Hình ảnh chú chó trong văn hoá Việt Nam và các nước trên thế giới
Trong số các giống vật nuôi của con người, con chó có mặt từ rất sớm. Di cốt của chúng đã được tìm thấy ở nhiều di chỉ khảo cổ học trên thế giới, có niên đại từ thời đại đồ đá giữa cách nay hàng chục vạn năm.
Mục lục bài viết
Hình ảnh chú chó trong văn hoá Việt Nam
Theo một số nhà nghiên cứu, Chó nhà ở Việt Nam và Đông Nam Á bắt nguồn từ giống chó trên đảo Phú Quốc (Kiên Giang) có thân hình khá lớn, chân khá cao.
Chó là con vật có những đặc điểm quý: tinh khôn, nhanh nhẹn, dễ nuôi (nuôi chó không phải nấu thêm cơm), trung thành với chủ… Do đó con người nuôi chó để dùng vào các công việc khác nhau. Chó giúp người canh nhà. Chó cùng người đi săn thú rừng. Chó hộ vệ con người. Vào thế kỷ trước, con chó Lai ca đã góp phần vào công cuộc chinh phục vũ trụ vì mục đích hòa bình. Ngành công an sử dụng chó để truy tìm dấu vết tội phạm. Chó còn dùng làm vật thí nghiệm trong y học…
Chó gần gũi với đời sống con người. Người ta nuôi chó trong nhà trong khi trâu, bò, lợn, gà phải làm chuồng riêng. Bước vào đời sống loài người, chó phát triển nhanh chóng cả về số lượng và chủng loại. Ở nước ta có nhiều giống chó, mỗi địa phương có một nòi chó: Chó săn, chó nhà, chó đen, chó vằn, chó vện, chó vàng,… rồi những giống chó nhập nội như Bécgiê (Đức), chó Nhật…
Hình ảnh chú chó trong văn hoá Việt in dấu đậm nét. Tiếng cho sủa, cùng với tiếng gà gáy là âm thanh quen thuộc của nông thôn ta. chó liên quan đến tín ngưỡng của người Việt cổ. Ở di chỉ Tràng Kênh đã tìm thấy răng chó có lỗ xỏ dây đeo, giống như một loại bùa, ở một số mộ táng có tượng chó chôn cùng di cốt của người. Tượng chó bằng đá ngày xưa hiện diện ở nhiều làng xã như một vật linh.
Trên trống đồng và một số đồ đồng khác của văn hóa Đông Sơn có khắc nhiều hình ảnh con chó ở những tư thế và trạng thái khác nhau với mình tròn thân ngắn, lông xù đang theo dõi động tĩnh ở phía trước, có dáng dấp một con chó giữ nhà. Đặc biệt trên nhiều trống đồng Đông Sơn, trong đó có trống đồng Ngọc Lũ có hình ảnh con chó chân cao, mõm ngắn, mắt dõi phía xa canh chừng, bên cạnh hình người chiến binh hóa trang cầm giáo trên chuyến hành trình đầy nguy hiểm ngoài biển khơi.
Hình ảnh chú chó trong văn hoá Việt Nam với nhiều dạng vẻ sống động như thế cho thấy sự hiểu biết sâu sắc của người xưa về con vật này và vai trò quan trọng của nó trong đời sống con người.
Trong kho tàng ca dao, tục ngữ, thành ngữ nói riêng và văn hóa dân gian nói chung, so với các gia súc khác, con chó được nói đến nhiều hơn cả. Hình ảnh khác nhau, bao hàm cả nghĩa đen và nghĩa bóng. Mượn con chó, nhân dân ta nói lên quan niệm về vũ trụ, nhân sinh, đúc kết kinh nghiệm sản xuất, chăn nuôi, cách ứng xử trong gia đình, ngoài xã hội, thể hiện những tình cảm yêu ghét, bất bình…
Từ xã hội trở về gia đình – thực thể hàm chứa những mối quan hệ in đậm dấu ấn lịch sử, hình ảnh con chó được vận dụng để nói lên tâm trạng, tình cảm của các thành viên: Mẹ âu yếm gọi con “cún con của mẹ”; đây là lời mẹ chồng: “Dâu dữ mất họ, chó dữ mất láng giềng”…
Hình ảnh chú chó trong văn hoá các nước trên thế giới
Không chỉ tại Việt Nam, hình ảnh chú chó trong văn hoá các nước trên thế giới cũng gắn liền với sự trung thành, thông minh, lanh lợi.
Ở rất nhiều nơi trên thế giới như Mỹ , Anh , Pháp . Ý nghĩa của con chó rất quan trọng được trân trọng và nâng niu được xem như một loài động vật mang lại nhiều may mắn , người ta cũng đặt Các chòm sao được đặt tên chó gồm : Tiểu Khuyển, Đại Khuyển, Lạp Khuyển . Thậm chí, năm 2018, Bộ Tài Chính Mỹ đã cho phát hành tờ tiền 2 usd hình con chó với mong muốn mang nhiều tài lộc cho năm mới .
Từ thời xưa , trên các công trình kiến trúc hoặc gốm sứ xuất phát từ Châu Âu đã xuất hiện hình ảnh những chú Chó được chạm khắc tinh xảo và cách điệu như một chiến binh La Mã mang áo giáp sắc đang bước đi bằng 2 chân rất oai vệ và hùng dũng như một Vị Thần.
Trung Hoa một quốc gia có về dày về văn hóa và tín ngưỡng cho rằng con chó được xếp vào 12 con giáp ở vị trí thứ 11 với chi Tuất. Hình ảnh chú chó trong văn hoá Trung Hoa gắn với sự thiêng liêng, thần thánh được kính trọng có khả năng xua đuổi tà ma cho gia chủ. Chúng có thể chỉ được nuôi bởi Hoàng gia Trung Quốc và được tôn trọng như thần thánh và nếu bạn ăn trộm một trong những con chó này bạn sẽ bị hành hình. Những người không thuộc quý tộc phải cúi chào chúng.
Với những những đức tính tốt đẹp đó, người dân rất thích làm tranh, thỉnh tượng Chó (Tuất) để trong nhà hi vọng mang thêm may mắn và tài lộc.
Hiện nay, tại Việt Nam, không khó để bắt gặp những tượng Khuyển được làm bằng nhiều chất liệu như đồng, gỗ, đá… Mỗi chất liệu mang đến những vẻ đẹp riêng. Tuy nhiên, nếu xét đến độ thẩm mỹ, sang trọng, làm quà tặng hay trưng bày trong nhà thì tượng Khuyển phong thuỷ mạ vàng vẫn được nhiều khách hàng VIP ưa chuộng nhất.
Tượng Khuyển phong thuỷ mạ vàng với những đường nét thiết kế đẹp mắt, mạ vàng 24K sang trọng.
Lấy cảm hứng từ những phẩm chất tốt đẹp của loaì chó, gắn với những ý nghĩa phong thuỷ mang đến sự may mắn, tài lộc cho chủ nhân, tượng Khuyển mạ vàng được thiết kế vừa góc cạnh vừa mềm mại, làm nổi bật được khí chất của chú chó – người bạn trung thành của con người.
Bên cạnh đó, việc mạ vàng mang lại sự sang trọng trong từng góc cạnh, chi tiết, là yếu tố giúp căn phòng lam việc, phòng khách của bạn thêm đẳng cấp.
Với những thông tin về hình ảnh chú chó trong văn hoá Việt Nam và các nước trên thế giới, bạn đã có thể hình dung chú chó được coi trọng như thế nào. Đừng quên những món quà tượng chó phong thuỷ cho người tuổi Tuất nhé.
Vũ Anh/ Golden Gift Việt Nam