Hướng dẫn chi tiết thủ tục chuyển bàn thờ cũ sang bàn thờ mới
Bàn thờ mang ý nghĩa quan trọng trong đời sống tâm linh người Việt. Do đó mà các hoạt động như thay đổi, quét dọn, chuyển đi đều phải được thực hiện vô cùng cẩn thận. Khi chuyển nhà có nên chuyển bàn thờ theo không?cần theo những bước nào? Chuyển bàn thờ cần chú ý điều gì?
Thủ tục chuyển bàn thờ cũ sang bàn thờ mới
Bàn thờ là nơi thờ phụng ông bà, tổ tiên để thể hiện lòng hiếu thuận của con cháu. Nói cách khác thì bàn thờ giống như một nơi cư ngụ của những người đã khuất trong nhà, để họ phù hộ cho những người còn sống. Vì thế khi bạn muốn chuyển bàn thờ cũ sang bàn thờ mới cũng sẽ giống như chuyển nhà của những người đã khuất.
Thủ tục chuyển bàn thờ cần phải thực hiện thành kính, cẩn thận
Các loại đồ cúng bạn cần chuẩn bị như sau:
-
Mâm ngũ quả
-
Hoa tươi
-
Nhang, đèn cầy
-
Vàng mã (nên ra tiệm vàng mã và hỏi họ bộ vàng mã chuyển bàn thờ).
-
Bộ tam sanh
-
Gà luộc
-
Xôi
-
Rượu, trà
-
Trầu cau
Văn khấn chuyển bàn thờ cũ sang bàn thờ mới
Văn khấn bạn nên soạn trước ra một tờ giấy riêng hoặc bạn học thuộc lòng các ý chính và đọc lúc làm lễ chuyển bàn thờ:
Nam mô a di Đà Phật! (nhắc 3 lần)
Con xin kính lạy LIỆT TỔ LIỆT TÔNG… (họ của ông bà, tổ tiên) GIA TẠI THƯỢNG
Kính lạy CỬU HUYỀN THẤT TỔ NỘI NGOẠI GIA TIÊN LINH. (Và/hoặc tên cụ thể của người được thờ)
Con tên là… Hôm nay ngày… tháng.… năm…(nhằm ngày … tháng … năm … âm lịch) là ngày lành tháng tốt, chúng con xin phép được chuyển bàn thờ đến địa chỉ mới ở… Con xin được phép bốc bát hương, chuyển dời di ảnh cùng các vật thờ cúng về địa điểm mới.
Lễ bạc tâm thành, chúng con xin được kính lễ, cúi mong tổ tiên chứng giám ưng thuận.
Cẩn cáo!
Quy trình thủ tục chuyển bàn thờ cũ sang bàn thờ mới
Bàn thờ mới phải được sắp xếp sạch đẹp, cẩn thận
-
Bước 1: Bày mâm cúng trước bàn thờ
-
Bước 2: Thắp nhang
-
Bước 3: Khấn vái thành tâm
-
Bước 4: Hóa vàng mã
-
Bước 5: Chờ nhang tàn thì bái tạo, mang theo các đồ vật trên bàn thờ xuống
-
Bước 6: Quét bụi, lau dọn sạch sẽ bàn thờ, đồ thờ.
-
Bước 7: Cẩn thận xếp các đồ trên bàn thờ vào thùng và đóng gói chắc chắn.
-
Bước 8: Chuyển đến nhà mới, bài trí lại các đồ vật lên bàn thờ mới.
-
Bước 9: Làm lễ nhập trạch nhà mới, mời tổ tiên về tại vị
-
Bước 10: Sau khi chuyển bàn thờ cần phải thắp nhang liên tục trong 1 tuần vì theo quan niệm dân gian là để tổ tiên quen với nhà mới.
Thủ tục chuyển bàn thờ thần tài, thổ địa sang nhà mới
Bàn thờ thần tài, thổ địa thường hay được đặt dưới đất ở phòng khách với ý nghĩa nghênh tài đón lộc, quản lý của cải. Nhiều người thường cũng băn khoăn nếu chuyển nhà mới thì có chuyển bàn thờ thổ địa đi không. Đối với những gia đình làm kinh doanh thì bàn thờ thổ địa rất quan trọng vì thế việc di chuyển bàn thờ này là điều hết sức cần thiết.
Bàn thờ ông địa cũng nên chuyển khi bạn sang nhà mới
Đồ cúng cần chuẩn bị để chuyển bàn thờ thần tài, thổ địa
-
Nhang, đèn
-
Bộ vàng mã
-
Lọ hoa tươi
-
Mâm ngũ quả
-
Gà luộc hoặc heo quay
-
Xôi
-
Rượu, trà, thuốc lá
-
Trầu cau
Văn khấn xin chuyển bàn thờ thần tài, thổ địa
“Nam mô A Di Đà Phật”
Con lạy chín phương Trời, mười phương Phật
Hôm nay là ngày:…. tháng … năm ….
Tín chủ con là: …. tuổi ….
Hiện đang trú tại: ….
Kính cáo chư vị Tôn thần, nay vì thay đổi nơi sinh sống, chúng con xin làm lễ Thiên Linh vị Tài thần Thổ địa, để đặt bàn thờ Thổ Địa Tài Thần vào nơi mới, từ nơi cũ sang địa chỉ… (hoặc từ vị trí cũ sang vị trí mới trong phòng)
Con kính xin chư vị Tôn thần bản gia, bản địa chấp lễ chấp cầu cho được phép di chuyển ban thờ sang nơi mới.
Tín chủ: …. con xin rập đầu kính bái.
Các bước tiến hành chuyển bàn thờ thần tài, thổ địa
-
Bước 1: Tại nhà cũ, soạn lễ cúng, thắp 3 nén nhang.
-
Bước 2: Đọc bài khấn, khấn vái thành tâm.
-
Bước 3: Hóa tiền vàng.
-
Bước 4: Chờ nhang tàn thì bái tạ.
-
Bước 5: Lau dọn tượng thần tài, thổ địa, đồ thờ cúng, bàn thờ thật sạch.
-
Bước 6: Bọc lót đồ bằng vải sạch và xếp vào thùng cẩn thận.
-
Bước 7: Tại nhà mới, bài trí lại bàn thờ thần tài, thổ địa và làm lễ nhập trạch nhà mới.
-
Bước 8: Nếu như bạn thay hẳn bàn thờ mới thì chỉ cần chuyển đồ thờ cúng và đốt bỏ bàn thờ cũ.
>>> Gợi ý thêm:
Tìm hiểu
cách đặt ông Thần Tài trong nhà
cùng chuyên gia phong thủy
Lễ cúng cần phải được thực hiện cẩn thận
Thủ tục chuyển bát hương từ nhà cũ sang nhà mới
Trong Phật giáo, bát hương đơn thuần là một đồ dùng trên bàn thờ. Theo người Phật tử, thần linh, vong linh không an vị tại bát hương nên khi chuyển nhà, chỉ cần thay cát hoặc tro sạch vào, khấn vái thành tâm xin chuyển là được. Thế nhưng, trong quan niệm dân gian thì bát hương lại rất quan trọng bởi đây là nơi cư trú của thần linh, tổ tiên. Vì thế khi bốc bát hương về nhà mới phải rất kính cẩn. Tùy theo từng gia đình để có thể mời hoặc không mời thầy cúng.
Một số lưu ý về thủ tục chuyển bàn thờ cũ sang bàn thờ mới
Xem ngày/giờ hoàng đạo để thực hiện nghi lễ này
-
Trước tiên, bạn cần phải xem ngày/giờ hoàng đạo để chuyển bàn thờ, bát hương. Thường việc này sẽ được tiến hành trong ngày nhập trạch nhà mới.
>>> Tìm hiểu thêm:
Ngày hoàng đạo là gì
? Giờ hoàng đạo là gì? Khái niệm và cách tính toán
-
Lễ chuyển bàn thờ, bốc bát hương phải do người đàn ông trụ cột trong gia đình tiến hành, nếu nhà không có nam nhân thì nữ nhân sẽ đứng ra để làm lễ.
-
Vị trí đặt bàn thờ mới nên ở nơi trang trọng, không đặt nơi ẩm thấp, không gần nhà vệ sinh hoặc phía dưới nhà vệ sinh.
-
Trong quá trình dọn đồ dùng trên bàn thờ phải hết sức cẩn thận, không được làm đổ, làm ngã đồ dùng làm lễ.
-
Không gian bàn thờ mới cần phải được dọn dẹp sạch sẽ trước khi xếp đồ cúng.
-
Lời khấn vái cần phải thực hiện nghiêm túc, thể hiện lòng thành kính của bản thân.
Tín ngưỡng thờ tổ tiên, thần linh ở nước ta mang ý nghĩa rất quan trọng. Vì thế các thủ tục chuyển bàn thờ cũ sang bàn thờ mới, bốc bát hương mới… đều cần phải được thực hiện một cách cẩn thận. Cho dù bạn chỉ dịch chuyển bàn thờ trong nội bộ căn nhà, bạn cũng cần chú ý làm theo thứ tự các bước như trên.
Xem thêm
- Tam tai là gì
? Cách tính hạn tam tai như thế nào cho chuẩn
-
Hướng dẫn chi tiết
thủ tục về nhà mới khi mượn tuổi