Hướng dẫn cách tạo file excel quản lý chi tiêu cá nhân, gia đình
Cũng giống như một doanh nghiệp, mỗi cá nhân cũng phải biết cách quản lý chi tiêu cho cá nhân và gia đình. Nhờ đó, bạn không phải lâm vào tình trạng khủng hoảng khi mất việc, thiên tai, hoả hoạn… Hãy cùng tìm hiểu trong bài viết này cách tạo file excel quản lý chi tiêu cho bản thân và gia đình, tạo bảng quản lý chi tiêu cá nhân ở bài viết bên dưới. Cùng với đó, ở phía cuối bài viết bạn cũng có thể tham khảo mẫu file excel quản lý chi tiêu cá nhân hàng ngày, hàng tháng được tạo bởi Đồng Shop Sun.
1. Tại sao cần lập bảng cân đối tài chính cá nhân trên file excel?
Nhiều người khi nghe đến mẫu quản lý tài chính cá nhân excel đã thắc mắc vì sao cần phải lập file này. Câu trả lời rất đơn giản, chính là để biết chính xác những khoản chi tiêu của bản thân và quản lý chi tiêu hiệu quả hơn.
Sự thật là tuy nhiều người luôn có gắng chi tiêu tiết kiệm. Tuy nhiên đến cuối tháng vẫn phát hiện phần lớn thu nhập của mình đã “không cánh mà bay”.
Vì vậy lập một bảng quản lý chi tiêu trên file excel là rất cần thiết. Nó sẽ giúp bạn những điều cụ thể sau:
- Lên kế hoạch quản lý tài chính bản thân trong thời gian cụ thể.
- Dễ dàng ghi chú mục tiêu, mục đích, lý do chi các khoản tiền.
- Tạo một quỹ dự trù cho các tình huống bất ngờ.
- Lên kế hoạch trả nợ hiệu quả. Đây là một trong những tác dụng to lớn nhất của file excel quản lý thu chi.
2. Quy trình tạo file excel quản lý chi tiêu cá nhân, gia đình
2.1. Xác định mục tiêu lập mẫu file excel quản lý tài chính của bạn
Cần xác định mục tiêu quản lý chi tiêu
Trước hết, hãy tự hỏi bản thân, tại sao bạn lại muốn tạo mẫu file excel quản lý chi tiêu của bản thân, gia đình? Mục tiêu mà bạn hướng đến khi quản lý chi tiêu cá nhân là gì? Có lẽ sẽ có rất nhiều câu trả lời khác nhau như:
- Quản lý tài chính để quản lý được dòng tiền vào và ra vì trước đó cảm thấy tiền hao hụt nhanh chóng mà không có lý do.
- Để thống kê những chi tiêu trong một tháng và tìm cách tiết kiệm bằng cách giảm bớt các chi tiêu không cần thiết.
- Hay là vì muốn mua một món đồ nên cần học cách chi tiêu tiết kiệm để mua nó; hoặc có thể là muốn tính toán chi tiêu.
Việc xác định mục tiêu quản lý tài chính sẽ giúp bạn xác định mô hình quản lý tài chính mà bạn muốn theo đuổi. Nếu mục tiêu của bạn chỉ đơn thuần là để truy xuất các khoản thu chi thì bạn chỉ cần lập một danh sách quản lý tài chính đơn giản. Nhưng nếu mục tiêu của bạn là tiết kiệm tiền cho tương lai, muốn học cách chi tiêu tiết kiệm cho sinh viên hay cách chi tiêu tiết kiệm cho gia đình 4 người thì sẽ cần tuân theo một nguyên tắc chi tiết hơn.
2.2. Xác định mô hình quản lý tài chính muốn theo đuổi
Dưới đây là một số mô hình quản lý tài chính cá nhân mà những người thành công thường sử dụng:
2.2.1. Lập file excel quản lý chi tiêu cá nhân, gia đình theo Mô hình 50/30/20
Theo đó, đúng như tên gọi của nó, mô hình 50/30/20 hoạt động theo nguyên tắc:
- 50% chi tiêu thiết yếu, bắt buộc: tiền thuê nhà, học phí, điện nước, tiền xăng, ăn uống,…
- 30% chi phí linh hoạt, bao gồm các chi phí như mua sắm, giải trí, chi phí phát sinh khác… Ở mục này, bạn hoàn toàn có thể linh động loại bỏ những chi tiêu không cần thiết vì những chi phí phát sinh đó đôi khi là do sự bộc phát nhất thời ngay thời điểm đó mà thôi.
- 20% chi phí đầu tư. Đây là khoản tiền để bạn có thể sử dụng đầu tư vào các kênh khác nhau như vàng, cổ phiếu, trái phiếu, ngoại tệ,…
2.2.2. Tạo mẫu bảng quản lý chi tiêu cá nhân theo Mô hình 6 chiếc lọ
Áp dụng phương pháp 6 chiếc lọ tài chính để quản lý chi tiêu hiệu quả hơn
Quy tắc 6 chiếc lọ hoạt động theo nguyên tắc phân thu nhập thành 6 lọ khác nhau có mục đích sử dụng khác nhau:
- Lọ 1: 55% chi tiêu cần thiết như tiền nhà, tiền xăng xe, ăn uống hàng tháng…
- Lọ 2: 10% chi phí đầu tư tự do như vàng, cổ phiếu, trái phiếu…
- Lọ 3: 10% quỹ thụ hưởng, là khoản tiền được sử dụng cho những việc yêu thích của bản thân nhằm tái tạo lại năng lượng.
- Lọ 4: 10% quỹ tiết kiệm dài hạn là khoản tiền hàng tháng dành riêng cho việc tiết kiệm.
- Lọ 5: 10% quỹ giáo dục. Bạn có thể sử dụng để tham gia vào các khoá học để phát triển bản thân và nâng cao kiến thức chuyên môn. Hoặc cũng có thể sử dụng cho việc mua sách đọc.
- Lọ 6: 5% quỹ cho đi. Sử dụng khoản tiền này để quyên góp, giúp đỡ cho những người có hoàn cảnh khó khăn.
3. Hướng dẫn cách tạo file excel quản lý chi tiêu cá nhân, gia đình
3.1. Bước 1: Sử dụng file Excel
Mở phần mềm Excel hoặc mở một trang Google Spreadsheet để tạo bảng quản lý chi tiêu cá nhân. Dong Shop Sun sẽ dùng hình ảnh trên Spreadsheet để minh hoạ vì không có sự khác biệt khi sử dụng Excel hay Spreadsheet khi tạo file excel quản lý chi tiêu.
3.2. Bước 2: Tạo file excel quản lý chi tiêu cá nhân, gia đình theo mẫu
Tạo dữ liệu như mẫu dưới đây. Ở đây chúng tôi hướng dẫn tạo file excel quản lý chi tiêu theo mô hình 6 chiếc lọ tài chính. Và bạn đọc sau đó có thể tuỳ chỉnh theo mô hình mình mong muốn một cách dễ dàng.
Nếu bạn không muốn tự tạo file, bạn có thể download file excel quản lý chi tiêu cá nhân hàng ngày, hàng tháng ở cuối bài viết do chúng tôi tạo để áp dụng ngay.
Bảng excel quản lý chi tiêu cá nhân
Bạn có thể thấy rằng file quản lý trên có thể hỗ trợ bạn quản lý tài chính theo ngày một cách khá chi tiết. Nếu cảm thấy quá chi tiết đến mức không cần thiết, bạn có thể quản lý tài chính của mình theo tuần bằng cách cộng tất cả các khoản chi tiêu và ghi chú lại theo tuần.
Tuy nhiên, để giúp bạn quản lý chi tiêu một cách chặt chẽ và hướng tới hình thành thói quen chi tiêu tiết kiệm hợp lý để làm giàu , chúng tôi khuyến khích bạn có thể liệt kê các khoản chi vào mỗi cuối ngày trong bảng quản lý chi tiêu cá nhân.
3.3. Bước 3: Tạo lập các phép tính
Thiết lập các phép tính cần thiết trong mẫu file excel quản lý chi tiêu cá nhân, gia đình, cụ thể:
- Ở phần Tổng thu theo tháng, bạn sử dụng hàm “sum” để cộng tất cả các khoản thu trong tháng.
- Ở phần “Budget-Lọ 1(sinh hoạt cần thiết) 55%”, bạn viết phép tính là: Tổng thu theo tháng*55%. Làm tương tự với các các lọ khác.
- Ở phần Budget từng ngày, bạn viết phép tính:Tổng thu theo tháng*55%/ 31(số ngày trong tháng) để tính budget từng ngày.
- Ở phần “Còn lại” của từng ngày, bạn thực hiện phép tính lấy: tổng budget của ngày đó – sum(các khoản chi tiêu trong ngày).
- Ở phần “Còn lại” theo tháng, bạn lấy: tổng budget theo tháng-sum(các khoản “còn lại” theo ngày).
Sau khi thiết lập các phép tính, ta có bảng như sau:
file excel quản lý chi tiêu theo mô hình 6 chiếc lọ tài chính
3.4. Bước 4: Chỉnh sửa bảng quản lý chi tiêu cá nhân đẹp mắt
Chỉnh sửa trang tính trong file excel quản lý chi tiêu cá nhân, gia đình sao cho đẹp mắt và dễ nhìn. Thống kê và ghi lại các khoản chi hàng ngày trong phần “Diễn giải”.
Vậy là hoàn thành một file quản lý chi tiêu gia đình, cá nhân theo nguyên tắc 6 chiếc lọ. Từ bảng tính này, bạn hoàn toàn có thể chỉnh sửa và lên ý tưởng tạo một file quản lý chi tiêu theo một nguyên tắc khác như nguyên tắc 50/30/20 hoặc đơn giản hơn là ghi thu chi mỗi ngày.
4. Download file excel quản lý chi tiêu cá nhân hàng ngày, hàng tháng
Để giúp bạn tiết kiệm thời gian một cách tối đa, Dong Shop Sun đã giúp bạn lập sẵn mẫu bảng quản lý chi tiêu cá nhân. Bạn có thể tham khảo file excel quản lý chi tiêu cá nhân hàng ngày, hàng tháng TẠI ĐÂY.
5. Tạm kết
Quản lý chi tiêu cá nhân và gia đình luôn là việc rất cần thiết để cải thiện tình hình tài chính. Trên đây chúng tôi đã hướng dẫn bạn cách tạo mẫu file excel quản lý chi tiêu cá nhân. Mong rằng bài viết trên là hữu ích.
Các bài viết liên quan:
Top 4 cách chi tiêu tiết kiệm của người Nhật nên học hỏi
Cách chi tiêu tiết kiệm cho người có thu nhập thấp
Cách tiết kiệm tiền lương mỗi ngày giúp bạn trở thành triệu phú