Gỗ căm xe – đặc điểm, phân loại và ứng dụng – Tủ bếp Minh Long
Gỗ căm xe được rất nhiều người biết đến bởi đây là loại gỗ tự nhiên có thể làm các sản phẩm nội thất như bàn ghễ, tủ bếp, cầu thang, cửa gỗ. Vậy bạn có biết chính xác loại gỗ căm xe này có đặc điểm như thế nào? Có bao nhiêu loại? Hay là cách phân biệt loại gỗ căm xe chưa? Hãy cùng theo dõi bài viết dưới đây để hiểu rõ hơn về loại gỗ này nhé.
Mục lục bài viết
Gỗ căm xe là gì
Gỗ căm xe là một loại gỗ tự nhiên, có tên gọi khác là gỗ cẩm xe, tên tiếng anh là gỗ Xylia xylocarpa, một vài nơi còn gọi cây gỗ lớn, gỗ căm xe có màu vàng đỏ (gỗ mới khai thác, vừa bóc tách dác gỗ) đến màu đỏ thẫm (gỗ đã để lâu sau khi khai thác),
Đặc điểm gỗ căm xe
Vỏ cây gỗ thường có màu vàng nâu hoặc xám đỏ, Gỗ thì có mùi hương hơi nồng, không quá nặng nhưng cũng không nhẹ. Gỗ căm xe có giác lõi phân biệt, giác màu trắng vàng nhạt, thớ gỗ mịn, nặng, tỉ trọng 1,15 (15% lượng nước) . Cây càng già thì thớ gỗ càng vàng sáng.
Đặc điểm cây gỗ căm xe
Cây căm xem là loại cây thân gỗ cao lớn có cây cao trên 30 mét, đường kính trung bình tầm 0,8-1m, những cây cổ thụ đường kính của chúng đôi khi lên tới 1,2 mét và rất hiếm gặp. Căm xe có thân tròn trung bình cây trông rất thẳng, gốc của chúng có bạnh vè khá lớn, cây căm xe lúc nhỏ cây thường cong queo và trông trơ trụi. Vỏ của cây căm xe nhìn vào có màu nâu vàng hoặc màu xám đỏ.
Cây gỗ căm xe là một cây tương đối dễ nhận biết trong tự nhiên, có những đặc điểm khác nhiều so với cây gỗ khác, hãy đọc các đặc điểm nhận dạng của loại cây này với tư liệu mà chúng tôi đưa ra dưới đây:
Thân cây
Đây là cây rụng lá, thân thường không thẳng, phân cành lớn, chiều cao khi phát triển tự nhiên có thể đạt tới 35 – 40m, gốc thuộc loại bạnh vè nhỏ.
Vỏ cây màu xám vàng khi cây trưởng thành và màu xám đỏ nhạt khi già, gồ ghề, nứt dọc thân thành từng mảng không đều, vỏ thịt màu đỏ nhạt, tán dày, cành nhỏ có chấm màu nâu nhạt.
Lá
Lá của cây căm xe là loại lá kép lông chim 2 lớp, phân làm 2 cuống, cuống cấp 1 dài 3 – 5cm, mang 2 cuống cấp 2, mỗi cuống cấp 2 mang từ 2 – 6 đôi lá nhỏ, ở gốc lá có một tuyến.
Hình dạng lá hình trái xoan hoặc bầu dục, lá ở ngoài to dần, gân bên 12 đôi gần song song.
Hoa
Hoa căm xe rất nhỏ là loài hoa lưỡng tính chúng có hình cầu. Hoa nhỏ màu vàng nhạt, hợp với nhau thành hình cầu đường kinh khoàng 1,5 – 2cm, cánh hoa dính đến 2/3 chiều dài, nhị 10, bao phấn khi non có tuyến, bầu phủ lông ngắn. Tràng hoa căm xe có màu vàng hình hợp gốc, cánh tràng dải dài, quả căm xe khi đậu hóa gỗ có hình lưỡi liềm.
Quả
Quả có đặc điểm của quả họ đậu, dẹt, hìn h dao mã tấu, dài 12-15cm, rộng 4 – 6cm, chứa 6 – 10 hạt, dẹt, hình trái xoan.
Căm xe là một loại cây phát triển chậm, ưa sáng, rụng lá về mùa khô, phân bố chủ yếu trong rừng nguyên sinh hoặc bán nguyên sinh, đặc biệt phát triển nhiều ở rừng thưa lá rộng (rừng khộp). Khi chín quả của cây căm xe tự nứt. Hệ rễ của chúng phát triển từ lúc cây còn nhỏ nên cây ít bật gốc vào mùa giông bão.
Loại đất ưa thích phát triển đó là đất pha cát, tầng đất trầm tích dày, hệ rễ trụ phát triển. Mùa ra hoa từ tháng 3 – tháng 6, ra quả từ tháng 11 – tháng 12.
Trong điều kiện tự nhiên loại cây này thường rất hay bị sâu bệnh dẫn đến cây không phát triển nữa hoặc chết đứng, chính vì vậy có những cây gỗ già, lớn trong tự nhiên là rất khó.
Nguồn gốc phát triển và khu vực phân bố của cây gỗ căm xe
Cây gỗ căm xe thường phát triển sinh trưởng chậm, rụng lá về mùa khô. Cây ưa sáng, phân bố chủ yếu trong rừng kín thường xanh hoặc nửa rụng lá. Ở Việt Nam, cây gỗ căm xe phân bố đều ở các tỉnh miền trung Tây Nguyên,mọc nhiều ở vùng biên giới Việt Lào và Lào, mọc nhiều ở vùng biên giới Việt Lào và Lào, đặc biệt là rất nhiều ở rừng khộp như vùng Buôn Đôn, Ea Súp của Đắk Lắk, Campuchia.
Hiện nay trên thị trường có nhiều loại gỗ căm xe với xuất xứ khác nhau: Malaysia, Indonesia, Lào, Campuchia, một số được nhập khẩu từ Nam Phi. Trong đó gỗ căm xe Việt Nam quý hơn và có giá cao hơn, thường được dùng làm đồ mỹ nghệ. Gỗ căm xe Lào cũng rất tốt, gỗ bền dẻo dai, ít thấm nước và có giá tương đối rẻ so với gỗ căm xe Việt Nam.
Gỗ căm xe thuộc nhóm mấy
Gỗ căm xe khá cứng và chắc, ở Việt Nam được xếp vào nhóm II trong bảng phân loại gỗ được xem như gỗ lim ở phía Bắc. Có giác lõi phân biệt, giác màu trắng vàng nhạt, dày, lõi màu đỏ thẫm hơi có vân, thớ gỗ mịn, nặng, tỷ trọng 1,15 (15% nước).
Gỗ căm xe có mấy loại
Đối với gỗ căm xe thì có nhiều cách để phân loại, tuy nhiên trên thị trường hiện nay phân loại gỗ căm xe chủ yếu dựa theo xuất xứ. Ở việt nam gỗ căm xe thường được nhập từ Lào và campuchia, nên sẽ phân ra làm 2 loại đó là gỗ căm xe Lào và Gỗ căm xe Campuchia
Gỗ Căm xe Lào
Hiện nay trong thiết kế nội thất chung cư, nhà phố, biệt thự… bằng gỗ căm xe thì gỗ căm xe Lào được đánh giá là có chất lượng tốt nhất, bền nhất và đẹp nhất. Cái tên gỗ căm xe Lào hiện nay đang được rất nhiều người tiêu dùng ưa chuộng kể cả với những người khó tính nhất. Bởi gỗ căm xe Lào rất tốt và bền nhất, màu sắc đẹp hơn, sang trọng hơn và hơn nữa tuổi thọ của gỗ căm xe lào cao hơn những loại sàn gỗ căm xe ở nước khác do chúng sinh trưởng trên vùng núi cao đất đai cằn cỗi nên có thớ gỗ mịn, chắc tạo nên độ cứng và bền của chúng.
Gỗ căm xe lào có khả năng chống thấm, chịu nước rất tốt, khi sử dụng khách hàng thoải mái vệ sinh gỗ mà k hề phải lo lắng vấn đề phồng rộp của gỗ. Ngoài ra gỗ căm xe còn có tính ổn định cao, ít bị co ngót và không cong vênh mối mọt trong suốt thời gian sử dụng, gỗ căm xe Lào sử dụng càng lâu thì bề mặt sàn càng bóng hơn đẹp hơn và màu sắc càng đậm càng đẹp hơn.
Các loại sàn gỗ căm xe có nguồn gốc từ lào chúng mang tông màu vàng cam đậm, một tông màu đẹp, sang trọng vân gỗ rõ hơn, nét hơn và trọng lượng nặng hơn với những loại còn lại.
Gỗ căm xe Campuchia
Ngoài gỗ căm xe Lào thì gỗ căm xe Campuchia cũng được ưa chuộng không kém, mùi gỗ căm xa Campuchia rất đặc trưng, có mùi hương nồng nhưng không quá nặng nhưng cũng không quá nhẹ.
Phân biệt gỗ qua mùi hương là cách mà các chuyên gia trong ngành gỗ hay dùng bởi vì mỗi loại gỗ đều có mùi hương riêng biệt, và sau khi chế biến thì màu sắc sẽ bị thay đổi chỉ có mùi hương là khó thay đổi, nên đây là cơ sở đáng tin cậy nhất để nhận biết.
Ngoài ra gỗ căm xe Campuchia có một đặc tính mà ít loại gỗ nào có đó là mủ gỗ sau khi được sử dụng hay qua ma sát sẽ làm gỗ có màu đỏ sẫm cánh gián và có độ đồng màu đẹp. Thông thường sau một thời gian sử dụng gỗ căm xe bắt đầu lên màu đậm hơn. Gỗ căm xe Campuchia thuộc loại vân có đường nét nhỏ và thẳng, có vân núi.
Gỗ căm xe xuất xứ từ Việt Nam
Ngoài 2 loại gỗ căm xe trên thì gỗ căm xe xuất xứ Việt Nam cũng có, tuy nhiên do thuộc nhóm II nên số lượng gỗ căm xe hạn chế khai thác
Gỗ căm xe Nam Phi
Gỗ căm xe Nam Phi có xuất xứ ở vùng nhiệt đới, nắng nóng quanh năm nên đòi hỏi cây muốn phát triển thì phải hút một lượng nước lớn để nuôi cây, nên khi xẻ cây gỗ bạn sẽ thấy đường dẫn ống nước này rất to, so với gỗ căm xe Lào và Campuchia thì có chất lượng kém hơn. Tuy nhiên loại gỗ này rất phổ biến tại thị trường Việt Nam.
Cách nhận biết gỗ căm xe khi còn là nguyên liệu
Khi còn là gỗ nguyên liệu, căm xe khối nhìn vào thường có màu vàng đỏ (gỗ mới khai thác, vừa bóc tách dác gỗ) đến màu đỏ thẫm (gỗ đã để lâu sau khi khai thác) lý do là vì căm xe có 1 đặc tính đó là sau 1 thời gian dài chất nhựa của cây căm xe thấm từ trong ra làm cho gỗ xẫm màu xuống. Lượng nhựa tích dần và thẩm thấu làm cho gỗ căm xe nhìn vào có màu đỏ thẫm.
Vân gỗ mịn, nhỏ và thẳng có loại có vân núi, vân sọc xen kẽ…Tuy nhiên do vân gỗ không nổi bật nên cũng không được đánh giá cao nhiều.
Như vậy khi còn là gỗ nguyên liệu thì căm xe khá dễ dàng để nhận biết ra chúng. Gỗ thường được nhập khẩu về dưới dạng hộp vuông (đã loại bỏ dác gỗ), các đầu mối trong nước tiến hành xẻ quy cách đem sấy hoặc phơi gỗ khi đạt đủ độ ẩm sẽ tiến hành sản xuất đồ gỗ nội thất. Còn khi sơn PU lên thì màu gỗ căm xe có màu cánh dán rất giống gỗ lim.
Phân biệt gỗ căm xe và gỗ lim
Gỗ lim và gỗ căm xe là hai loại gỗ thuộc nhóm II và đều là những loại gỗ quý thường được dùng trong các thiết kế nội thất, tuy nhiên, mỗi loại gỗ đều có những đặc điểm nổi bật riêng.
Về mùi: Gỗ lim là loại gỗ có mùi rất hắc, dễ gây dị ứng cho mũi đặc biệt với những cây sinh trưởng trong khu vực Tây Nguyên, hoặc Lim Lào, còn gỗ căm xe thường có mùi nhẹ đặc trưng.
Đặc điểm: Gỗ lim cứng, chắc, nên không bị mối mọt ăn mòn, ngoài ra, chúng còn có khả năng chịu lực nén rất tốt, vân gỗ dạng xoắn khá đẹp. Gỗ lim là loại gỗ có khối lượng nặng nhất trong các loại gỗ. Còn gỗ căm xe có màu sậm hơn với các loại gỗ lim. Vân gỗ căm xe có dạng sọc xen kẽ giữa các vòng gỗ hằng năm, đẹp và mịn. Đây cũng là loại gỗ khá nặng, có khối lượng riêng lớn hơn so với các loại gỗ thông thường khác như gỗ thông, gỗ sồi,..
Các tiêu chí so sánh
Gỗ căm xe
Gỗ lim
Màu sắc
Màu vàng đỏ hoặc đỏ đậm
Màu nâu hoặc nâu thẫm
Mùi
Bình thường
Mùi hắc khó chịu
Vân gỗ
Dạng vân núi
Dạng xoắn
So sánh gỗ căm xe và xoan đào
Các tiêu chí so sánh
Gỗ căm xe
Gỗ xoan đào
Màu sắc
Đậm hơn
Nhạt hơn
Vân gỗ
Rõ nét, nhiều
Mờ, ít
Trọng lượng
Nặng
Nhẹ
So sánh gỗ căm xe và gỗ gõ đỏ
Các tiêu chí so sánh
Gỗ căm xe
Gỗ gõ đỏ
Màu sắc
Màu vàng đỏ hoặc đỏ đậm
Đỏ nhạt hoặc đỏ thẫm
Vân gỗ
Đẹp, màu đồng đều
Có vằn như da hổ
Đặc tính
Cứng, độ bền cao
Rắn chắc, độ bền cao
Phân biệt gỗ căm xe Nam Phi và gỗ căm xe Lào
Hiện nay, trên thị trường xuất hiện nhiều loại gỗ căm xe khác nhau như căm xe Nam Phi hay căm xe Lào, nhưng vì một vài đặc điểm tương đối giống nhau nên bạn không thể phận biệt được chúng, vậy thì hãy cùng theo dõi ngay dưới đây nhé.
Kích thước đường dẫn nước lên gỗ: Dựa theo đặc điểm cũng như là vùng sinh sống của hai loại gỗ này thì ta có thể thấy, gỗ căm xe Nam Phi có xuất xứ ở vùng nhiệt đới, nắng nóng quanh năm nên đòi hỏi cây muốn phát triển thì phải hút một lượng nước lớn để nuôi cây, nên khi xẻ cây gỗ bạn sẽ thấy đường dẫn ống nước này rất to, còn đối với gỗ căm xe Lào sống ở vùng ôn đới, mát mẻ cung cấp lượng nước vừa phải nên đường ống dẫn nước cũng sẽ nhỏ hơn. Đặc biệt, khi quan sát bạn sẽ thấy tấm gỗ của căm xe Lào có các chấm đen và đỏ bên hông gỗ nhỏ hơn so với gỗ căm xe Nam Phi nên sẽ có tính thẩm mĩ cao hơn.
Màu sắc: Cửa gỗ căm xe sau khi dùng qua thời gian lâu với tác động của thời tiết sẽ khiến cho cửa gỗ bị xuống màu và tối hơn, và gỗ căm xe Nam Phi sẽ xuống màu nhanh hơn với gỗ căm xe Lào.
Nứt nẻ: Giống như kích thước đường dẫn nước lên gỗ, thì khả năng nứt nẻ của gỗ cũng phụ thuộc rất nhiều vào nơi sinh sống của cây. Nếu như Nam Phi có khí hậu nóng quanh năm nên gỗ căm xe sẽ dễ bị nứt hơn so với gỗ căm xe ở khí hậu ôn hòa, mát mẻ.
Ưu nhược điểm của gỗ căm xe
Ưu điểm:
Độ bền: Gỗ căm xe thuộc nhóm 2 trong bảng xếp hạng những nhóm gỗ quý của Việt Nam do vậy có đặc tính rất bền, không bị mối mọt, chịu được mưa nắng, chịu va đập, dùng làm ván lót sàn tự nhiên, thi công nội thất, mỹ nghệ cao cấp, đóng tàu đi biển, làm tà vẹt và trong xây dựng. Gỗ căm xe khi dùng càng lâu, thớ gỗ sẽ chuyển dần sang màu cánh gián hay đỏ đậm, đối với sàn gỗ tự nhiên dùng gỗ căm xe mang lại cảm giác sang trọng cho gia chủ, không gian lạ mắt.
Cách âm, cách nhiệt: Với lợi thế gỗ cứng chắc, các sản phẩm bằng gỗ căm xe có tính cách âm tốt. Đối với ván sàn tự nhiên thì tạo nên cảm giác tuyệt vời khi sử dụng, cân bằng nhiệt ấm vào mùa đông, mát mẻ vào mùa hạ.
Khả năng chống nước: không một ai sử dụng các sản phẩm bằng gỗ lại muốn sản phẩm gỗ mình dùng bị ngấm nước. Khi ngấm nước sẽ khiến gỗ biến dạng, cong vênh, nứt toác làm hỏng kết cấu sản phẩm gỗ. Thay vì mất một số tiền lớn để xử lý gỗ hoặc chọn gỗ cao cấp chống nước thì chọn dùng gỗ căm xe là một lựa chọn thông minh. Gỗ căm xe có thể cân được thời tiết nắng mưa thất thường, không sợ bị nứt sau một thời gian dài sử dụng. Sàn gỗ tự nhiên bằng gỗ căm xe rất bền, dễ lau chùi mà không sợ hư hại nhiều đến mặt sàn. Gỗ căm xe cũng thường được chọn để làm cửa nhà tắm nhờ khả năng chống nước bền bỉ này.
Chi phí: Những loại gỗ nhóm I, gỗ Lim hay gỗ giáng hương thường có chi phí thi công rất cao. Gỗ căm xe về độ cứng chắc thì không bằng gỗ lim, nhưng khả năng mối mọt, vênh nứt của gỗ rất tốt, khi thi công cho chất lượng công trình cao nhưng chi phí thấp hơn hẳn so với sử dụng các loại gỗ nhóm I.
Nhược điểm:
Các ván gỗ có nhiều kích thước khác nhau do trong thời gian sinh trưởng cây dễ bị bọ đục và chết cây. Do đó kích thước ván không đồng đều. Những ván gỗ lớn, dài thường hiếm và có giá cao hơn. Quy cách gỗ tiêu chuẩn thường thấy: 450 – 600 – 700 – 900 – 1050mm.
Khi sử dụng sàn gỗ tự nhiên, việc chăm sóc bảo vệ sàn gỗ là điều nên làm để giữ tuổi thọ sàn cũng như tính thẩm mỹ khi sử dụng. Để sàn luôn mới, đẹp nên thường xuyên hút bụi, không nên để đất cát dính lên vì dễ làm trầy sàn, tuy gỗ căm xe chống nước tốt nhưng cũng nên giữ sàn khô ráo sẽ tốt hơn.
Việc xử lý gỗ cũng rất quan trọng ảnh hưởng đến chất lượng gỗ trong thời gian sử dụng sau này. Cần theo dõi việc xử lý gỗ, gỗ được sấy tốt sẽ đạt độ ẩm từ 10-13%, giảm thiểu tối đa được tình trạng nứt.
So với một số loại ván sàn gỗ tự nhiên, sàn gỗ căm xe vẫn có giá thành nhỉnh hơn, vẫn nằm trong phân khúc gỗ cao cấp.
Gỗ căm xe có tốt không?
Gỗ Căm xe thuộc nhóm gỗ thuộc rừng tự nhiên (rừng nguyên sinh, rừng già) có tuổi thọ lên tới hàng trăn năm và độ bền cao như gỗ Giáng hương, gỗ Chiu liu, gỗ Lim,gỗ Trò, gỗ Cẩm lại,….. Cũng như gỗ thuộc nhóm này, gỗ Căm xe có bề mặt rắn chắc khả năng mài mòn và chịu va đập, chịu được nắng mưa, thời tiết thay đổi cao. Tính ổn định cao độ không bị biến dạng, độ giãn nở gần bằng không, không bị giãn nở theo thời gian.
Gỗ Căm xe hiện đang sử dụng rộng rãi trên thị trường vì tính chất gỗ bền, không mối, rất cứng nên phù hợp để sản xuất đồ nội thất cao cấp, Tàu đi biển, làm tà vẹt và sử dụng trong xây dựng.
Ưu điểm của gỗ Căm xe là Gỗ Căm xe thuộc loại gỗ lành tính, mát về mùa hè, ấm cúng về mùa đông nên rất được ưa chuộng. Gỗ Căm xe không chịu tác động của mối mọt, cong vênh, bền bỉ theo thời gian, làm nên tính vĩnh cửu của loại gỗ này. Gỗ Căm xe cũng là loại sàn đa phong cách, rất dễ kết hợp với các đồ nội thất dù là trẻ trung sang trọng hay cổ điển quý phái.
Gỗ căm xe có ứng dụng rộng rãi trong nội thất
Gỗ căm xe có nhiều ứng dụng rộng rãi trong nội thất như làm: Giường ngủ, Bàn trang điểm, Tủ bếp, Sàn gỗ, Cầu thang,… Dưới đây là một vài hình ảnh về các sản phẩm nội thất làm bằng gỗ căm xe
Bảng giá gỗ căm xe
Thông thường, giá gỗ căm xe/m3 sẽ rơi vào khoảng 6-8 triệu tùy vào thời điểm, loại gỗ cũng như nơi khai thác gỗ, vì mỗi nơi hay mỗi loại gỗ khác nhau sẽ có giá thành khác nhau (có thể cao hơn hoặc thấp hơn