Hấp thu thuốc – Dược lý lâm sàng – Cẩm nang MSD – Phiên bản dành cho chuyên gia

Để được hấp thu, một loại thuốc được dùng qua đường uống phải còn tồn tại qua các môi trường có pH thấp và các dịch bài tiết ở đường tiêu hóa (GI) bao gồm cả các enzym có khả năng phân huỷ. Các thuốc có bản chất peptid (ví dụ, insulin) đặc biệt dễ bị phân hủy và không dùng được qua đường uống. Hấp thu các thuốc dùng qua đường uống thông qua quá vận chuyển qua màng tế bào biểu mô trong đường tiêu hóa. Sự hấp thụ bị ảnh hưởng bởi

  • Sự khác biệt về pH trong lòng ống dọc theo đường tiêu hóa

  • Diện tích bề mặt trên một thể tích lòng ống

  • Truyền máu

  • Sự có mặt của mật và chất nhầy

  • Bản chất của màng biểu mô

Niêm mạc miệng có lớp biểu mô mỏng và hệ tuần hoàn phong phú, có lợi cho sự hấp thu; tuy nhiên, thời gian tiếp xúc với thuốc thường quá ngắn nên chỉ hấp thu được lượng thuốc nhỏ. Một loại thuốc đặt giữa nướu răng và má (dưới má) hoặc dưới lưỡi (đặt dưới lưỡi) được giữ lại lâu hơn nên sự hấp thu thuốc được tăng cường.

Dạ dày thường là cơ quan đầu tiên xảy ra quá trình tiếp xúc mạnh mẽ giữa thuốc uống và dịch lỏng GI (để đánh giá, xem [ 1 Tài liệu tham khảo chung Sự hấp thu thuốc được xác định bởi tính chất hóa lý, công thức và đường dùng của thuốc. Các dạng thuốc (ví dụ, viên nén, viên nang, dung dịch) bao gồm hoạt chất cùng với các tá dược được sản… đọc thêm ]). Mặc dù dạ dày có bề mặt biểu mô tương đối lớn, lớp niêm mạc dày và thời gian vận chuyển qua dạ dày ngắn nên sự hấp thu thuốc bị hạn chế. Những đặc tính này của dạ dày có thể ảnh hưởng đến công thức bào chế và hoạt tính của thuốc. Vì hầu hết sự hấp thu xảy ra ở ruột non nên làm rỗng dạ dày thường là bước để hạn chế tốc độ hấp thu. Thức ăn, đặc biệt là thức ăn giàu chất béo, làm chậm sự rỗng của dạ dày (và tốc độ hấp thu thuốc), điều này giải thích tại sao uống một số thuốc khi dạ dày rỗng có thể tăng tốc độ hấp thụ. Các thuốc ảnh hưởng đến việc làm rỗng dạ dày (ví dụ như thuốc chống ký sinh trùng) ảnh hưởng đến tốc độ hấp thu của các thuốc khác. Thức ăn có thể làm tăng sự hấp thu các thuốc hòa tan kém (ví dụ như griseofulvin), giảm hấp thu thuốc bị giáng hóa tại dạ dày (ví dụ như penicillin G), hoặc có ít hoặc không có tác dụng.

Ruột non có diện tích bề mặt lớn nhất để hấp thu thuốc trong đường tiêu hoá, và màng của nó có khả năng thẩm thấu hơn màng dạ dày. Vì những lý do này, hầu hết các loại thuốc được hấp thu chủ yếu ở ruột non, và ngay cả các thuốc có bản chất axit cần tồn tại dưới dạng không ion hoá để đi qua các màng, được hấp thu nhanh hơn trong ruột so với trong dạ dày (để đánh giá, xem [ 1 Tài liệu tham khảo chung Sự hấp thu thuốc được xác định bởi tính chất hóa lý, công thức và đường dùng của thuốc. Các dạng thuốc (ví dụ, viên nén, viên nang, dung dịch) bao gồm hoạt chất cùng với các tá dược được sản… đọc thêm ]). Độ pH trong lòng ống ở tá tràng là 4 đến 5 nhưng dần dần trở nên kiềm hơn, tiến gần đến 8 ở hồi tràng. Hệ vi khuẩn ở đường tiêu hóa có thể làm giảm hấp thu. Giảm lưu lượng máu (ví dụ như sốc) có thể làm giảm gradient nồng độ qua niêm mạc ruột và giảm sự hấp thụ từ quá trình khuếch tán thụ động.

Thời gian vận chuyển thuốc qua đường ruột có thể ảnh hưởng đến sự hấp thu thuốc, đặc biệt đối với các thuốc được hấp thu bằng vận chuyển tích cực (ví dụ như vitamin B), hòa tan chậm (ví dụ như griseofulvin) hoặc phân cực (nghĩa là có độ hòa tan trong lipid thấp, ví dụ như một số thuốc kháng sinh).

Để tối đa hóa sự tuân thủ điều trị, bác sĩ lâm sàng nên kê đơn hỗn dịch uống và thuốc viên nhai cho trẻ < 8 tuổi. Ở thanh thiếu niên và người lớn, hầu hết các loại thuốc uống ở dạng thuốc viên hoặc viên nang chủ yếu do thuận tiện, tiết kiệm, ổn định và được bệnh nhân chấp nhận. Do các dạng thuốc dạng rắn phải tan rã trước khi được hấp thu, tỷ lệ hòa tan quyết định lượng thuốc được hấp thu. Nếu sự tan rã xảy ra chậm hơn so với sự hấp thu sẽ trở thành bước hạn chế quá trình hấp thu. Thay đổi đặc điểm của thuốc (ví dụ, tạo dạng muối, tinh thể, hydrat của thuốc) có thể làm thay đổi tỷ lệ hòa tan và do đó kiểm soát toàn bộ quá trình hấp thu.

Tài liệu tham khảo chung

  • 1. Vertzoni M, Augustijns P, Grimm M, et al: Impact of regional differences along the gastrointestinal tract of healthy adults on oral drug absorption: An UNGAP review. Eur J Pharm Sci 134:153-175, 2019. doi:10.1016/j.ejps.2019.04.013