Giới thiệu sách “Văn hóa gia đình Việt Nam”; “Văn hóa Việt Nam nhìn từ mẫu người văn hóa”

  1. Tên Sách: “Văn hóa gia đình Việt Nam

 

 * Tác giả:  Vũ Ngọc Khánh; Nhà xuất bản Văn hóa Dân tộc, số 19, Nguyễn Bỉnh Khiêm, Quận Hai Bà Trưng, TP. Hà Nội; 247 tr; 13 x 20,5cm; phát hành năm 2021

       – Vấn đề gia đình là một vấn đề lớn. Phương Đông cũng như Phương Tây, đã bàn bạc thảo luận nhiều, đến mức đã có những học thuyết riêng. Phạm vi nghiên cứu rất rộng, từ chuyện đạo đức luân lý, chuyện hôn nhân, chuyện giáo dục trẻ em, nam nữ phòng chung đến nữ công gia chánh…đều nằm trong phạm vi gia đình cả

 – Ở nước ta, gia đình cũng đã được quan tâm với nhiều đề tài nghiên cứu cấp Nhà nước; phong trào xây dựng gia đình văn hóa do ngành Văn hóa chủ trì đã được phát động từ nhiều năm trở lại đây. Quan niệm gia đình nhìn theo truyền thống văn hóa Việt Nam; Đã có rất nhiều định nghĩa về gia đình của các nhà triết học, các nhà tư tưởng(Mác, Anghen), các nhà xã hội học (như Jacques Sa-bran, Locke). Nhiều bộ từ điển lớn ở nước ngoài cũng cố tìm một cách giải thích sao cho thỏa đáng nhất. Ở nước ta đề tài văn hóa gia đình Việt Nam cấp nhà nước cũng cung cấp nhiều tư liệu về nguồn gốc khái niệm gia đình, về ngôn ngữ, ngữ nghĩa (theo tiếng Trung, hoặc theo tiếng Anh, tiếng Pháp, tiếng Nga). Tất cả đều rất đáng trân trọng, giúp ích cho chúng ta hiểu được thế nào là gia đình. Gia đình Việt Nam phải được hiểu theo nghĩa rộng và nghĩa hẹp; Về nghĩa rộng, gia đình liên quan đến cả gia tộc, đến những người thân có huyết thống ( có khi không cùng huyết thống mà cũng được xem là trong gia đình). Cả dân tộc ta là một đại gia đình, vì nguồn gốc đều cùng một mẹ mà ra. Mẹ và cha khá giống nhau, ở xa nhau, nhưng đã thống nhất lại để thành gia đình, có thể chia con ra thành nhiều tộc khác nhau nữa (Lạc Long Quân-Âu Cơ). Còn nghĩa hẹp, tức là gia đình hạt nhân trong truyền thống Việt Nam, Vai trò cha mẹ, con cái, cháu chắt …trong phạm vi một gia đình.

          * Nhằm giúp chúng ta hiểu được văn hóa gia đình Việt Nam qua cái nhìn ở tất cả mọi khía cạnh của cuộc sống, Thư viện huyện Tam Bình xin trân trọng giới thiệu quí độc giả  cuốn sách: “Văn hóa gia đình Việt Nam”được chia làm 3 chương: Chương 1:Văn hóa gia đình Việt Nam: Quan niệm gia đình nhìn theo truyền thống văn hóa Việt Nam, Văn hóa gia đình Việt Nam – các vùng miền, dân tộc ( Nhà có phúc, nề nếp và tập tục, lễ thức…) trong gia đình; Chương 2 :Văn hóa gia đình Việt Nam và ảnh hưởng từ các khuynh hướng tôn giáo, tín ngưỡng (Nho giáo, Phật giáo, Thiên chúa giáo); Chương 3: Văn hóa gia đình Việt Nam qua văn học nghệ thuật ( Văn học dân gian, văn học thành văn)                            

*Thông tin sách:

– Môn loại: 306/V115H

– Số đăng ký cá biệt: M. 000755

 

2.Tên Sách: “Văn hóa Việt Nam nhìn từ mẫu người văn hóa

* Tác giả:  Đỗ Lai Thúy; Nhà xuất bản Tri Thức, số 53 Nguyễn Du, Hà Nội; 367 tr; 22 cm; phát hành năm 2018

– Có nhiều con đường đến với lịch sử văn hóa Việt Nam. Trước đây, người ta thường trình bày lịch sử theo sự diễn tiến của thời gian. Một lối làm biên niên sử. Và ký ức lịch sử, nhất là ký ức thành văn, thường được đóng vào những khuôn triều đại. Bởi vậy, những Đinh, Tiền Lê, Lý, Trần, Hồ, Hậu Lê, Nguyễn coi như những bước đi của một tiến trình lịch sử; còn một tiếp cận khác là lấy năm hình thái kinh tế – xã hội ra làm khung trình bày các quy luật lịch sử.

– Văn hóa không là một cái gì cụ thể, nhưng lại có mặt ở trong tất cả mọi thứ: Nó là phần giao hội của tất cả những đường tròn tiếp xúc với nhau. Văn hóa, nếu hình dung như một tam giác nguyên ủy, thì đỉnh trên của nó là con người, hai đỉnh dưới là thiên nhiên và xã hội, và trong mối quan hệ tương hỗ nhiều chiều này, thì yếu tố con người đóng vai trò quan trọng nhất. Con người chẳng những là chủ/ khách thể của văn hóa, mà còn là kẻ mang vác những giá trị văn hóa. Bởi vậy, chọn con người để làm một con đường đến với lịch sử văn hóa, tôi nghĩ, là một việc làm hợp lý

– Nhìn văn hóa Việt Nam từ mẫu người văn hóa cũng còn cho biết sự phát triển của văn hóa dân tộc gắn chặt với sự phát triển của ý thức cá nhân, của con người cá nhân: Con người làng xã, con người vô ngã, con người quân tử, con người tài tử và con người cá nhân. Được tồn tại suốt lịch sử Việt Nam như một hằng số, bởi vậy, văn hóa Việt từ lâu đã bao hàm những yếu tố văn hóa Việt Nam

* Cuốn Sách “Văn hóa Việt Nam nhìn từ mẫu người văn hóa”: Gồm có 5 chương: Chương I: Con người làng xã: Chủ yếu, là con người cộng đồng ở con người này tính cộng đồng rất cao, tinh thần ấy được hun đúc từ trong gia đình, làng xóm. Gia đình là nơi nuôi nấng, giáo dục, duy trì nòi giống, chỗ dựa tình cảm của con người. Còn làng xã là không gian xã hội chính của người nông dân; Chương II: Con người vô ngã: Là con người luôn luôn quên mình, đứng trên phải – trái, tốt – xấu, khôn – dại, để đạt được cái tâm bình đẳng; Chương III: Con người quân tử: là tiêu biểu cho con người cá nhân thành viên, có ý thức cộng đồng phát triển rất cao, có nhân cách, rất hài hòa với cộng đồng; Chương IV: con người tài tử: có ý thức về mình, có tài năng, khuôn phép, nề nếp, tôn ti trật tự làm nền tảng; Chương V: Con người cá nhân: Thiên về vấn đề đạo đức, lối sống giúp chúng ta tự rèn luyện bản thân để làm người có ích cho xã hội

– Hy vọng cuốn sách là tài liệu hữu ích, giúp cho chúng ta hiểu biết thêm về dù sống ở thời đại nào con người là yếu tố quan trọng trong mỗi gia đình, con người phát triển thì xã hội mạnh.

 

*Thông tin sách:

– Môn loại: 306/V115H

– Số đăng ký cá biệt: DL. 000521

 

Nguyễn Tươi