Hy Lạp có nền văn hóa lâu đời và rực rỡ – Bất động sản thủ thiêm

Bình chọn post

Văn hóa Hy Lạp

Hy Lạp có nền văn hóa lâu đời và rực rỡ nhất thời cổ đại. Văn hóa Hy Lạp có ảnh hưởng sâu rộng đến nền văn minh quanh khu vực Địa Trung Hải.

Đây là nơi ra đời của nền dân chủ, triết học phương Tây và Thế vận hội Olympic. Đến thời trung cổ, Hy Lạp trở thành một bộ phận của Đế chế Byzantine, rồi sau đó lại nằm trong Đế chế Ottoman gần bốn thế kỷ. Năm 1821, nhân dân Hy Lạp đã nổi dậy khởi nghĩa và giành lại độc lập cho dân tộc.

Văn hóa Hy Lạp từ thời cổ đại đã bao trùm toàn bộ khu vực Địa Trung Hải và biển Đen và kéo dài gần một nghìn năm, đến khi Kitô giáo xuất hiện. Các nhà sử học coi nó là nền tảng văn hóa cho văn minh phương Tây. Văn hóa Hy Lạp có ảnh hưởng rất lớn trong Đế chế La Mã, và ảnh hưởng này cũng được truyền đi khắp các vùng trong châu Âu.

Văn hóa của người Hy Lạp cổ đã có ảnh hưởng mạnh mẽ đến ngôn ngữ, triết học, khoa học, nghệ thuật, kiến trúc… trong thời kỳ cận đại, thời kỳ Phục Hưng tại Tây Âu và làm sống lại các phong trào tân Cổ điển tại châu Âu và châu Mỹ thế kỷ 18 và 19.

Nơi đây có những điểm du lịch nổi tiếng du khách không thể bỏ qua trong chuyến đi. Đầu tiên là thành Acropolis, tượng trưng cho nền dân chủ của Athens. Thành cổ Acropolis nằm trên một đỉnh núi, có các kiệt tác nhất thể hiện nền văn minh của Hy Lạp cổ đại. Trên thành Acropolish treo quốc kỳ Hy Lạp, từ đây có thể quan sát toàn cảnh Athens.

Thủ đô Athens – một trong những thành phố cổ nhất thế giới – lưu giữ những dấu tích và bề dày lịch sử của cả một nền văn hóa Hy Lạp lâu đời. Trong đó, thành cổ Acropolis tập trung nhiều đền đài là địa điểm đầu tiên du khách phải đến để hiểu hơn đất nước thần thoại này. Các đền thờ được xây dựng theo phong cách kiến trúc Doric gồm: đền thờ thần Zeus, thần nắm giữ quyền lực, sức mạnh tối cao nhất trong các vị thần Olympus; đền Athena Nike tượng trưng cho sự khôn ngoan và chiến thắng; đền Parthenon, cổng Propylaea, đền Erechtheion, cổng vòm Hadrian… Trải qua cuộc chiến không ngưng nghỉ với thời gian, hầu hết các đền đài tại Athens không còn giữ được hình dáng ban đầu, nhưng dấu tích cái nôi văn minh đầu tiên của nhân loại, một trong những vùng giao thương lớn nhất toàn châu Âu vẫn như hiển hiện.

Văn Hóa Hy Lạp

Hy Lạp có tổng diện tích 131.940km2, trong đó 80% là đồi núi. Do vậy, từ Bắc xuống phía Nam đâu đâu cũng dễ bắt gặp những núi đá khổng lồ. Ngay cả thung lũng lòng chảo cũng đồi núi chập chùng, nhà thờ, thư viện, vườn tược đều mọc trên đỉnh núi đá. Thị trấn Kalambaka, cách thủ đô Athens 330km phản chiếu đặc trưng địa hình của Hy Lạp. Những ngôi nhà trong thị trấn nằm lọt thỏm giữa những phiến đá sừng sững, quanh năm râm mát vì ánh nắng Địa Trung Hải không lọt qua nổi. Nhà cửa phần nhiều hai tầng, tường đá ngói đỏ có sân với giàn nho và vườn hoa hồng phía trước.

Thiếu đất nên nơi đây chủ yếu trồng cây sồi, dẻ, linh sam, thông đen, nho. Sinh kế chính của người dân thị trấn Kalambaka từ gần 30 năm nay dựa vào phục vụ khách du lịch đến tham quan quần thể 6 tu viện Meteora xây dựng ở độ cao 400m giữa thung lũng đã được UNESCO công nhận là di sản văn hóa thế giới. Không chỉ tham quan tu viện mà đa số du khách đến đây còn dành nhiều thời gian ngắm cảnh và chụp hình vì “rừng đá” chen lẫn rừng cây xanh tạo thành phong cảnh rất nên thơ. Mỗi khoảnh khắc trong ngày ở Kalambaka các nhiếp ảnh gia đều có thể chụp được những bức hình độc đáo không đâu có.

Văn hóa Hy Lạp - quần thể tu viện Metéora

Nếu như sâu trong lãnh thổ là đồi núi thì phía đông và nam Hy Lạp lại được biển bao bọc. Hy Lạp có phần đất liền nằm trên bán đảo Balkan và khoảng 3.000 hòn đảo nằm trên biển Ionia, Địa Trung Hải và biển Aegean nên bãi biển tại đây cát trắng đẹp, màu nước ngọc lam trong vắt. Khí hậu Địa Trung Hải với một mùa đông ấm áp và mưa nhiều, thỉnh thoảng có tuyết rơi ở những quần đảo xa về phía nam Hy Lạp; mùa hè thường nóng và khô hạn nên các bãi tắm, khu nghỉ dưỡng biển ở Hy Lạp được du khách châu Âu đổ về tắm biển nghỉ dưỡng quanh năm. 

Santorini - viên ngọc biếc trên biển Aegean

Do vậy, bất chấp cuộc khủng hoảng nợ kéo dài nhiều năm qua khiến nền kinh tế Hy Lạp điêu đứng, ngành du lịch vẫn chứng tỏ được trụ cột kinh tế truyền thống trong nhiều thập kỷ qua, giúp “xứ sở những vị thần” giữ nhịp tăng trưởng trong thời kỳ hậu cứu trợ. Năm 2018, Hy Lạp đón 32 triệu lượt khách quốc tế. Doanh thu trực tiếp từ ngành du lịch nội địa giai đoạn năm 2010 đến 2018 đạt 100 tỷ euro (tương đương 115,7 tỷ USD). Hy Lạp cũng thành công trong thu hút đầu tư vào hạ tầng du lịch với hơn 350 dự án đầu tư mới trong các lĩnh vực khách sạn và khu nghỉ dưỡng 4 – 5 sao. Hiện Hy Lạp đang nỗ lực cải thiện môi trường đầu tư, chính sách thuế quan, tăng sự linh hoạt của hệ thống tài chính, duy trì sự ổn định chính trị và tiếp tục mở rộng đối ngoại, thu hút đầu tư, du lịch.

Quý anh/chị quan tâm tìm hiểu chương trình đầu tư bất động sản nhận thẻ thường trú nhân tại Hy Lạp. Vui lòng bấm vào đây.

Hoặc anh/chị có thể đăng ký thông tin theo form bên dưới để được hỗ trợ trực tiếp