi học được hưởng lương. Sau khi tốt nghiệp, trải qua một giai đoạn thực tập quan trọng sẽ được bổ nhiệm vào vị trí xét xử hoặc công tố. Vai trò của các luật sư tại các nước Civil law ít được coi trọng. Do thủ tục tố tụng là điều tra xét hỏi nên các thẩm phán có toàn quyền quyết định, hoàn toàn làm chủ phiên tòa. Vì thế vai trò của các luật sư bị lu mờ. Họ ít có tiếng nói tại tòa, thậm chí phiên tòa kết thúc trước khi luật sư có mặt. Trong khi thiên chức của luật sư là bào chữa và bảo vệ thân chủ mình tại tòa. Đây là sự vụ lí tồn tai trong hệ thống Common law mà cần phải được điều chỉnh.