Hô hấp sáng và quan hệ giữa hô hấp với quang hợp và môi trường>

I. HÔ HẤP SÁNG

– Nơi xảy ra: ở 3 bào quan bắt đầu là lục lạp, peroxixom và kết thúc tại ty thể

+ Lượng CO 2 cạn kiệt, O 2 tích lũy nhiều trong lục lạp (cao gấp 10 lần CO 2 )

+ Cường độ ánh sáng và nhiệt độ cao → Quang hô hấp luôn đồng biến với ánh sáng.

– Thường xảy ra ở thực vật C 3 trong điều kiện:

Hô hấp sáng là quá trình hấp thụ oxi và giải phóng CO 2 ngoài sáng, xảy ra đồng thời với quang hợp.

– Tại lục lạp:

CO2 + RiDP (nồng độ CO2 cao) → 2APG  → Quang hợp

O2 +  RiDP (nồng độ O2 cao) → 1APG + 1AG → Quang hợp + Hô hấp sáng

– Tại peroxixom:

+ Axit glicolic bị oxi hóa bởi O2 và tạo thành axit glioxilic với sự xúc tác của enzim glicolat – oxidase. Đồng thời cũng tạo thành H2O2 (H2O2 sẽ bị phân huỷ bởi catalase để tạo thành H2O và O2).

+ Axit glioxilic sẽ chuyển thành glyxin thông qua phản ứng chuyển vị amin. Sau đó glyxin sẽ được chuyển vào ti thể.

– Tại ti thể:

+ Glyxin chuyển thành xerin nhờ xúc tác của enzime kép – glycin decacboxylaza và serin hydroxylmetyl transferase.

+ Serin lại biến đổi thành axit glyoxilic để chuyển sang lục lạp.

– Ảnh hưởng:

+ Hô hấp sáng gây lãng phí sản phẩm quang hợp.

+ Thông qua hô hấp sáng đã hình thành 1 số axit amin cho cây (glixerin, serin )

II. QUAN HỆ GIỮA HÔ HẤP VÀ QUANG HỢP

Quan hệ giữa hô hấp và quang hợp là 2 quá trình trái ngược nhau nhưng phụ thuộc lẫn nhau và gắn bó chặt chẽ:

+ Sản phẩm của quang hợp (C6H12O6+ O2) là nguyên liệu của hô hấp và chất oxi hoá trong hô hấp.

+ Sản phẩm của hô hấp (CO2+ H2O) là nguyên liệu để tổng hợp nên C6H12O6 và giải phóng oxi trong quang hợp.

Sơ đồ tư duy Hô hấp ở thực vật: