HSE là gì? Mô tả công việc và mức lương của nhân viên HSE – Diễn Đàn ISO
Trong doanh nghiệp hiện nay ngành nghề HSE đang dần được quan tâm và kéo theo đó nhu cầu người học và theo ngành này là khá lớn. Tuy nhiên nhiều người vẫn chỉ nghe qua nhưng chưa thực sự hình dung ra công việc và nhiệm vụ của vị trí này trong doanh nghiệp cùng mức lương ra sao. Trong bài viết này diendaniso.com sẽ cùng bạn đi tìm hiểu về những kiến thức thú vị xoay quanh vị trí HSE trong doanh nghiệp bạn nhé.
NGHỀ HSE LÀ GÌ ?
Nghề HSE được viết tắt từ cụm từ Health – Safety – Environment hay sức khỏe, an toàn và môi trường. Đây là một nghề chuyên giám sát các vấn đề an toàn, môi trường. Trong mỗi doanh nghiệp hiện nay vị trí HSE thường sẽ cần thiết tuy nhiên tùy từng công ty và quy mô khác nhau sẽ thường có những tên gọi khác như HSE, SHE, HES vv. Đặc điểm chữ cái nào đứng trước sẽ là công việc chính của nhân viên đó. Chung quy lại đều nhằm mục đích đảm bảo an toàn, sức khỏe, môi trường trong quá trình làm việc cho người lao động.
VAI TRÒ CỦA HSE TRONG DOANH NGHIỆP
Trong mỗi doanh nghiệp khác nhau bất kể mọi quy mô và lĩnh vực khác nhau thì vị trí HSE sẽ rất quan trọng. Họ chịu trách nhiệm triển khai các biện pháp an toàn lao động và đồng thời chúng còn giúp các biện pháp phòng ngừa rủi ro những tai nạn có thể xảy ra trong quá trình làm việc.
Vai trò của một nhân viên HSE còn thể hiện ở chỗ sự tham gia của họ sẽ giúp người lao động yên tâm làm việc và giúp góp phần nâng cao năng suất tổng thể của nhà máy từ đó gia tăng lợi nhiệm về dài hạn
CÔNG VIỆC CỦA NHÂN VIÊN HSE
Đúng như với tên gọi của mình Health – Safety – Environment. Công việc của nhân viên HSE sẽ bao gồm các công việc về sức khỏe, an toàn và môi trường. Một nhân viên HSE bạn sẽ cần làm các công việc như sau:
Đánh giá tác động môi trường
Công việc đầu tiên của một nhân viên HSE và cũng là công việc ban đầu chính là đánh giá tác động của môi trường. Do chữ E là environment là môi trường mà một nhân viên HSE sẽ cần quan tâm đến các yếu tố về môi trường trong công việc của mình.
Cụ thể nhân viên HSE sẽ tiến hành các biện pháp phân tích, thu thập thông tin có liên quan đến môi trường bên ngoài có ảnh hưởng đến công ty. Những yếu tố có thể kể đến như độ ẩm, ánh sáng, nhiệt độ, tốc độ gió vv. Thu thập thông tin để từ đó có biện pháp cải tiến sao cho môi trường làm việc được phù hợp nhất.
Xây dựng chính sách về an toàn sức khỏe môi trường
Một nhân viên HSE sẽ cần phải thực hiện việc xây dựng quy trình chính sách về an toàn sức khỏe và môi trường cho công ty. Các chính sách liên quan chỉ được thực thi nếu khi có sự đồng ý từ một chuyên viên HSE.
Do làm việc với nhiều phòng ban có liên quan mà nhân viên HSE sẽ cần phải phối kết hợp với các phòng ban có liên quan để từ đó đưa ra được các tiêu chuẩn và quy trình, chinh sách đảm bảo an toàn sức khỏe nghề nghiệp cho cán bộ nhân viên trong công ty
Quản lý các sự cố về an toàn lao động
Trong doanh nghiệp mỗi bộ phận sẽ tiềm ẩn những sự cố mất an toàn lao động. Việc này đòi hỏi nhân viên HSE cần phải giải quyết những sự cố này trực tiếp khắc phục ảnh hưởng đến an toàn lao động của nhân viên.
Đây là một trong những nhiệm vụ khá quan trọng đến công ty. Một khi các vấn đề rủi ro an toàn lao động được giảm thiểu do vị trí của nhân viên HSE sẽ giúp đảm bảo an toàn cho người lao động toàn bộ công ty.
Giám sát các hoạt động sản xuất
Giám sát hoạt động sản xuất chính là một trong số nhiệm vụ mà một nhân viên HSE cần làm. Do hoạt động của người lao động thường diễn ra tại nhà máy và trong hoạt động sản xuất nên các sự cố sẽ xảy ra trực tiếp tại nơi đó. Nhân viên HSE cần thiết phải giám sát chặt chẽ tại nơi sản xuất nhằm giảm thiểu các tai nạn lao động.
Do kiến thức của họ mà sẽ có được khả năng phán đoán, kiểm soát rủi ro có nguy cơ cao để loại bỏ ngay lập tức và tạo môi trường an toàn cho người lao động trong đó. Bạn có thể dễ dàng thấy nhân viên HSE luôn phải có mặt tại môi trường lao động. Vì chỉ khi đó họ mới thực hiện được công việc của mình một cách hoàn thiện và chỉn chu nhất.
Báo cáo đánh giá tình hình an toàn lao động
Là người trực tiếp làm việc với các vấn đề an toàn lao động trong doanh nghiệp nên nhân viên HSE sẽ là người hiểu rõ nhất mức độ an toàn trong doanh nghiệp. Sau khi kiểm soát được mức độ an toàn lao động nhân viên HSE sẽ cần báo cáo tổng hợp lại tình hình lao động trong thời gian định kì hàng quý hàng năm.
Những thông tin này sẽ được lưu trữ lại và làm cơ sở để đưa ra các biện pháp cải thiện và các phương án biện pháp thực thi có hiệu quả.
MỘT SỐ VỊ TRÍ TRONG HSE
Là một nhân viên HSE bạn có thể làm việc tại một số vị trí trong doanh nghiệp như sau:
-
Quản lý an toàn (Safety Manager):
Đây là một vị trí có vai trò hết sức quan trọng trong doanh nghiệp. Một cán bộ quản lý an toàn sẽ có nhiệm vụ đảm bảo trách nhiệm về vấn đề an toàn tại nơi làm việc cũng như thúc đẩy nhận thức của người lao động và an toàn sức khỏe cho toàn bộ nhân viên trong doanh nghiệp.
Một người quản lý an toàn cần phải đảm bảo nhân viên cần phải tuân thủ theo mọi quy định về an toàn lao động cũng như hạn chế mối nguy hiểm tiềm tàng tại nơi làm việc. Bằng việc thực hiện giám sát các thiết bị an ninh, kiểm tra thiết bị báo cháy nổ và điện vv nhằm xác định kịp thời các vấn đề sự cố không an toàn trong doanh nghiệp.
Về chuyên môn thì một nhân viên Quản lý an toàn sẽ cần phải là một người có được chuyên môn vững vàng, kinh nghiệm làm việc dày dặn và có hiểu biết sâu rộng trong lĩnh vực an toàn và sức khỏe. Cùng với kiến thức tốt về việc phân tích dữ liệu và đánh giá rủi ro.
-
Điều phối viên an toàn (Safety Coordinator),
Bên dưới quản lý an toàn sẽ là nhân viên điều phối viên an toàn (Safety Coordinator). Đây là một trong những người thực hiện các chiến lược an toàn đề ra bởi ban giám đốc và trực tiếp dưới sự chỉ đạo của quản lý an toàn. Đồng thời họ cũng đề xuất các phương án, chiến lược HSE theo yêu cầu của công ty.
Là một người điều phối bạn sẽ cần phải giám sát tình hình lao động của công nhân, liên tục thực hiện những biện pháp cải thiện tình trạng sức khỏe và đề phòng những rủi ro không đáng có. Một nhân viên điều phối cần phải thực hiện các công tác kiểm tra và kiểm định an toàn trên các địa điểm tại nơi làm việc theo sự chỉ đạo của quản lý. Hiện nay vị trí này thường được các bạn có chứng chỉ HSE tham gia.
>> Xem thêm: OPS là gì? Công việc của một nhân viên OPS là gì
MỨC LƯƠNG CỦA HSE HIỆN NAY
Có thể nói đời sống càng cao thì việc đảm bảo an toàn lao động lại càng được chú trọng. Từ đó vị trí cho công việc HSE được trả mức khá cao cùng chế độ đãi ngộ tốt.
Cũng theo luật lao động có quy định ở mọi doanh nghiệp thì đều cần có các kỹ sư bảo hộ lao động. Chính vì thế mà như cầu nguồn nhân lực HSE ngày một tăng lên cao. Về mức lương, kỹ sư an toàn lao động HSE có khoảng lương phổ biến vào khoảng từ 10 – 13 triệu đồng/tháng. Với những người có kinh nghiệm cao và đảm nhiệm những vị trí quan trọng hoặc tại các tập đoàn lớn thì mức lương HSE sẽ khá hấp dẫn từ 15 đến hơn 30 triệu/ tháng.
Khái niệm liên quan
Chứng chỉ HSE: Đây là một chứng chỉ để chứng minh nhân viên HSE có đủ các kỹ năng và kiến thức về môi trường lao động cũng như các chính sách bảo hộ quyền công nhân.
Một số ngành nghề cần phải đảm bảo được chứng chỉ HSE như:
- Nhân viên HSE, hay còn được gọi là SHE, HES hoặc EHS.
- Kỹ sư bảo hộ lao động.
- Nhân viên bộ phận phụ trách cải thiện rủi ro.
- Chuyên viên phân tích rủi ro trong an toàn lao động.
- Nhân viên giám sát quy trình lao động.
Chính sách dành cho HSE: Đây là các quy định trong công việc mà một nhân viên HSE cần phải nhớ. Chúng sẽ thường bao gồm:
Môi trường lao động đạt chuẩn, loại bỏ hết tất cả những rủi ro có thể xảy đến trong khả năng,
- Thực thi giải quyết các vấn đề liên quan đến an toàn lao động theo luật pháp hiện hành.
- Đảm bảo sự an toàn của người lao động đến mức tối đa. Kiểm soát tất cả các dụng cụ lao động.
- Đảm bảo sức khỏe của công nhân lao động luôn đạt chuẩn để có thể thực hiện công việc hiệu quả nhất.
Hy vọng với những kiến thức về nhân viên HSE và các nhiệm vụ chức năng của nhân viên HSE tỏng doanh nghiệp sẽ cho bạn cái nhìn tổng thể về ngành nghề này. Nếu mong muốn được theo đuổi ngành nghề này bạn sẽ có những chuẩn bị về kiến thức cũng như kĩ năng để trở thành nhân viên HSE.
>>> Xem thêm: