Giếng trời là gì? 55+ Mẫu thiết kế giếng trời đẹp, hiện đại nhất 2022

Giếng trời đẹp không chỉ giúp ngôi nhà trở nên thoáng mát, có tác dụng về phong thủy mà còn giúp ngôi nhà trở nên thẩm mỹ hơn. Vậy có những mẫu giếng trời nào và cách thiết kế như thế nào phù hợp nhất? Hãy cùng tham khảo bài viết dưới đây.

Giếng trời là gì?

Giếng trời là khoảng trống thông từ mái nhà xuống nền đất của ngôi nhà. Giếng trời đem lại nguồn ánh sáng và không khí dồi dào cho những nơi nó đi qua. Ngoài ra, giếng trời còn làm tăng tính thẩm mỹ và tính phong thủy cho ngôi nhà.

Giếng trời là lựa chọn lý tưởng để tăng tính thẩm mỹ, phong thủy cho ngôi nhà

Giếng trời được đánh giá là giải pháp hiệu quả các thiết kế nhà phố hay biệt thự. Tuy nhiên, việc thiết kế giếng trời cũng cần được chú trọng và lên kế hoạch chi tiết để tránh ảnh hưởng tới tính phong thủy, thẩm mỹ của ngôi nhà.

Vì sao nên thiết kế giếng trời khi xây dựng nhà?

Giếng trời là một khoảng không gian được thiết kế từ tầng trệt đến mái nhà hoặc tòa nhà cao tầng theo hướng thẳng đứng. Thông thường, kiểu giếng này có cấu tạo gồm 3 phần là: Đáy giếng, thân giếng và đỉnh giếng. Trong đó, công trình này thường được thiết kế nhằm:

Tận dụng ánh sáng

Giếng trời giúp tận dụng tối đa ánh nắng từ bên ngoài giúp ngôi nhà sáng hơn. Từ đó, tiết kiệm điện năng cho gia chủ.

Điều hòa không khí

Đây là một trong những tác dụng không thể không nhắc đến của giếng. Kiểu giếng không mái che hoặc sử dụng mái che di động sẽ giúp thông gió và điều hòa không khí trong nhà.

Giếng trời mang lại nhiều lợi ích cho cuộc sống vật chất và tinh thần của mỗi gia đình

Tăng tính thẩm mỹ

Một ngôi nhà được thiết kế kiểu giếng trời đẹp, bắt mắt kết hợp tiểu cảnh, hồ cá… sẽ tạo nên không gian kiến trúc lạ mắt. Từ đó, tạo ấn tượng mạnh cho ngôi nhà.

Giảm stress

Gia chủ sẽ cảm thấy thư giãn, thoải mái khi hòa mình vào thiên nhiên của giếng trời. Chỉ cần thiết kế một chút với tiểu cảnh, ghế tựa ngay cạnh giếng sẽ là không lý tưởng để uống trà, đọc sách.

Giếng trời mang đến nguồn ánh sáng và không khí tích cực, làm giảm stress hiệu quả

Gợi ý cách thiết kế giếng trời đẹp, thông minh

Thiết kế giếng trời nhà phố không khó, tuy nhiên, thiết kế sao cho thông thoáng, đón được nắng gió không phải đơn giản. Vì thế, kiến trúc sư cần chú ý tới 3 điểm của giếng trời là: đỉnh giếng, diện tường và đáy giếng. Tại mõi điểm lại có những lưu ý và cách thiết kế để tạo ra giếng trời phù hợp với ngôi nhà.

Cách thiết kế đỉnh giếng

Đỉnh giếng là nơi có mái kính và hệ khung mái, có thể kết hợp hoa sắt bảo vệ. Ngoài ra, bạn cũng có thể trang trí thêm đèn hoặc vật trang trí khác vào vị trí này. Khi có ánh nắng chiếu vào, hình phản chiếu của những họa tiết này sẽ đổ lên tường rất đẹp mắt.

Thiết kế đỉnh giếng với tấm kính có họa tiết bắt mắt

Bạn cũng có thể giảm cường độ ánh sáng từ giếng trời bằng các vật liệu làm mát. Đó có thể là mái che bằng nhựa hoặc kính, vừa an toàn vừa hứng được ánh sáng tự nhiên.

Cách thiết kế diện tường

Diện tường là những bức tường xuyên tầng của giếng trời. Ở những vị trí này, bạn có thể trang trí bằng cây xanh hoặc ốp đá tùy theo sở thích.

Thiết kế diện tường bằng gạch đá vừa cách âm vừa đẹp mắt

Cách thiết kế đáy giếng

Đáy giếng là nơi thường được gia chủ đầu tư về khoản thiết kế nhất. Để tăng tính thẩm mỹ cho ngôi nhà, bạn có thể đặt hòn non bộ, tiểu cảnh, vườn cây tại vị trí này. Nếu đáy giếng ở ngoài trời, bạn có thể đặt bể cá. Ngược lại, nếu giếng trời ở trong nhà, bạn nên hạn chế đặt bể cá, nhất là dưới gầm cầu thang.

Thiết kế đáy giếng với tiểu cảnh sinh động

Những mẫu giếng trời thông minh giúp ngôi nhà thoáng mát, đẹp, chuẩn phong thủy

Hiện nay, thực tế trong thiết kế nội thất nhà phố có rất nhiều mẫu giếng trời khác nhau. Tuy nhiên, tùy vào diện tích, phong thủy hay sở thích của gia chủ mà sẽ thiết kế theo kiểu khác nhau. Trong đó, có thể kể đến các mẫu giếng trời đẹp phổ biến và được thiết kế đẹp nhất 2022 như:

Mẫu giếng trời bên ngoài

Đây là mẫu giếng đẹp được thiết kế thông thoáng ở một khoảng phía sau ngôi nhà. Kết hợp với đó là thiết kế một góc tiểu cảnh nhỏ trong ngôi nhà giống sân vườn trước nhà. Trong đó, bạn có thể trang trí thêm cây xanh và các thác nước nhỏ xinh xắn.

Mẫu thiết kế giếng trời bên ngoài ngôi nhà

Với kiểu thiết kế giếng trời này sẽ mang lại sự dịu mát cho ngôi nhà và giúp không gian giao hòa cả trong và ngoài. Không chỉ có vậy, mẫu giếng bên ngoài này nếu được bố trí ở vị trí nhiều ánh sáng. Khi chiếu xuống sẽ giúp cây xanh tạo ra điểm nhấn thu hút.

Giếng trời bên ngoài nhà ít ảnh hưởng đến yếu tố phong thủy

Mẫu giếng trời trong nhà

Thông thường, với mẫu giếng trời này sẽ thiết kế ở nhiều vị trí khác nhau trong ngôi nhà. Có thể là ở phòng khách, cầu thang, phòng ngủ… Trong đó, mẫu giếng ở cầu thang đang được yêu thích hơn cả. Việc bố trí phía trên là giếng trời và phía dưới cầu thang trang trí thêm tiểu cảnh sẽ thu hút người người. Không những thế còn giúp cầu thang trở nên nổi bật hơn bao giờ hết.

Thiết kế giếng trời trong nhà, cạnh cầu thang

Bên cạnh dó, có thể thiết kế giếng trời ở dưới gầm cầu thang bằng tiểu cảnh khô. Như vậy, không gian nhà sẽ trở nên tươi mát và trong xanh hơn. Ngoài ra, cũng có thể thiết kế theo kiểu thay thế bức tường khô khan bằng phong cách đồng quê đơn giản. Không chỉ mang lại sự tinh tế mà còn giúp bạn như hòa vào thiên nhiên.

Thiết kế giếng trời trong nhà với tiểu cảnh tại đáy giếng

Mẫu giếng có mái che cố định

Giếng trời có mái che cố định thường được làm bằng kính và cố định miệng giếng. Phần mái che này giúp tận dụng tối đa ánh sáng cũng như bảo vệ nhà khỏi trời mưa. Hiện nay, đây cũng là loại giếng trời đẹp và phổ biến biến với nhiều mức chi phí.

Giếng trời có mái che cố định bằng kính cường lựcGiếng trời nhỏ gọn sử dụng kính cường lực để làm mái cố định

Mẫu giếng có mái lợp di động

Mẫu giếng trời này hay còn gọi là mái trượt giếng trời. Trong đó, phần mái che được thiết kế để kéo thủ công, bằng ròng rọc hoặc motor điện. Ngoài ra, với những trường hợp trời mưa cũng có thể dùng cảm biến để mái che tự động đóng lại.

Mái che di động cho không gian giếng trời thiết kế trong nhà

Tuy nhiên, mẫu giếng này có chi phí khá cao. Do đó, những gia đình hay vắng nhà sẽ thích hợp hơn vì có thể điều khiển từ xa.

Mái che di động cho giếng trời đặt trong nhà

Mẫu giếng trời không mái che

Là mẫu giếng để trống phần mái che và giúp gió có thể dễ dàng lưu thông xuống phần tiểu cảnh phía dưới. Tuy nhiên, với những kiểu giếng trời như thế này cần phải có khung bảo vệ trên sân thượng hoặc miệng giếng. Việc này không chỉ đảm bảo an toàn, thoát nước mà còn giúp nước mưa không đọng lại.

Thiết kế mẫu giếng trời không có mái che

Như vậy có thể thấy, giếng trời hiện nay có rất nhiều mẫu khác nhau. Tùy vào sở thích, phong thủy và thiết kế ngôi nhà mà các bạn có thể lên ý tưởng cụ thể cho giếng trời nhà mình.

Thiết kế giếng trời không có tấm che bằng kim loại hay mica

>>> Có thể bạn quan tâm dịch vụ: Thiết kế nội thất nhà ống

Kinh nghiệm thiết kế giếng trời đơn giản, đẹp và hợp phong thủy

Khi thiết kế giếng trời, để đảm bảo đẹp và hợp phong thủy thì gia chủ cần chú ý những điều sau:

Vị trí đặt giếng trời

Giếng trời có thể đặt trong hoặc ngoài nhà tùy theo nhu cầu và sở thích của mỗi gia đình. Nếu đặt trong nhà, bạn có thể cân nhắc các vị trí đắc địa như: trung tâm nhà, cạnh cầu thang, phòng bếp hay phòng ăn. Nếu đặt bên ngoài nhà, bạn có thể để sau ngôi nhà của mình.

Lựa chọn vị trí đặt giếng trời phù hợp trong ngôi nhà

Vị trí cạnh cầu thang là vị trí thường được ưu ái nhất tại đây là khu vực tiếp giáp giữa phòng khách, phòng bếp là dẫn lên các tầng phía trên. Đặt giếng trời tại đây, ánh sáng sẽ được phân bố rộng khắp toàn bộ ngôi nhà.

Mặt khác, không nên đặt giếng trời ở vị trí trước cửa nhà vì đây vốn dĩ là nơi đã đủ sự thông thoáng và tràn ngập ánh sáng. Giếng trời ở vị trí này có phần dư thừa và lãng phí.

Thiết kế giếng trời tránh bị mưa hắt

Thiết kế giếng trời có thể sử dụng mái che cố định, di động hoặc không có mái che. Giếng trời đặt trong nhà mà không có mái che sẽ bị mưa hắt khi thời tiết xấu. Để khắc phục được tình trạng này, kiến trúc sư nên xây giếng trời theo một bố cục khoa học. Cụ thể:

  • Gia cố thêm sắt phần đỉnh giếng và chừa sắt ở phía góc
  • Xây tường bao quanh đỉnh giếng cao từ 15cm đ
  • Nên dán thêm các lớp phin lọc tia UV cho lớp vật liệu chiếu sáng mica, kính cường lực ở đỉnh giếng.

Sử dụng mái che giúp bảo vệ nội thất ngôi nhà và an toàn cho người sử dụng

Đảm bảo cách âm

Giếng trời có thiết kế dạng ống thông giữa các tầng. Tuy tạo được sự thông thoáng nhưng cũng đồng nghĩa với việc tạo ra tiếng ồn. Để khắc phục tình trạng này, gia chủ có thể trang trí thêm cây xanh, dùng các loại giấy dán tường, đá ốp để hạn chế âm thanh truyền giữa các tầng.

Thiết kế diện tường bằng kính cách âm hiệu quả

Thiết kế giếng trời an toàn

Không nên treo đèn, chậu cây hay các vật trang trí nặng ở giếng nếu giếng được thiết kế ở không gian sinh hoạt, nơi đi lại. Giếng trời nếu thiết kế tiếp giáp với hệ thống hành lang, cửa sổ, cầu thang thì cần có lan can, hoa sắt. Đồng thời, cũng cần đảm bảo về chiều cao an toàn, khoảng cách khe hở tiêu chuẩn.

Thiết kế giếng trời an toàn trong không gian nhà ở

KFA – Đơn vị thiết kế, thi công nội thất uy tín, chất lượng tại Hà Nội

KFA với hơn 10 năm kinh nghiệm trong thiết kế và thi công nội thất đa phong cách, từ cổ điển đến hiện đại. Hiện nay, công ty đã thực hiện thành công hơn 1.000 dự án thiết kế khác nhau được khách hàng yêu thích. Vì vậy, KFA tự tin là đơn vị hàng đầu với “Thẩm mỹ trong phối cảnh, an toàn trong kết cấu và chính xác trong bản vẽ kỹ thuật”.

Tham khảo thêm >> Cách xem hướng nhà

Thông tin liên hệ:

  • Địa chỉ: Tầng 31 – Tòa nhà Hadico – Phạm Hùng – Mễ Trì – Từ Liêm – Hà Nội
  • Xưởng: Thôn 3 – Chàng Sơn – Thạch Thất – Hà Nội
  • Điện thoại: 0987.316.777
  • Email: [email protected]
  • Website: kfa.vn

Tuy nhiên, việc tự thực hiện thiết kế và thi công giếng trời ít khi có thể tự thực hiện được. Tốt nhất, để đảm bảo thẩm mỹ cũng như phong thủy, hãy lựa chọn đơn vị thi công nội thất trọn gói. KFA với hơn 10 năm kinh nghiệm trong thiết kế và thi công nội thất, chúng tôi cam kết sẽ mang lại chất lượng cao với giá cả hợp lý.

5/5 – (2 bình chọn)