Hướng dẫn Khai Quang Phật Bản Mệnh từ A đến Z
Khai quang Phật bản mệnh là gì?
Khai quang Phật bản mệnh (còn được gọi là hô thần nhập tượng hoặc lễ an vị) là thủ tục bắt buộc để vị linh vật nhận chủ, tức là vị Phật bản mệnh nhận người sở hữu linh vật để đi theo độ trì và phù trợ cho họ.
3 sai lầm về khai quang Phật bản mệnh
+ Sai lầm 1: Đồ vật nào khi đưa lên chùa cho sư thầy cũng là khai quang điểm nhãn: Thực chất thì tùy vào đồ vật mà cách khai quang cũng khác nhau. Với các đồ vật như vòng tay, nhẫn,… (không có biểu tượng gì) thì đó gọi là xin linh khí. Với những linh vật có mắt như ta thường thấy là tỳ hưu, hồ ly, đặc biệt là Phật bản mệnh thì cần phải làm khai quang điểm nhãn. Còn riêng với Phật bản mệnh thì đó được gọi là lễ “hô thần nhập tượng” hoặc “lễ an vị”.
+ Sai lầm 2: Mua sản phẩm linh vật đã được khai quang. Thực chất nếu muốn khai quang thì cần phải có thông tin chủ nhân của linh vật đó trước rồi mới tiến hành khai quang được. Không phải là mua sản phẩm đã được khai quang trước đó rồi cứ mua và mặc định là Phật đã nhận mình để phù trợ.
+ Sai lầm 3: Ai là người khai quang cũng giống nhau. Thực chất thì chủ nhân là người đem đi khai quang là tốt nhất. Vì Phật sẽ nhận người đầu tiên là người sở hữu linh vật đó. Còn nếu không thì người khác đem thông tin của bạn đi khai quang hộ cũng được, nhưng đó không phải là cách tốt nhất.
Mục lục bài viết
Cách Khai Quang Phật Bản Mệnh
Việc khai quang mặt Phật vô cùng quan trọng, cần phải thực hiện 1 cách trang nghiêm. Tuy nhiên, không nhất thiết bắt buộc tất cả các linh vật đều phải được đưa đi khai quang (vì nhiều người có chánh niệm tốt thì vị Phật cũng đã đi theo và phù trợ cho họ rồi và niềm tin của họ vượt qua cả hình thức khai quang điểm nhãn. Hoặc những người không thể kiêng giữ được một số điều như tâm luôn hướng thiện, để linh vật nơi sạch sẽ, tránh ô uế,.. thì có thể không cần phải khai quang linh vật Phật).
Các bước để khai quang Phật bản mệnh ở đền chùa
Bước 1: Chuẩn bị trước những thứ cần thiết là vị Phật bản mệnh (nên là chất liệu đá tự nhiên hoặc bạc thái), thông tin của người sở hữu và một số đồ vật gồm dầu thơm, thay nước tinh khiết, khăn sạch,.. và một số lễ vật (nhang khói, bánh kẹo, hoa quả) và chút tiền nhang khói đèn dầu cho nhà chùa.
Bước 2: Tìm đến địa chỉ uy tín để nhờ sư thầy khai quang (địa chỉ bạn có thể tham khảo cuối bài đọc). Một lưu ý nên chọn thời điểm lúc sáng để khai quang là tốt nhất. Vì đó là thời điểm âm khí (đêm) và dương khí (ngày) khá hòa hợp, ở 1 mức vừa phải nhất).
Bước 3: Đưa những thứ cần thiết lên chùa và sư thầy sẽ hướng dẫn bạn. Bạn có thể biết qua một số công đoạn để khỏi bỡ ngỡ như bắt đầu cần phải làm sạch linh vật bằng cách đổ dầu thơm vào thau nước sạch để rửa hết bụi bẩn, dấu vân tay,.. sau đó lau sạch bằng khăn và để lên trên Đạo tràng. Khi cúng thì sẵn nhang, nến, nước lạnh cho tượng Phật.
Bước 4: Khai quang thì bước này sư thầy sẽ làm cho bạn, bạn chỉ cần cúng vái là được (sẽ dùng miếng vải đỏ trùm lên mắt của vị Phật và bắt đầu đọc chú hô thần nhập tượng Phật).
Bước 5: Hoàn thành, sau khi khai quang thì bạn cần lưu ý đến việc giữ gìn mặt Phật bản mệnh tốt nhất có thể. Để tránh làm vỡ do vô ý thì bạn có thể chọn chất liệu sản phẩm bằng bạc là tốt nhất.
Khai quang (thỉnh) mặt Phật bản mệnh tại nhà
Ngoài ra, còn 1 cách để khai quang mặt Phật bản mệnh nữa mà không cần đến Chùa. Đó là sẽ tự làm ở nhà và người thực hiện chính là chủ nhân sở hữu linh vật (hoặc 1 đại sư đến tận nhà bạn để làm, nhưng cách này tốn khá nhiều chi phí). Khi tâm bạn đủ lớn thì dù bạn không có pháp lực như các đại sư thì bạn vẫn có thể tự mình thực hiện được nghi thức này. Vì “Pháp lực không bằng pháp tâm”. Nếu bạn đủ tự tin vào bản thân mình thì để khai quang được tốt đẹp thì bạn chỉ cần chuẩn bị những thứ như bên trên và bước 4 đọc chú hô thần nhập tượng thì bạn thực hiện những bài đọc dưới đây:
Nam Mô “Đức Văn Thù Bồ Tát” (3 lần) (nếu là vị Phật khác thì bạn thay vào đây)
Phù hộ độ trì cho con là : (đọc họ và tên người sở hữu)
Niên sinh :
Được an sinh bản mệnh, vững vàng bản tâm, thân gần bậc tôn quý, xa lánh kẻ tiểu nhân, khai tâm khai sáng, bền chí bền tâm không cho chúng ma quỷ vong linh âm binh chòng ghẹo.
Phật Pháp vô biên cho con tâm không âu lo, tâm không phiền não, thân không bệnh tật, cho con vận đáo hanh thông. Cho con tăng thêm lý tính, khai thêm trí huệ, cho vạn sự an yên cho tâm linh hết thảy không ngại
Chúng con người trần mắt thịt, tội lỗi đầy thân, đường dương chưa tỏ, đường âm chưa thấu, pháp chưa khai quang, tâm chưa thanh tịnh, nếu có điều gì si mê lầm lỡ xin được tha thứ bỏ quá đại xá cho.
Cúi mong các Vị từ bi gia hộ chi bản mệnh con được kiên định, an nhiên yên lành.
Con xin chân tâm bái tạ
( con Nam Mô A Di Đà Phật 3 lần )
( con Nam Mô Đại Từ Đại Bi Quan Thế Âm Bồ Tát – 3 lần )
( con Nam Mô Đức Hư Không Tạng Bồ Tát 3 lần )
Kết thúc thì khấn lạy.
Vì sao nên đeo phật bản mệnh
Đeo Phật bản mệnh thể hiện nét văn hóa phương Đông, tín ngưỡng của những người theo đạo Phật.
Phật bản mệnh là Phật độ trì cho con giáp của bạn, là 1 trong những vật phẩm phong thủy rất linh thiêng.
Phật bản mệnh soi đường dẫn lối hướng đến cuộc sống tốt đẹp: Đeo Phật bản mệnh để nhắc nhở bản thân mình luôn sống thiện, theo lẽ phải.
Đeo dây chuyền tốt cho sức khỏe: Sản phẩm chất liệu bằng đá tự nhiên hoặc bạc thái sẽ tốt cho người sử dụng.
Phật bản mệnh giúp tăng tài lộc, phát triển sự nghiệp: sự nghiệp kinh doanh của mình được thuận buồm xuôi gió hơn.
Mong muốn gia đình hạnh phúc: Trong phong thủy thì còn mang đến ý nghĩa về tình duyên và hạnh phúc.
Xem thêm: Ý nghĩa phong thủy khi đeo Phật bản mệnh
Thỉnh bản mệnh phật ở đâu?
Nếu bạn đã có địa chỉ trước đó của người thân hay ai giới thiệu hoặc gần nhà bạn có chùa lớn nào thì bạn có thể đến đó để thỉnh Phật bản mệnh. Nếu không bạn có thể tham khảo một số địa chỉ dưới đây:
Miền bắc
Chùa Hương (Hương Sơn, Mỹ Đức, Hà Nội)
Chùa Lôi (Đại Yên, Thành phố Hạ Long, Quảng Ninh)
Chùa Bái Đính (Xã Gia Sinh, Gia Viễn, Ninh Bình)
Chùa Tây Thiên (Đại Đình, huyện Tam Đảo, tỉnh Vĩnh Phúc)
Chùa Tam Chúc (Ba Sao, Kim Bảng, Hà Nam)
Chùa Ba Vàng (Quang Trung, Uông Bí, Quảng Ninh)
Chùa Đà Quận (Hưng Đạo, Hòa An, Cao Bằng)
Miền trung
Chùa Cổ Am (Nghệ An)
Chùa Thiên Mụ (Huế)
Chùa Linh Ứng Sơn Trà (Đà Nẵng)
Chùa Từ Vân (Cam Ranh)
Chùa Bà Thiên Hậu (Thủ Dầu Một, Bình Dương)
Chùa Núi Bà Đen (Tây Ninh)
Miền nam
Chùa Ông (Sài Gòn)
Chùa Duyên Ninh (Duyên Ninh Tự)
Chùa Ngọc Hoàng (Phước Hải Tự)