Học Văn hóa học-Chúng tôi học gì?

Học Văn hóa học-Chúng tôi học gì?

bởi quản trị viên |
Ngày đăng: 18-05-2020


Trong chương trình đào tạo ngành Văn hóa học theo định hướng ứng dụng, có các học phần thuộc các khối kiến thức khác nhau, trang bị những kiến thức, kỹ năng từ nền tảng đến chuyên sâu về văn hóa. Trong đó, “Văn hóa học đại cương” là học phần thuộc khối kiến thức cơ sở ngành-một môn học mang tính chất “khơi nguồn” cho sinh viên Văn hóa học. Chúng tôi xin giới thiệu học phần này từ góc nhìn sinh viên, giúp người đọc có cái nhìn khách quan về tính ứng dụng của chương trình Văn hóa học nói chung và học phần này nói riêng.

Chúng tôi, những tân sinh viên của trường Đại học Văn hoá TP.HCM. Đại học Văn hoá có những ngành gì? Trường chúng tôi chuyên đào tạo các ngành Du lịch, Quản lý nghệ thuật, Văn hoá học (Truyền thông văn hoá, Văn hoá học….), và còn nhiều ngành khác phù hợp cho mọi sự lựa chọn. Và đương nhiên chất lượng đào tạo của trường thuộc hàng tốt trong khu vực. Nếu mọi người vẫn còn đang phân vân phải lựa chọn trường nào có các ngành xã hội? Thì Đại học Văn hoá TP.HCM, chúng tôi tin chắc đó là sự lựa chọn tốt nhất.

Chúng tôi tự hào là một sinh viên của trường, hiện tại đây chúng tôi đang theo học chuyên ngành Truyền thông văn hoá. Cũng như tên gọi của nó, truyền thông phù hợp cho các bạn năng động, đam mê về nghệ thuật, quảng cáo… Chúng tôi còn nhớ như in những ngày đầu đến lớp, những bỡ ngỡ với tiết học, xa lạ với bạn bè. Tất cả tạo nên cảm giác thật mới mẻ và thôi thúc sự tìm tòi trong mỗi sinh viên chúng tôi. Cứ thế chúng tôi đã cùng nhau đi qua hết một học kì, những xa lạ kia giờ không còn nữa mà thay thế vào đó là sự thân quen và yêu thương đến từ bạn bè và các giảng viên. Ấn tượng nhất có lẽ đó là những buổi học của môn Văn hoá học đại cương…

Đại cương, ôi!! Sao nghe mà nhàm chán, nhưng không…ở đây chúng tôi cùng nhau đi qua những giai đoạn văn hoá của nước nhà và cả của thế giới, tưởng chừng như chúng tôi đã cùng nhau đi trên cổ máy thời gian đi qua từng thời kì của văn hoá. Môn học hay còn có cả giảng viên tốt, chúng tôi được sự giảng dạy tận tình của cô Lê Thị Hồng Quyên, những tiết học là những lần chúng tôi được thể hiện tinh thần đoàn kết của nhóm, và từ đó giúp chúng tôi có kỹ năng làm việc nhóm và phát huy được hết sự hiểu biết và sáng tạo của mỗi cá nhân. Đã có lý thuyết ắt hẳn phải có thực hành, những chuyến đi thực tế được diễn ra với nhiều tình huống mà từ trước đến giờ ở môi trường trung học chúng tôi chưa từng trải, với sự quan tâm nhiệt tình giúp đỡ từ cô mà chúng tôi có thêm những năng lượng để hoàn thành tốt nhiệm vụ học tốt của mình.

Không biết có ai như chúng tôi không, trước khi bước vào cánh cửa đại học đã từng bị các anh chị đã và đang học đại học dọa cho rằng: lớp đại học sẽ chẳng như cấp 3 đâu, sẽ là những tiết học nhàm chán, giảng viên sẽ chẳng màng đến việc trong lớp bạn có học hay không, thậm chí giảng đường là một nơi lí tưởng để ngủ nữa… Quả thật chúng tôi đã từng tin những lời đó vì đã học đại học đâu mà biết nhưng suy nghĩ đó đã rời đi một cách chóng vắng từ lúc tôi bước vào lớp học phầnVăn hóa học đại cương của cô Quyên. Bắt đầu tiết học luôn là vào buổi sáng khi mà thời gian đó đối với những đứa sinh viên như chúng tôi là cuộc chiến giữa đi học và cơn ngái ngủ, nhưng không đến với lớp học mọi người sẽ chẳng thể có cảm giác buồn chán được vì các bài giảng của cô không phải là những trang slide dài ngoằn và chạy liên tục trên máy chiếu. Những bài giảng của cô 70% theo chúng tôi là từ những kinh nghiệm thực tế của cô, từ những thứ mà cô trải nghiệm được và đưa vào bài giảng. Xin bảo đảm với mọi người cách giảng bài của cô rất cuốn người học, không đơn thuần là từ giảng viên truyền đạt với sinh viên mà chính chúng tôi được làm việc nhóm, được trình bày những suy nghĩ, bày tỏ ý kiến, quan điểm của chính mình, được đồng tình hoặc phản biện giữa sinh viên với sinh viên và cả giữa sinh viên với chính giảng viên của mình. Và đương nhiên không khí lớp học rất sôi nổi, vui vẻ chứ không phải là viễn cảnh sinh viên nằm lê trên bàn với tâm trạng mệt mỏi, chán chường. Tuy là những tiết học lí thuyết nhưng chúng tôi tưởng tượng được, hiểu đươc và nhớ được lâu giống như chính chúng tôi được trải nghiệm được những vùng văn hóa khác nhau vậy.

Là 1 sinh viên theo học chuyên ngành Truyền thông Văn hóa thì theo chúng tôi thấy, học phần Văn hóa học đại cương là 1 môn học rất quan trọng. Đây là môn học giúp cho sinh viên có những nền tảng kiến thức cơ bản và tổng quan về văn hóa. Chắc hẳn, đối với những ai chưa từng học qua môn này, khi nghe đến những môn đại cương đều sẽ cảm thấy đó là những lí thuyết thật khô khan, khó hiểu, rất nhàm chán,.. Nhưng khi đã được tiếp cận rồi, thì sẽ có những suy nghĩ khác hoàn toàn. Trong lúc học, giảng viên đã rất khéo léo, cụ thể hóa những lí thuyết đó bằng những hình ảnh minh họa rất sinh động, những ví dụ rất thực tế, tạo cho người học sự thích thú, cảm thấy gần gũi với mỗi người, dễ hiểu dễ tiếp thu hơn. Thông qua môn Văn hóa học đại cương, sinh viên có thêm những kiến thức về văn hóa của dân tộc qua từng giai đoạn lịch sử, những nét văn hóa đặc sắc của phương Đông lẫn phương Tây một cách rõ ràng và cụ thể. Những kiến thức đó không chỉ giúp ích cho sinh viên đang theo học những ngành liên quan về văn hóa mà còn rất hữu ích cho một số ngành học khác và trong thực tiễn cuộc sống.

Để tăng tính hiệu quả trong việc tiếp thu các kiến thức của bài giảng, cũng như làm cho tiếc học trở nên sinh động hơn, cô đã tạo cơ hội cho sinh viên chúng tôi những chuyến đi thực tế, nó không chỉ đơn giản là giúp cho sinh viên tiếp thu bài giảng một cách hiệu quả mà còn là cơ hội để cho sinh viên tăng tính trải nghiệm và cảm nhận rõ nét hơn về văn hóa, con người Việt Nam. Điển hình nhất là chuyến đi thực tế tại Bến Tre. Một chuyến đi không dài, nhưng nó đủ để các thành viên trong nhóm có thể gắn kết và hiểu rõ nhau hơn, giúp cho thế hệ trẻ sinh viên Việt Nam như chúng tôi có thể biết nhiều hơn về bản sắc văn hóa của con người Việt Nam nói chung và từng vùng miền nói riêng.

                                                                                                                                                     Sinh viên lớp Truyền thông văn hóa 8.2