Hướng dẫn chuẩn bị mâm cúng đầy tháng cho bé gái đơn giản
Tổ chức lễ đầy tháng cho bé gái là một việc quan trọng được nhiều gia đình quan tâm và thực hiện. Được biết đây là truyền thống lâu đời của ông cha ta và vẫn còn lưu truyền đến tận bây giờ. Tuy nhiên, không phải ai cũng hiểu rõ về lễ đầy tháng này. Hãy cùng tìm hiểu về nghi lễ và mâm cúng đầy tháng cho bé gái đơn giản, chi tiết nhất trong bài viết sau của Dầu tràm Tiên Ông.
I. Tầm quan trọng của lễ cúng đầy thánh dành cho bé gái
1. Lễ cúng đầy tháng là gì?
Lễ cúng đầy tháng là một hoạt động tín ngưỡng từ lâu đời của người Việt, được tổ chức cho các bé sơ sinh vừa tròn một tháng tuổi. Theo quan niệm dân gian truyền thống, em bé được sinh ra dưới sự nhào nặn của các bà Mụ (còn được gọi là các bà Tiên Nương).
Qua đó, lễ cúng này là dịp quan trọng nhằm tạ ơn các bà Mụ đã giúp người mẹ hạ sinh thuận lợi. Đồng thời, đây cũng là dịp để gia đình, người thân, láng giềng gửi những lời chúc tốt đẹp nhất đến các bé.
2. Ý nghĩa của lễ đầy tháng
Người xưa quan niệm rằng, những đứa trẻ được sinh ra nhờ các vị Đại Tiên hay Bà chúa Đầu thai nặn ra, bao gồm có tất cả là 12 bộ Tiên Nương hay gọi là 12 bà Mụ. Do đó, khi đứa trẻ vừa tròn cữ (chào đời được 7 ngày nếu là nam và 9 ngày nếu là nữ), đầy tháng (chào đời tròn 1 tháng), hay đầy năm thì phải tổ chức lễ cúng nhằm tạ ơn bà Tiên Mụ và cầu nguyện những đứa trẻ mọi điều may mắn tốt lành nhất.
Lễ cúng đầy tháng bé gái có ý nghĩa quan trọng trong phong tục của người Việt. Khi em bé được sinh ra tròn một tháng sẽ được bố mẹ làm lễ đầy tháng nhằm tạ ơn bề trên vì đã bảo hộ, che chở, sau đó là để đánh dấu sự hiện diện của đứa bé trên cuộc đời này.
II. Thời gian làm lễ cúng đầy tháng tốt nhất
Chọn thời gian làm lễ cúng mụ cũng là yếu tố quan trọng bởi nó ảnh hưởng tới chất lượng của buổi lễ, trong đó, thời điểm lý tưởng nhất để làm lễ cúng là buổi sáng hoặc buổi chiều tối, khi đó tiết trời có sự mát dịu, mang lại sự bình yên nên sẽ rất thích hợp.
Có 3 cách để chọn ngày cúng lễ, cụ thể là:
-
Theo lịch dương thì lấy ngày dương làm mốc và thực hiện cúng lễ cho con vào ngày của tháng kế tiếp
-
Nếu tính theo lịch âm thì cũng sẽ căn cứ vào ngày âm để tính, ngày cúng thì sẽ là ngày của tháng tiếp theo.
-
“Gái lùi hai trai lùi một” cũng là một cách chọn ngày cúng lễ, nếu gia đình bạn đang muốn làm lễ cúng cho bé gái thì các bạn có thể làm sớm hơn 2 ngày.
III. Lễ vật trên mâm cúng đầy tháng cho bé gái đơn giản gồm những gì?
1. Lễ vật mâm cúng mụ bà
Với mâm cúng cho mụ bà, cha mẹ cần phải chuẩn bị đầy đủ gồm 1 bát to chè trôi nước lớn cùng 12 bát chè trôi nước cỡ nhỏ, 1 bát cháo lớn cùng 12 bát cháo nhỏ và 12 bát xôi nhỏ cùng 1 bát xôi cỡ lớn.
-
Ngũ quả
-
Hoa tươi
-
Hương, nến
-
Muối hạt sạch và gạo tẻ.
-
12 cốc nước lọc
-
12 chén rượu nhỏ
-
Trầu cau
-
Giấy tiền vàng
-
Thịt lợn
-
Gà luộc chín nguyên con
-
12 đĩa nhỏ và 1 đĩa lớn xôi
-
12 đĩa kẹo bánh
-
12 bát chè trôi nước
-
Giấy tiền vàng cúng đầy tháng (gồm mâm hài và đồ dùng cho 12 bà mụ và 1 bà chúa)
2. Lễ vật cúng kính Đức ông và 3 đức thầy
Thực chất, Đức ông và 3 đức thầy bao gồm có thánh sư, tiên sư và tổ sư có chức năng truyền dạy nghề nghiệp chứ không phải 13 đức thầy như nhiều người vẫn lầm tưởng.
Để cúng đức thầy bạn cần chuẩn bị các lễ vật như:
-
3 đĩa xôi lớn
-
1 con gà luộc nguyên con
-
1 tô cháo
-
1 tô chè lớn
-
1 miếng thịt quay
-
1 đĩa trái cây (5 loại quả bất kỳ), thêm trầu cau, rượu và đồ hàng mã (giấy tiền cúng).
Cùng với các lễ vật này còn cần dâng thêm 1 bình hoa, trà, hương, đèn, muối, gạo, nước, muỗng và 1 đôi đũa hoa.
3. Cách sắp xếp bàn cúng mụ
Mâm cúng đầy tháng cho bé sẽ được xếp trên 2 bàn, trong đó, 1 bàn nhỏ xếp phía trên để bày lễ vật dâng cúng cho Đức ông. Bàn lớn còn lại bày lễ vật để cúng cho 12 bà Mụ. Bàn trên và bàn dưới cách nhau khoảng 10 phân.
Ngoài ra, mâm cúng còn được sắp xếp theo nguyên tắc “Đông bình Tây quả” tức là phía đông đặt bình bông, phía tây đặt hoa quả, lễ vật. Lưu ý, các mâm lễ này cần được bài trí cân đối và đầy đủ các lễ vật đã nêu trên.
IV. Bài khấn cúng đầy tháng cho bé gái đơn giản chuẩn tâm linh
Bài văn khấn cho lễ cúng đầy tháng cần phải được chuẩn bị kỹ lưỡng. Văn khấn phải thưa các vị thần linh, gọi đủ 1 bà chúa, 12 bà mụ và đức ông nhằm thể hiện tấm lòng thành kính của gia đình. Văn khấn bao gồm bài khấn cúng mụ và cúng khai hoa. Nội dung bài cúng cụ thể như sau:
V. Hướng dẫn cách cúng mụ bà cho bé gái chi tiết nhất
1. Nghi thức khấn vái đúng cách
Sau khi các mâm cúng lễ vật chuẩn bị đầy đủ, sắp xếp và đặt đúng vị trí, người đại diện sẽ đứng ra để bắt đầu thắp hương, khấn vái. Qua đó, nội dung bài khấn cần được đọc một cách thành tâm và cung kính nhất.
2. Nghi thức khai hoa trong lễ cúng mụ
Nghi thức này còn gọi là nghi thức bắt miếng, được thực hiện ngay sau lễ cúng đầy tháng. Lúc này, bé được đặt trên bàn giữa, người chủ lễ sẽ rót trà, thắp hương và xin phép được bắt miếng. Tiếp theo, người cúng bồng bé trên một tay và tay kia thì cầm một nhánh hoa quơ quanh miệng bé và nói ra những lời chúc tốt đẹp.
3. Nghi thức xin đặt tên cho bé
Sau nghi thức khai hoa, người chủ lễ sẽ bắt đầu nghi thức xin tên cho bé bằng cách lấy 2 đồng tiền cổ gieo trên một chiếc đĩa. Nếu thấy có một mặt úp và một mặt ngửa thì cái tên đó được tổ tiên chấp thuận. Ngược lại, nếu thấy cả 2 mặt đều ngửa hoặc đều úp thì phải tiến hành gieo lại. Gieo đến lần thứ 3 mà vẫn không xin được thì có nghĩa cái tên đó chưa được tổ tiên chấp thuận.
Tuy nhiên, ngày nay, các bé sinh ra đều phải được đặt tên để làm giấy khai sinh khi vừa mới chào đời nên nghi thức này cũng dần được lược bỏ. Một số gia đình miền Trung vẫn còn giữ gìn nghi thức này như một cách để lưu giữ nét văn hóa cổ truyền dân tộc.
Ngoài ý nghĩa xin tên cho bé thì thủ tục này còn giúp tẩy uế cho người mẹ, chính thức kết thúc thời gian ở cữ sau sinh con. Để tẩy uế, người mẹ sẽ bồng con bước qua nồi nước sôi có đặt đinh được nung đỏ nhiều lần. Vì là bé gái nên mẹ cần bước qua nồi 9 lần. Cuối cùng là đi lại xung quanh nhà và vờ vô tình đánh rơi tiền để mong cuộc sống của bé sau này được may mắn, sung túc.
VI. Lưu ý quan trọng khi chuẩn bị mâm cúng đầy tháng cho bé gái
Vài điểm lưu ý cần biết khi tổ chức lễ cúng mụ cho bé gái như:
-
Trong khi đợi nhang tàn thì có thể thực hiện luôn nghi thức bắt miếng và đặt tên.
-
Ngoài ra, bố mẹ còn có thể thực hiện thêm một nghi lễ nữa đó là nghi lễ chọn nghề. Đây là nghi lễ đã có từ xa xưa nhằm dự đoán nghề nghiệp cho con sau này.
-
Tùy thuộc điều kiện kinh tế của gia đình mà có thể tổ chức lễ phóng sanh động vật với ý nghĩa tốt lành.
Nhìn chung, cúng đầy tháng cho bé gái thường đơn giản và không quá cầu kỳ phức tạp. Mong rằng với nội dung bài viết trên của Dầu tràm Tiên Ông có thể giúp bạn biết thêm về những điều cần thiết cho một mâm cúng lễ cũng như cách thực hiện lễ cúng chi tiết đầy đủ nhất để thực hiện cho con gái của mình.
Đánh giá