iDesign | Tôn Bùi và biểu tượng văn hoá truyền thống Việt Nam

Quốc Tử Giám, mặt trống đồng, chim hạc, bông sen nở, bông sen búp, hoa đào, chiếc áo dài, nón lá, cổng làng, con trâu, hay thậm chí là phở lâu nay có không ít những ý kiến chọn một trong số đó là biểu tượng đậm đà bản sắc dân tộc, đại diện cho nền văn hoá Việt Nam. Xét về bản chất, đó chỉ là những khía cạnh của văn hoá, biểu tượng về hoa, về ẩm thực, về trang phục truyền thống… Thực chất, chúng ta vẫn đang trên hành trình tìm kiếm biểu tượng văn hoá Việt Nam, hành trình ấy, thiết nghĩ, vẫn còn nhiều lắm những băn khoăn, nghĩ ngợi và lựa chọn.

Biểu tượng cho một nền văn hóa bao hàm đặc trưng văn hóa dân tộc. Nếu như Úc chọn con kangaroo (chuột túi), Singapore chọn con sư tử, Nhật Bản chọn hoa anh đào, Hồng Kông chọn hoa tử kinh, Thái Lan chọn phong lan tím, Lào chọn voi, thì Việt Nam, cho đến nay, vẫn chưa thống nhất được biểu tượng chung của văn hoá. Có rất nhiều người ca tụng hoa sen như là “quốc hoa” Việt, lại có ý kiến cho rằng chính tà áo dài mới xứng đáng trở thành biểu tượng quốc gia, đại diện cho các giá trị văn hóa Việt Nam. Cây tre một thời cũng được xưng tụng là biểu tượng quốc thực. Tiếc thay, những ý kiến đó dường như đã rơi vào quên lãng vậy đâu là biểu tượng thống nhất của văn hoá Việt? Đó là câu hỏi mà các thế hệ luôn tìm kiếm đáp án.

 

 

Ở mỗi quốc gia đều có một nền văn hoá cổ đại, các thế hệ mới sẽ được thừa kế ngôn ngữ và hệ thống thị giác. Những biểu tượng này là nguồn gốc của một quốc gia, trở thành nguồn cảm hứng cho nghệ thuật, âm nhạc, thời trang, kiến ​​trúc … và nhiều lĩnh vực khác trong cuộc sống.

Việt Nam cũng sở hữu một nguồn hình ảnh cụ thể tuyệt vời. Tuy nhiên, cho đến ngày nay, không nhiều cá nhân và tổ chức nghiên cứu và phân tích kho tàng này một cách đúng đắn.

Có những hình ảnh người ta cứ dùng hằng ngày, nhưng chưa có bản vẽ nào rõ nét và cụ thể. Từ khía cạnh của một người kế thừa, nhà thiết kế trẻ Tôn Bùi đã tìm hiểu và thể hiện lại những hình ảnh, hoa văn trống Đồng một cách sinh động và ấn tượng bắt đầu với giai đoạn đầu của Việt Nam. Công việc này có thể cần một thời gian dài để thực hiện do nội dung nguồn khổng lồ.

 

CÂU CHUYỆN TRỐNG ĐỒNG ĐÔNG SƠN

Trống Đồng Đông Sơn là một thành tựu đáng kể trong thời kỳ văn minh nông nghiệp phát triển ở Việt Nam.

 

 

 

 

KEY VISUAL

Các biểu tượng chính trên bề mặt của trống Đồng Đông Sơn được áp dụng vào các sự kiện: trên poster, tem, sách ảnh, và các lễ hội truyền thống, triển lãm, …

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

CÂU CHUYỆN CHIM LẠC

Vào thời xa xưa, chim Lạc được xem là biểu tượng của nước Âu Lạc (Việt Nam), một loại chim trong truyền thuyết. Hình ảnh con chim Lạc cũng là biểu tượng tìm thấy trên mặt Trống Đồng. Chim lạc tượng trưng cho tinh thần và văn hóa thuần Việt.

Với truyền thống lịch sử bốn ngàn năm của dân tộc, người Việt dù ở phương trời nào, tuy có nhiều sự khác biệt về chính kiến nhưng đều chung một cội nguồn, một ngày Giổ Tổ, một tình cảm tự nhiên, một khát vọng bay lên như hình ảnh con chim Hồng, chim Lạc được trạm trổ trên bề mặt Trống Đồng thể hiện sự vĩnh hằng của dân tộc.

Trong kho tàng hoạ tiết vốn cổ, thì hình ảnh chim Lạc là một trong những hoạ tiết nổi tiếng mà bất cứ người dân nào khi nghe đến đều hình dung được hình ảnh của chúng. Nhưng cho đến ngày nay hình ảnh phục dựng về loài chim này chưa thực sự được chú trọng. Vì vậy, đứng ở góc độ của một người làm về thiết kế, Tôn Bùi cũng đã dành thời gian để tìm hiểu và phục chế lại hình ảnh chỉn chu nhất có thể.

KEY VISUAL

 

 

 

 

 

 

 

 

<

 

 

 

Nguồn: behance