Hướng dẫn giải quyết tai nạn giao thông do va quệt xe máy?

– Vì không có xe đi lại em phải đi thuê xe đi làm nhiêm vụ, sau này có được bồi thường không? Từ hôm xảy ra va chạm tới giờ đã được 15 ngày mà chưa thấy gọi em đến giải quyết .

Chiều nay hai gia đình được mời ra làm việc. Sau quá trình giám định 2 xe thì vết xước trên xe máy và ô tô không phù hợp. Gia đình A yêu cầu mời chuyên gia giám định .

Vì không có va chạm gì lên em cũng lên xe và đi. 6h sáng hôm sau em đi lấy xe để đi làm thì thấy công an giao thông đứng ở xe. Khi em lại gần thì đuợc thông báo là có người nhà của A làm đơn trình báo xe em tông vào A và bỏ chạy nên mời đánh xe về trụ sở làm việc. Lúc đầu em không đồng ý nhưng CA chỉ vào vết xước hơi mới ở bánh xe bên lái phía đầu va bảo nghi có va chạm nên em cũng hợp tác. Đến trụ sở Công an đã yêu cầu em viết bản tường trình. Em cũng kể lại như ở trên. Sau đó công an đã giám định vết xước và ghi vào biên bản, yêu cầu tạm giữ xe để giám định thêm. Sau khi làm việc với cơ quan công an, em có đến bệnh viên thăm A và làm rõ, A bị gẫy cột sống và đang được phẫu thuật, em giải thích kể lại sự việc cho gia đình A thì gia đình A vẫn cứ nói là em tông vào và bỏ chạy.

Khi xuống xe, em lại khu vực xe máy ngã thì thấy người điều khiến xe (A) bị ngất. Em cùng người dân đưa A lên taxi và có người dân đi cùng. Xe máy thì đuợc dân dắt vào bên đường . Em đứng nói chuyện với dân và người chứng kiến thì xác định là A tự phanh gấp nên ngã.

Chào luật sư! Em xin trình bày vấn đề sau mong luật sư tư vấn giúp em. Em lái xe biển đỏ, chiều qua trên đường đi đón sếp em gặp trường hợp như sau: Em đang đi bên làn đường bên phải với tốc độ 25km/h có một xe máy đi ngược chiều em với tốc độ nhanh. Khi xe máy vừa đi tới đầu xe của em thì bị ngã sang phần đường của em, em đánh nhanh tay lái để tránh va chạm và đỗ xe sát vào bên phải và xuống xe.

Trả lời:

1. Công an có được tạm giữ xe ôtô biển đỏ không?

Căn cứ Thông tư số 77/2012/TT-BCA ngày 05/12/2012 quy định quy trình điều tra giải quyết tai nạn giao thông đường bộ quy định:

Tạm giữ phương tiện giao thông có liên quan:

a) Khi vụ tai nạn giao thông đường bộ xảy ra, các phương tiện giao thông có liên quan đều phải được tạm giữ để phục vụ công tác khám nghiệm, điều tra giải quyết (trừ các phương tiện giao thông ưu tiên theo quy định). Việc tạm giữ phương tiện giao thông phải được lập biên bản, ghi rõ tình trạng phương tiện bị tạm giữ;

b) Trường hợp vụ tai nạn giao thông đường bộ có dấu hiệu tội phạm thì đơn vị Cảnh sát giao thông tạm giữ phương tiện có trách nhiệm bàn giao phương tiện bị tạm giữ cùng với hồ sơ vụ án cho đơn vị điều tra tội phạm về trật tự xã hội có thẩm quyền;

c) Trường hợp tai nạn giao thông không có dấu hiệu tội phạm thì phương tiện giao thông bị tạm giữ được xử lý như sau:

– Đối với vụ tai nạn sau khi khám nghiệm phương tiện xong, xác định người điều khiển phương tiện không có lỗi thì phương tiện phải được trả ngay cho chủ sở hữu hoặc người điều khiển phương tiện;

– Các trường hợp khác việc tạm giữ phương tiện phải thực hiện theo quy định của Pháp lệnh xử lý vi phạm hành chính hiện hành và các quy định khác của pháp luật có liên quan

Chú ý: Khi tạm giữ và trả phương tiện phải có quyết định và biên bản theo quy định của pháp luật.

Luật xử lý vi phạm hành chính số 15/2012/QH13 của Quốc hội quy định:

Điều 125. Tạm giữ tang vật, phương tiện, giấy phép, chứng chỉ hành nghề theo thủ tục hành chính

8. Thời hạn tạm giữ tang vật, phương tiện vi phạm hành chính, giấy phép, chứng chỉ hành nghề là 07 ngày, kể từ ngày tạm giữ. Thời hạn tạm giữ có thể được kéo dài đối với những vụ việc có nhiều tình tiết phức tạp, cần tiến hành xác minh nhưng tối đa không quá 30 ngày, kể từ ngày tạm giữ tang vật, giấy phép, chứng chỉ hành nghề.

Nếu bạn không có lỗi thì phương tiện được trả ngay cho bạn sau khi khám phương tiện xong, nếu vụ việc có tính phức tạp thì xe có thể bị giữ không quá 30 ngày. Xe của bạn mặc dù là xe biển đỏ nhưng không thuộc đối tượng được ưu tiên trong trường hợp này nên vẫn có thể bị giữ lại điều tra.

2. Chi phí giám định, hồ sơ, phí giữ xe em có phải trả không?

Theo thông tin bạn cung cấp thì kết quả điều tra của cơ quan công an đã xác định vết xước trên xe bạn và xe máy của người bị thương không trùng khớp, nhưng phía gia đình anh A không đồng ý và yêu cầu mời chuyên gia, như vậy, chi phí phát sinh trong trường hợp này sẽ do gia đình A chịu trách nhiệm chi trả.

3. Vì không có xe đi lại bạn phải đi thuê xe đi làm nhiêm vụ, sau này có được bồi thường không?

Trong trường hợp này, khi CSGT xác định không có dấu hiệu tội phạm, dấu vết trên 2 xe không trùng khớp, thì CSGT phải trả phương tiện cho người liên quan theo quy định của pháp luật.

Việc sau khi xác định vết xước trên 2 xe không phù hợp mà vẫn tiếp tục giữ xe là không hợp lý, tuy nhiên, đó là do yêu cầu của gia đình A muốn xác định lại vết xước trên 2 xe, do đó, những thiệt hại gây ra bạn có thể yêu cầu gia đình A bồi thường nếu sau này họ không chứng minh được xe bạn gây tai nạn rồi bỏ trốn theo nguyên tắc bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng được quy định tại Khoản 1 Điều 585 Bộ luật dân sự 2015