Hướng dẫn chuẩn bị mâm cỗ ngày Tết đầy đủ, ý nghĩa nhất
Những món ăn trong mâm cơm Tết thường có ý nghĩa sum vầy, no đủ, hạnh phúc, tài lộc… Vậy làm thế nào để có thể chuẩn bị mâm cơm ngày Tết vừa đẹp vừa đầy đủ mà lại ý nghĩa?
1. Các món chính trong mâm cỗ ngày Tết
Mâm cơm Tết rất đặc biệt và có ý nghĩa đón chào năm mới, một cái Tết đoàn viên, sum vầy, hạnh phúc. Các món sau đây không thể thiếu trong mâm cơm ngày Tết, các chị em nên lưu ý nhé.
Bánh chưng
Bánh chưng là món ăn đặc trưng, truyền thống của người Việt và là món ăn không thể thiếu, mang hương vị Tết từ xa xưa đến nay. Bánh chưng mang ý nghĩa của sự no đủ, hạnh phúc, hiếu thảo, hương vị quê hương, gia đình, cội nguồn…
Bánh chưng là món ăn không thể thiếu vào dịp Tết (Ảnh internet)
Thịt đông
Đây là món đặc trưng của miền Bắc trong dịp Tết. Thịt đông được nấu từ thịt gà, thịt lợn thêm chút hạt tiêu, nấm hương… sau đó ninh nhừ để nguội để vào tủ lạnh, thịt sẽ đông lại thành khối.
Dịp Tết, miền Bắc thường rét nên món thịt đông này rất phù hợp và ngon. Với nhiều người, mâm cỗ Tết thì nhất định phải có thịt đông.
Dưa hành
Dưa hành được xem là món rau giúp mâm cỗ ngày Tết đa dạng, ngon, ăn bớt ngấy hơn từ các món ăn từ thịt.
Dưa hành muối sẽ được muối trước Tết một thời gian ngắn, vị của hành muối sẽ giúp bạn cảm thấy các món ăn khác sẽ ngon, dễ ăn hơn.
Thịt gà luộc
Trong mâm cơm Tết, đặc biệt là mâm cơm cúng không thể thiếu món thịt gà luộc. Hương vị đậm đà, thanh tao của thịt gà càng làm mâm cơm Tết ý nghĩa, trọn vẹn, đầy đủ hơn.
Nem rán
Nem rán là món ăn đặc trưng trong ngày Tết, nem được gói từ thịt xay, miến, mộc nhĩ, cà rốt, hành lá… và cuốn, bọc bên ngoài bằng bánh đa nem sau đó chiên, rán trong chảo dầu mỡ. Bánh sẽ có độ giòn, ngon, béo ngậy cùng với nước chấm.
Nem rán là một trong những món ăn chính dịp Tết (Ảnh internet)
Giò xào/giò lụa
Ngày Tết, giò lụa hoặc giò xào là 1 trong top những món ăn không thể thiếu của mâm cơm Tết. Giò xào được chế biến từ thịt heo, mộc nhĩ, hạt tiêu giúp dễ ăn, thanh đạm, ngon hơn. Còn giò lụa thường được sắp trong mâm cỗ cúng ngày Tết, với ý nghĩa tượng trưng cho sự no đủ, ấm cúng.
Xôi
Ngoài bánh chưng, xôi vẫn là món chính, quan trọng trong mâm cỗ ngày Tết. Bạn có thể nấu xôi gấc, xôi đỗ xanh hoặc xôi ruốc đều được.
2. Đặc trưng mâm cỗ ngày Tết của ba miền
Ngoài những món chung thì mỗi miền lại có những món riêng, mang nét đặc trưng vùng miền khác nhau như:
Mâm cỗ ngày Tết miền Bắc
Mâm cơm ngày Tết ở miền Bắc sẽ có đầy đủ các món sau đây:
– Bánh chưng
– Xôi gấc
– Giò lụa/giò xào
– Thịt gà
– Thịt đông
– Dưa hành
– Canh miến nấu măng
– Nem rán
– Canh xương nấu khoai tây, cà rốt
– Thịt lợn luộc
– Chè kho
Mâm cơm ngày Tết miền Bắc (Ảnh internet)
Mâm cỗ ngày Tết miền Nam
Mâm cơm Tết của miền Nam sẽ có các món đặc trưng, riêng biệt như: Củ kiệu tôm khô, canh khổ qua, bánh tráng cuốn… Mâm cơm đầy đủ gồm các món như:
– Bánh tét
– Canh khổ qua
– Củ kiệu tôm khô
– Gỏi cuốn
– Chả giò
– Bánh tráng cuốn
– Thịt kho nước dừa
– Bánh gai
– Củ cải ngâm chua ngọt
– Thịt gà
Mâm cơm ngày Tết miền Nam (Ảnh internet)
Mâm cỗ ngày Tết miền Trung
So với miền Bắc và miền Nam thì mâm cơm của miền Trung sẽ có nhiều món ăn hơn, cụ thể như:
– Bánh tét
– Nem chua
– Dưa củ kiệu
– Giò bó tiêu sọ
– Thịt lợn ngâm mắm
– Tôm chua
– Bò kho mật múa
– Thịt gà
Mâm cơm ngày Tết miền Trung
Mâm cỗ ngày Tết hiện đại
Ngoài những món ăn truyền thống mang hương vị Tết quê nhà, mâm cỗ hiện đại sẽ có thêm những món sau:
– Xúc xích
– Lạp xưởng
– Lườn ngỗng hun khói
Mâm cơm Tết hiện đại có thêm xúc xích (Ảnh internet)
Mâm cỗ ngày Tết đơn giản
Thay vì phải làm nhiều món, cầu kỳ, mất thời gian bạn có thể làm mâm cơm Tết đơn giản mà vẫn đầy đủ các món chính, mang đậm hương vị Tết như:
– Bánh chưng
– Giò
– Thịt gà
– Canh mọc nấu nấm hương
– Dưa muối
– Thịt lợn luộc
– Nem rán
– Xôi
Mâm cơm ngày Tết đơn giản (Ảnh internet)
3. Cách bày mâm cỗ ngày Tết đẹp, lạ mắt
Mâm cơm Tết thường sẽ có nhiều món, nấu cầu kỳ vì thế bạn nên sắp xếp, bày trí các món ăn một cách hợp lý, khoa học sao cho đẹp mắt nhất. Bạn có thể tham khảo cách dưới đây.
Đặt những loại nước chấm, bát nhỏ vào giữa mâm. Sau đó đặt các đĩa nem, giò, thịt nhỏ bên cạnh. Phía ngoài mâm đặt những bát canh, miến, xôi, bánh chưng, rau
Dùng đĩa to vừa bày đồ ăn vừa trang trí hoa mai, hoa đào bên cạnh. Xếp các loại đồ ăn theo hình bông hoa, cánh quạt đẹp, độc đáo
Bạn có thể dùng những chiếc đĩa hình chiếc lá để bày món ăn, sau đó xếp theo hình bông hoa và để bát nước chấm ở giữa. Cân đối màu sắc, bố cục của mâm cỗ sao cho hài hòa, đẹp mắt nhất
Tỉa hoa bằng củ cà rốt, cà chua, dưa chuột, quả ớt tươi… sau đó trang trí lên món ăn, không để các món có màu giống nhau cạnh nhau
4. Những lưu ý khi làm mâm cơm ngày Tết
Mâm cơm Tết có ý nghĩa quan trọng trong một năm, các món ăn đều có ý nghĩa mang lại sự may mắn, tài lộc cho gia đình, do đó khi làm cỗ ngày Tết bạn cần lưu ý những điều sau:
– Tránh làm đổ vỡ bát đĩa.
– Không ăn, làm các món như: Thịt chó, thịt vịt, cá mè, thịt chim, mắm tôm, mực…
– Mâm cơm cúng ngày Tết phải làm từ đồ mới 100%, không cúng đồ thừa của ngày hôm trước.
– Nấu vừa đủ đồ ăn theo số lượng người ăn, không nấu quá nhiều gây lãng phí.
– Nên trang trí món ăn cho đẹp, không nên để đồ ăn quá đơn giản, đơn điệu.