Hành trình tham quan chùa Cái Bầu – Đền Cửa Ông, Quảng Ninh – Quảng Ninh News

Chùa Cái Bầu và đền Cửa Ông là 2 địa điểm du lịch tâm linh nổi tiếng của Quảng Ninh. 2 địa điểm này không quá xa nhau bạn dễ dàng có thể tham quan 2 địa điểm du lịch này trong cùng 1 ngày.

Giới thiệu về chùa Cái Bầu và đền Cửa Ông

1. Chùa Cái Bầu

1.1. Chùa Cái bầu ở đâu?

Chùa Cái Bầu (tên gọi khác là Thiền viện Trúc Lâm Giác Tâm) là một ngôi chùa nằm ở thôn 1 của xã Hạ Long, huyện Vân Đồn, tỉnh Quảng Ninh. Ngôi chùa này được xây dựng dựa trên nền của Phúc Linh Tự (một ngôi chùa cổ thời Trần) vào năm 2007. Chùa cách trung tâm tỉnh khoảng 65km. Thiền Viện nằm rất xa khu dân cư, tựa lưng vào núi, hướng mặt ra vịnh Bái Tử Long.

chùa Cái Bầu

1.2. Chùa cái Bầu Quảng Ninh có gì?

Ngôi chùa được xây dựng theo kiểu chùa tựa vào lưng núi, mặt hướng ra biển. Ngôi chùa này được coi là ngôi chùa có hệ thống đẹp bậc nhất tại Việt Nam. Chùa Cái Bầu với các địa điểm đẹp nổi tiếng như:

  • Khu chính diện của chùa Cái Bầu Quảng Ninh có diện tích rộng đến hơn 6000m2. Nơi đây được xây dựng theo kiểu kiến trúc 2 tầng gồm tầng trên là nơi thờ Phật Thích Ca Mâu Ni, tầng còn lại đặt tượng Bồ Tát và Sư Lợi.

chua cai bau quang ninh 5 1

  • Lầu chuông là một khu vực cũng cực kỳ ấn tượng trong khuôn viên của chùa Cái Bầu.

chua cai bau quang ninh 6 1

  •  Lầu trống ở chùa Cái Bầu có có cả một lầu trống riêng để trưng bày một chiếc trống siêu lớn. Nơi đây cũng là nơi chứa đựng những bức điêu khắc bằng đồng tái hiện quá trình hành hương của Đức Phật vô cùng độc đáo.

chua cai bau quang ninh 7 1

  • Cổng Tam Quan một địa điểm mà du khách rất thích ở chùa Cái Bầu. Nét độc đáo nhất phải nói đến chính là lối đi vào nhà chùa lại chính là con đường nhỏ uốn lượn quanh co nằm ngay cạnh bờ biển sóng vỡ.

chua cai bau quang ninh 8 1

  • Tại chùa Cái Bầu tỉnh Quảng Ninh này còn có các khu vực cũng độc đáo không kém như tu viện, nhà tổ hay nhà khách,…

2. Đền Cửa Ông

2.1. Đền Cửa Ông ở đâu?

Đền Cửa Ông ở phường Cửa Ông thuộc thành phố Cẩm Phả, tỉnh Quảng Ninh. Ở đây có thờ Hưng Nhượng Đại Vương Trần Quốc Tảng cùng với nhiều vị tướng sĩ thời nhà Trần. Vào cuối năm 2017, đền Cửa Ông được Chính phủ xếp hạng là Di tích Quốc gia đặc biệt.

đền Cửa Ông

Đền Cửa Ông nằm ngay ở bờ vịnh Bái Tử Long đó là một vị trí rất đẹp vừa có biển vừa có núi. Đền Cửa Ông thờ của Hưng Nhượng Đại Vương Trần Quốc Tảng ông là một vị tướng giỏi và tài ba nhà Trần. Đền Cửa Ông cũng đã trải qua 700 năm tuổi.

2.2. Đền Cửa Ông có gì?

Đền Cửa Ông một ngôi đền cổ kính và linh thiên tạo lạc ở nơi vừa có biển vừa có núi ngồi đền hướng ra phía biển như một Hạ Long hu nhỏ với một vị trí đẹp với không khí trong lành thích hợp với việc nghỉ dưỡng tìm về với những nét đẹp tâm linh. Đền Cửa Ông là một quân thể di tích với các đền như đền Hạ, đền Trung, đền Thượng, đền Cặp Tiên. Đền Cửa Ông.

  • Đền Hạ Ở đây sẽ gồm có đền Tam toà Thánh Mẫu và đền Thiên Long Mẫu.

đền Cửa Ông

  • Đền Ở đền Trung thì thờ Đông đạo Tiết chế Hoàng Cần

đền Cửa Ông

  • Đền thượng thì thờ thờ Hưng Nhượng Đại Vương Trần Quốc Tảng còn có Chùa thờ Phật và Tuệ Trung Thượng Sỹ, Lăng mộ và thờ các quan cận thần, gia quyến của Hưng Đạo Đại vương Trần Quốc Tuấn.

đền Cửa Ông

  • Đền Cặp Tiên ở đây thờ một vị tiểu thư – con gái Trần Quốc Tảng, quan Chánh, các vị nhân thần, Phật, Ngọc Hoàng, Nam Tào, Bắc Đẩu và Tiên Thiên Thánh Mẫu.

đền Cửa Ông

Đường đi để thuận tiện tham quan chùa Cái Bầu và Đền Cửa Ông

Nếu xuất phát từ thành phố Hà Nội bạn đi theo đường Nguyễn Khoái đến QL 1A tại Lĩnh Nam, tiếp tục di chuyển lên QL5B/ĐCT04, QL10 và QL18 đến Lý Thường Kiệt tại Cẩm Thịnh, tp. Cẩm Phả, đi thẳng sang đường Lý Thường Kiệt là tới đền Cửa Ông. Bạn có thể đi xe khách, ô tô riêng hoặc xe máy di chuyển đến Cẩm Phả sau đó đi khoảng 30km nữa đến Đền Cửa Ông. Sau khi tham quan xong đền Cửa Ông bạn có thể di chuyển đến chùa Cái Bầu. Từ đền Cửa Ông đến chùa Cái Bầu cách nhau khoảng 22km bạn đi ĐT334 (đây là quãng đường gần và tiện nhất).

Nên đến đền Cửa Ông vào chùa Cái Bầu vào thời gian nào?

2 địa điểm này luôn mở cửa để tiếp đón nhân dân địa phương và du khách trong và ngoài nước tới tham quan, lễ bái. Ngay cả đêm giao thừa, đền vẫn mở cửa để mọi người tới bái phật, cầu nguyện.Có lẽ thời điểm lý tưởng nhất để ghé thăm 2 địa điểm này là dịp đầu năm mới vì lúc này thời tiết mát mẻ, dễ chịu, ít mưa. Đồng thời, đầu năm cũng là dịp đền tổ chức nhiều lễ hội như: Lễ hội Đền Cửa Ông chính, Lễ Cầu siêu, Lễ hội chùa Cái Bầu…Vào khoảng thời gian từ tháng 1 đến tháng 3 âm lịch ở 2 địa điểm có rất nhiều lễ hội phong phú đa dạng bạn có thể trải nghiệm không gian lễ hội đặc sắc. Chắc chắn đi vào thời gian này bạn sẽ có rất nhiều trải nghiệm lễ hội thú vị.

Chùa Cái Bầuđền Cửa Ông

Còn nếu ai chỉ muốn thưởng ngoạn vẻ yên bình hay cầu khấn ở chùa mà không thích sự náo nhiệt của lễ hội bạn có thể đi vào mùa hè vì ở đây gần biển nằm trên núi nên không khí ở đây mát mẻ trong lành. Rất thích hợp để thư giãn.

Một số lưu ý khi đến đền Cửa Ông và chùa Cái Bầu

Ở đây là đền chùa là địa điểm văn hóa tâm linh du khách nên chú ý những điểm sau:

  • Du khách cần mặc đồ trang trọng, kín đáo, phù hợp với thuần phong mỹ tục chốn linh thiêng, cửa Phật.
  • Du khách cần đi đứng nhẹ nhàng, tránh nói chuyện quá lớn vì sẽ gây ảnh hưởng tới người khác và ảnh hưởng tới bầu không khí trang nghiêm, yên tĩnh tại đền.
  • Du khách không được tùy tiện đụng chạm vào đồ vật tại đền để tránh gây hư hại tới di tích.

20150302174028 lechua 1

Nếu bạn đang phân vân giữ việc đi đền Cửa Ông hay chùa Cái Bầu thì sao bạn không nghĩ đến việc sẽ cùng tham quan 2 địa điểm này trong hành chình tham quan của mình nhỉ? Vì 2 địa điểm này không quá xa nhau lại khá tiện đường di chuyển. Hy vọng qua bài viết này các bạn có lựa chọn tham quan 2 địa điểm này, đây cũng là 2 địa điểm nổi tiếng thu hút đông khách du lịch hàng năm.