[Hỏi đáp chuyên gia] Tiểu đường type 2 là nặng hay nhẹ?

Khi mới nhận kết quả chẩn đoán bị tiểu đường type 2, nhiều người thường lo lắng bệnh của mình là nặng hay nhẹ. Ngay cả một số người mắc bệnh lâu năm, họ cũng hay phân vân có phải đường huyết tăng là bệnh tiểu đường đang nặng lên không. Vậy thực sự mức độ nặng nhẹ của bệnh tiểu đường type 2 phụ thuộc vào yếu tố gì? Tiểu đường type 2 là bệnh nặng hay nhẹ? Hãy cùng tìm hiểu trong bài viết sau.

Nhiều người tiểu đường type 2 băn khoăn bệnh là nặng hay nhẹ.

Nhiều người tiểu đường type 2 băn khoăn bệnh là nặng hay nhẹ.

Trước khi tìm hiểu mức độ nặng nhẹ của tiểu đường type 2,  bạn cần hiểu đây là bệnh gì.

Bệnh tiểu đường type 2 là gì?

Tiểu đường type 2 hay đái tháo đường tuýp 2 là cách phân loại dựa trên nguyên nhân bệnh. Loại bệnh này chiếm 90% trường hợp mắc tiểu đường trên toàn thế giới. 10% còn lại rơi vào tiểu đường type 1 (tiểu đường phụ thuộc insulin) và type 3 (tiểu đường não).

Type 2 có nghĩa là tuyến tụy của người bệnh bị giảm khả năng sản xuất insulin và insulin cũng hoạt động không tốt. Trong khi type 1 lại xuất phát từ việc tuyến tụy không sản xuất được insulin và type 3 do thiếu hụt insulin ở não.

Do nguyên nhân khác nhau nên mỗi loại tiểu đường này sẽ có những triệu chứng đặc trưng khác nhau. Tuy nhiên về mức độ nguy hiểm hay nặng nhẹ thì vẫn tương đồng.

Xem thêm: So sánh tiểu đường type 1 và type 2

Tiểu đường type 2 là nặng hay nhẹ?

Theo bác sĩ N.T. Phương (Khoa Nội tiết – Đái tháo đường, Bệnh viện Bạch Mai): Khó có thể nói bệnh tiểu đường tuýp 2 là nặng hay nhẹ vì mức độ nặng nhẹ của bệnh phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố. Một trong những yếu tố quan trọng nhất là việc người bệnh có điều trị tốt hay không.

Những trường hợp tiểu đường type 2 được phát hiện và điều trị tốt, người bệnh vẫn có thể chung sống hòa bình với bệnh. Còn người bệnh nào không ăn uống, tập luyện, dùng thuốc đúng y lệnh, bệnh sẽ ngày càng nặng lên và gây nhiều biến chứng khó lường.

Mức độ nặng nhẹ của bệnh tiểu đường phụ thuộc vào hiệu quả điều trị.

Mức độ nặng nhẹ của bệnh tiểu đường phụ thuộc vào hiệu quả điều trị.

Cũng theo BS. Phương, quan niệm bệnh tiểu đường type 2 là nhẹ hơn, là không nguy hiểm bằng type 1 là sai lầm. Bởi loại bệnh nào cũng làm đường huyết tăng cao. Khi đường huyết tăng mà chúng ta không kiểm soát thì biến chứng sẽ xuất hiện. Phổ biến nhất là biến chứng trên tim mạch, thần kinh, mắt, thận… Những biến chứng này không chỉ đẩy người bệnh vào nhiều rủi ro sức khỏe mà còn khiến bệnh tiểu đường ngày càng tiến triển nặng hơn.

Vì vậy, ngay từ khi phát hiện bệnh, người tiểu đường cần kiểm soát tốt đường huyết để ngăn chặn bệnh tiến triển gây biến chứng. Đặc biệt những người có nguy cơ mắc tiểu đường type 2 cao (thừa cân, gia đình có người bị bệnh, từng bị tiểu đường thai kỳ hay có thai lớn hơn 4kg…) nên chủ động đo đường huyết định kỳ.

Xem thêm: Những biến chứng của tiểu đường người bệnh cần đề phòng.

Điều trị tốt, người bệnh tiểu đường type 2 có thể kéo dài tuổi thọ và ngăn bệnh trở nặng.

Điều trị tốt, người bệnh tiểu đường type 2 có thể kéo dài tuổi thọ và ngăn bệnh trở nặng.

Lưu ý để giảm nhẹ bệnh tiểu đường type 2

Bệnh tiểu đường nặng hay nhẹ phụ thuộc phần lớn vào việc bạn có điều trị tốt hay không chứ không liên quan đến loại tiểu đường type 2 hay type 1. Để bệnh không tiến triển nặng lên, bạn cần có một chế độ ăn lành mạnh, kết hợp tập luyện và dùng thuốc theo đúng chỉ định của bác sĩ.

Một số lưu ý trong điều trị bệnh tiểu đường type 2 bạn cần ghi nhớ:

– Bạn có thể căn cứ vào danh sách những thực phẩm nên ăn nên tránh để lựa chọn thực phẩm. Tuy nhiên cần đảm bảo dinh dưỡng trong ngày bao gồm: 50% là rau xanh chất xơ, 25% là tinh bột và 25% là chất đạm từ thịt cá.

– Việc lựa chọn thực phẩm cũng quan trọng nhưng quan trọng hơn bạn cần biết sử dụng chúng như thế nào. Một số mẹo đơn giản bạn có thể áp dụng: ăn rau luộc vào đầu bữa; ăn nhiều bữa nhỏ thay vì 3 bữa lớn; ăn thịt cá trước hoặc cùng lúc ăn tinh bột; không ăn nhiều vào bữa tối…

– Tâm trạng và giấc ngủ cũng có thể khiến đường huyết tăng giảm thất thường. Do đó, hãy luôn giữ cho mình suy nghĩ tích cực và ngủ đủ giấc mỗi ngày.

– Việc tập thể dục mỗi ngày hoặc ít nhất là 5 buổi/tuần sẽ có ích hơn một vài ngày tập gắng sức. Bạn nên chọn các bài tập mình yêu thích và biến việc tập luyện chúng thành thói quen hàng ngày.

Bệnh tiểu đường là một căn bệnh mãn tính có nhiều biến chứng nguy hiểm. Vì vậy việc sử dụng thêm những thảo dược hỗ trợ phòng ngừa biến chứng như Mạch Môn, Hoài Sơn, Câu kỷ tử, Nhàu… cũng là một hướng đi mới đang được nhiều người áp dụng. Ưu điểm của những thảo dược này là giúp bảo vệ tuyến tụy và các cơ quan trong cơ thể. Vì vậy khi kết hợp với thuốc Tây sẽ giúp người bệnh kiểm soát đường huyết và biến chứng tốt hơn.

Điều trị tốt, người bệnh tiểu đường type 2 có thể kéo dài tuổi thọ và ngăn bệnh trở nặng.
Nhiều thảo dược Đông Y hỗ trợ tăng hiệu quả điều trị tiểu đường type 2.

Bệnh tiểu đường type 2 nặng hay nhẹ phụ thuộc vào cách điều trị của bạn. Điều trị tốt, bạn hoàn toàn có thể kéo dài tuổi thọ và đẩy lùi những biến chứng nguy hiểm do tiểu đường gây ra. Hãy luôn giữ tinh thần lạc quan và kiên trì điều trị, tương lai rất gần, bạn sẽ khống chế được căn bệnh này.

Xem thêm:

Biên tập viên Đông Tây

Tham khảo:

Which is More Worse Type 1 or Type 2 Diabetes?

https://www.zocdoc.com/answers/7280/is-diabetes-type-2-more-dangerous-than-diabetes-type-one

https://www.healthline.com/health/type-2-diabetes-reversible#diet

BTV Lan Anh