Hướng dẫn Cúng Về Nhà Mới kèm bài khấn chuẩn phong thủy | Bàn thờ Tận Tâm
Cúng về nhà mới hay được gọi là lễ nhập trạch với mục đích báo cáo cho các bề trên, thổ địa chứng cho sự sinh sống của gia đình trong thời gian tới. Cúng về nhà mới được xem là một trong những lễ cúng quan trọng và phức tạp nhất. Do vậy, các gia chủ cần tìm hiểu kỹ càng để có kế hoạch chuẩn bị đầy đủ và thực hiện các bước hành lễ cho đúng với thủ tục.
Trong bài viết hôm nay, Bàn Thờ Tận Tâm sẽ chia sẻ với bạn quy chuẩn về lễ cúng nhà mới và cách thực hiện chi tiết.
Mục lục bài viết
Ý nghĩa của lễ cúng lễ nhập trạch
Lễ nhập trạch hay lễ cúng về nhà mới là một trong những nghi lễ đã xuất hiện từ xa xưa và lưu truyền qua nhiều thế hệ người Việt. Lễ cúng nhà mới được thực hiện khi gia chủ muốn chuyển đến một nơi ở mới. Lễ nhập trạch có thể áp dụng cho cả trường hợp chuyển nhà, chuyển phòng, chuyển công ty…
Quan niệm dân gian từ lâu đã cho rằng, mỗi vùng đất đều là nơi ngự trị của nhiều vị thần linh, có thổ công trực tiếp cai quản và trông giữ. Do đó, khi một người chuyển sang một nơi sinh sống mới thì cần báo cáo với các vị thần linh, thổ công thổ địa, các chư vị bằng cách làm lễ cúng. Điều này là để các bề trên chứng cho sự có mặt của gia đình trong thời gian tới, sẽ bảo vệ và che chở trong suốt thời gian sinh sống ở nơi đó.
Đồng thời, lễ cúng về nhà mới cũng là một nhiệm vụ cần thiết để báo cáo với tổ tiên, ông bà đã khuất. Mặt khác, nghi lễ này cũng nhằm mục đích tiễn những vong hồn đang trú ngụ ở mảnh đất này ra ngoài, giúp loại bỏ tà khí còn vương vấn trong mảnh đất, ngôi nhà đó để không làm ảnh hưởng đến gia đình.
Cách chọn ngày cúng nhà mới
Chọn ngày làm lễ nhập trạch phải chọn được ngày tốt. Ngày nhập trạch cần hội tụ “thiên thời địa lợi”, như thế mới có thể mong được bề trên và tổ tiên chứng giám chở che, phù hộ cho gia đình thuận buồm xuôi gió trong cuộc sống. Đồng thời, tránh được những vận hạn đen đủi. Sau đây là những cách chọn ngày cúng nhà mới phổ biến:
Chọn ngày hoàng đạo
Theo quan niệm tâm linh, ngày được cho là hoàng đạo là những ngày được các vị thần bảo vệ. Chính vì thế làm gì trong ngày này cũng sẽ trót lọt và may mắn. Người ta thường lấy ngày hoàng đạo để cưới xin, khai trương, động thổ… Và việc chọn ngày cúng về nhà mới là ngày hoàng đạo sẽ cực kỳ tốt.
Chọn ngày cúng nhà mới theo ngũ hành
Xét theo thuyết ngũ hành, những ngày hành Thủy hoặc hành Kim sẽ tốt nhất đối với ngày nhập trạch. Bởi theo quan niệm phong thủy, Kim đại diện cho vàng bạc, Thủy đại diện cho nước. Điều đó có nghĩa là ngày nạy cực kỳ thuận lợi, giúp gia chủ tiền vào như nước.
Ngược lại, gia chủ không nên làm lễ cúng nhà mới vào những ngày mang mệnh Hỏa. Hoặc gia chủ cũng có thể chọn ngày hợp với mệnh của mình trong thuyết ngũ hành để cầu bình an và may mắn.
Chọn ngày nhập trạch theo tuổi
Tương tự như cách chọn ngày theo ngũ hành, xem ngày nhập trạch theo tuổi cũng là một phương pháp được nhiều gia chủ áp dụng. Mặc dù vậy, việc chọn ngày hợp tuổi về nhà mới cần xét ở nhiều phương diện phức tạp. Do vậy, gia chủ sẽ phải nhờ đến sự hỗ trợ từ các thầy phong thủy, thầy cúng.
Loại trừ ngày xấu
Loại trừ ngày xấu cũng là một cách chọn ngày cúng về nhà mới hay. Gia chủ nên tìm hiểu và tránh làm lễ nhập trạch vào các ngày như Tam Nương (3/7/13/18/22/27 âm lịch), ngày Nguyệt Kỵ (5/14/23 âm lịch) và các ngày mồng Một, ngày Rằm.
Chọn ngày về nhà mới theo hướng nhà
Với cách chọn ngày này, gia chủ cần xác định đúng hướng của ngôi nhà và dựa vào đó để chọn ngày nhập trạch phù hợp. Không nên chọn những ngày khắc với hướng của ngôi nhà. Cụ thể:
- Nhà ở hướng Đông thì nên tránh những ngày Tam hợp hành Kim như ngày Dậu, Sửu, Tỵ.
- Nhà ở hướng Tây thì nên tránh những ngày Tam hợp hành Mộc như ngày Hợi, Mùi, Mão.
- Nhà ở hướng Nam thì nên tránh những ngày Tam hợp hành Thủy như ngày Thân, Tý, Thìn.
- Nhà ở hướng Bắc thì nên tránh những ngày Tam hợp hành Hỏa như ngày Tuất, Ngọ, Dần.
Nên xem: Cách chọn kích thước bàn thờ chuẩn theo phòng thủy
Mâm lễ cúng nhập trạch về nhà mới bao gồm những gì? đặt ở đâu?
Mâm lễ cúng nhập trạch là một trong những thủ tục quan trọng nhất để về nhà mới. Mâm cúng cần đầy đủ các lễ phẩm như đồ ăn, hương hoa, ngũ quả. Có thể bày riêng các lễ phẩm này thành ba mâm khác nhau hoặc bày chung vào một mâm lớn.
Lưu ý, việc bày trí lễ cúng về nhà mới bản chất là lòng thành của gia chủ. Do vậy, gia chủ nếu hạn chế về điều kiện tài chính thì cũng không nên quá khắt khe trong vấn đề này. Mà nên chuẩn bị mâm lễ sao cho đúng thành phần và dựa trên lòng thành là được.
Ngũ quả
Trái cây cúng lễ nhập trạch nên được chọn với số lượng 5 loại trái cây ngon (theo mùa). Cũng không nhất thiết phải là số lượng này, tùy vào điều kiện mà có thể thêm hoặc bớt. Nhưng phải đảm bảo mâm ngũ quả tươi ngon, tuyệt đối không được sử dụng mâm ngũ quả giả.
Hương hoa
Chọn những loại hoa tươi như cúc, đồng tiền, hoa hồng, hoa ly… Chuẩn bị thêm vàng mã, một cặp đèn cầy, trầu cau, nhang và ba hũ nhỏ để đựng các vật phẩm gạo, nước, muối.
Mâm cơm
Mâm cơm lễ nhập trạch có thể tùy vào từng vùng miền, quan niệm của gia chủ trong thờ cúng mà chuẩn bị. Đó có thể là mâm cúng mặn hoặc mâm cúng chay.
Với mâm cúng mặn có thể chuẩn bị những món bao gồm gà luộc, thịt luộc, chân giò, heo quay, trứng vịt luộc, xôi, chè, cháo… Với mâm chay có thể chuẩn bị những món như đậu hũ hấp, rau củ xào, canh sup chay, xôi đậu, chè…
Bên cạnh đó, gia chủ cũng cần chuẩn bị thêm 3 chén rượu, 3 chén trà, 3 điếu thuốc.
Vị trí đặt mâm lễ cúng nhập trạch
Sau khi đã chuẩn bị đầy đủ lễ vật và mâm cúng, gia chủ sẽ đặt ở trung tâm ngôi nhà. Đây cũng là vị trí có sinh khí tốt nhất và quan trọng nhất. Với những gia đình có thiết kế phòng thờ riêng thì có thể đặt mâm cúng ở trên đó.
Dù đặt mâm cúng ở đâu cũng cần đảm bảo không gian hành lễ sạch sẽ và thoáng đãng.
Hướng dẫn cách cúng nhà mới đơn giản
Cúng về nhà mới gia chủ cần sắm sửa những đồ dùng thiết yếu như bếp nấu (nên sử dụng bếp than), chổi mới, muối, gạo, rượu, tiền, vàng… Sau khi chuẩn bị xong xuôi, gia chủ sẽ tiến hành bày trí những lễ vật lên mâm cúng và đặt ở vị trí đã xác định trước đó.
Gia chủ sẽ là người đích thân thắp hương, cắm vào bát hương. Đồng thời xin phép bề trên và các vị thần linh cho phép được nhập trạch, được rước vong linh của ông bà và tổ tiên về nơi ở mới. Khấn thần linh xong thì sẽ tiếp tục đọc bài khấn báo cáo với gia tiên, ông bà và mới họ về nhà mới. Để hiểu rõ hơn về cách cúng nhà mới, gia chủ có thể tham khảo những bước tuần tự sau đây:
- Bước 1: Bắt đầu đốt bếp than hoặc bếp củi ngay vị trí cửa ra vào.
- Bước 2: Bày biện những đồ cúng đã chuẩn bị lên mâm cúng, sẵn sàng mọi thủ tục để chuẩn bị có việc hành lễ.
- Bước 3: Gia chủ là người đầu tiên bước qua bếp lửa. Gia chủ cũng cần cầm theo bài vị gia tiên và bát hương trong lúc bước qua.
- Bước 4: Sau khi gia chủ bước xong, lần lượt các thành viên khác trong gia đình cũng bước qua bếp. Những thành viên có thể mang theo những vật phẩm may mắn đã chuẩn bị (nếu có).
- Bước 5: Khi bước vào ngôi nhà mới, việc đầu tiên cần làm là mở hết những cánh cửa có trong nhà và bật hết điện. Công đoạn này là để khai thông sinh khí, thức tỉnh cho ngôi nhà.
- Bước 6: Lúc này, những thành viên khác nên bố trí bàn thờ gia tiên, bàn thờ Phật (nếu có), bàn thờ ông địa… Cũng nên tranh thủ bày mâm lễ cúng nhà mới ở giữa nhà và ở hướng hợp với tuổi của chủ nhà.
- Bước 7: Gia chủ tiến hành thắp hương và đọc văn khấn. Những thành viên trong gia đình đứng ở phía sau nghiêm chỉnh.
- Bước 8: Sau khi đọc văn khấn xong, gia chủ nên bật bếp. Có thể bật bếp nấu nước hoặc không. Việc bật bếp tại nhà mới có ý nghĩa khai hỏa, tạo một sinh khí mới mẻ cho ngôi nhà. Sau đó, gia chủ hoặc người thân hóa tiền vàng mã, dùng rượu cúng tưới lên tàn tro.
- Bước 9: Về ba hũ đựng nước, muối, gạo thì gia chủ nên giữ lại để đặt trên bàn thờ ông Táo. Ba hũ này là biểu tượng của sự đầy đủ, no ấm.
Trên đây là cách thực hiện lễ cúng về nhà mới cơ bản và phổ biến nhất. Thực tế, lễ cúng nhập trạch có thể khác tùy vào phong tục của từng vùng miền và quan niệm của từng gia đình. Gia chủ có thể tham khảo cách làm trên để đảm bảo lễ nhập trạch đúng chuẩn nhé.
Có thể bạn cần: thiết kế phòng khách có bàn thờ đẹp
Bài cúng chuyển nhà, nhập trạch chuẩn nhất năm 2023
Bên cạnh việc chuẩn bị mâm cúng sao cho thịnh soạn và đầy đủ. Gia chủ khi tiến hành làm lễ nhập trạch cũng phải chuẩn bị bài cúng và văn khấn. Điều này là để thể hiện sự chỉn chu, lòng thành của gia đình với gia tiên và những bậc thần linh.
Văn khấn nhập trạch cho nhà mới xây
Nam Mô A Di Đà Phật! (đọc lặp lại 3 lần)
Con xin kính lạy Quan Đương niên Hành khiển Thái Tuế chí đức Tôn thần; Các Ngài Ngũ Phương – Ngũ Thổ – Long Mạch – Tài Thần – Định Phúc Táo Quân – Chư vị tôn thần; Các Ngài Bản Cảnh Thành Hoàng chư vị Đại Vương; Các Thần Linh đang cai quản tại nơi này.
Hôm nay là ngày …tháng..năm …, tháng … năm … Âm lịch
- Con tên là:……….., sinh năm….. (năm âm lịch, ví dụ Canh Tuất 1970, Tân Dậu 1981, …)
- Ngụ tại: (Địa chỉ nơi ở của người đọc văn khấn)
- Hiện đang giữ chức vụ: ( Chức vụ người đọc văn khẩn)
- Công tác tại: (Tên cơ quan)
Nay con chọn được ngày lành, sắm sửa đầy đủ lễ nghi, bày biện hương hoa củng lễ vật, thành tâm cúng dâng trước án. Thưa rằng con vừa xây cất được (*) một ngôi hàng tại nơi này là …(địa chỉ nhà mới). Ngày hôm nay, tín chủ con cùng toàn thể nhân viên xin được nhập trạch và khai trương công việc, phục vụ nhân sinh, cúi mong bề trên soi xét.
Con xin thành tâm kính mời các vị: Quan Đương niên – Quan Đương cảnh – Quan Thần Linh Thổ Địa – Định phúc Táo quân – các ngài Địa chúa long mạch Tôn thần cùng với mọi vị Thần Linh cai quản chốn này linh thiêng quy tụ nơi đây, giảng hiện trước hương án con bày biện để thụ hưởng lễ vật và chứng giám cho lòng thành của chúng con.
Cầu xin cho chúng con công việc hanh thông, hưởng những điều tốt đẹp, làm ăn thuận lợi, hướng sáng, xa tối, khang thái, an ninh và bình an. Con cũng xin mời các vị Tiền chủ Hậu chủ cùng chư vị Hương linh, y thảo phụ mộc tại khu vực này tới đây cùng thụ hưởng các lễ vật, chứng kiến lòng thành, phù hộ độ trì cho chúng con đề tài lộc mang về, thuận trên yên dưới, điều lành mang đến điều dữ mang đi, làm ăn phát đạt, nhân khang vật thịnh.
Chúng con trước án xin thành tâm kính lễ, cúi xin được chư vị thần linh phủ hộ độ số ba. Nam Mô A Di Đà Phật! (đọc lại 3 lần)
Nguồn: Bàn Thờ Tận Tâm
Tham khảo Internet
Bài cúng về nhà mới thuê
Đối với bài cúng về mới là nhà thuê thì cũng tương tự như văn khấn nhà mới xây, bạn chỉ cần thay mục dấu (*) Thưa rằng con vừa xây cất được bằng Thưa rằng con vừa chọn thuê được.
Những lưu ý khi làm lễ nhập trạch
Khi làm lễ nhập trạch có một số lưu ý mà gia chủ cần phải nắm bắt để không phạm phải những đại kỵ, giúp buổi lễ diễn ra suôn sẻ và thuận lợi:
- Trường hợp làm lễ nhập trạch với hình thức lấy ngày tốt, nhưng chưa chuyển sang ở chính thức thì gia chủ vẫn cần ngủ lại qua đêm ở ngôi nhà mới. Bên cạnh đó, gia chủ nên thường xuyên về nhà mới để dọn dẹp sạch sẽ và thắp hương trong thời gian chưa về ở.
- Một số chung cư và căn hộ trên thành phố không cho phép sử dụng than đốt. Do vậy, gia chủ nên hỏi kỹ vấn đề này trước khi làm lễ nhập trạch. Nếu không được phép, gia chủ có thể không thực hiện bước này.
- Có thể mua trầm hương, thảo mộc để xông cho ngôi nhà mới, đặc biệt là những nơi ẩm thấp. Điều này là để tẩy uế và xua đuổi tà khí cho ngôi nhà.
- Lễ nhập trạch không nên có phụ nữ mang thai. Nếu phụ nữ mang thai là thành viên trong gia đình, cần dùng chổi để quét nhà trước khi chuyển.
Điều kiêng kỵ khi chuyển về nhà mới
“Có thờ có thiêng, có kiêng có lành”, gia chủ nên tránh những việc sau nếu không muốn rước những điều xui xẻo vào nhà khi làm lễ nhập trạch:
- Làm lễ đúng với giờ tốt, ngày tốt. Không nên bỏ lỡ thời điểm này.
- Không mang những đồ cũ vào nhà mới, không đi tay không.
- Tránh việc “rước hổ vào nhà”, quan niệm xưa cho rằng, người tuổi Dần (ngoài gia chủ) không nên vào nhà mới.
- Không nên ngủ trưa ở nhà mới, không làm rơi vỡ đồ vật khi vào nhà mới.
- Không cãi vã trong ngày chuyển về nhà mới. Không mời khách vào ngày hành lễ tránh làm kinh động gia tiên và thần linh.
Cúng về nhà mới là một nghi lễ rất quan trọng. Hy vọng với những chia sẻ của Bàn Thờ Tận Tâm, sẽ giúp ích các gia chủ trong quá trình chuyển nhà.
Theo: Võ Văn Giáp, CEO Bàn Thờ Tận Tâm
5/5 – (1 bình chọn)