Incoterms 2020 những điểm mới và khác biệt
Incoterms là một trong những điều khoản không thể thiếu trong một hợp đồng thương mại quốc tế nào, và thậm chí nó còn được thể hiện rõ trên các chứng từ xuất nhập khẩu khác như: commercial invoice, packing list …
Incoterms có rất nhiều phiên bản khác nhau, mỗi phiên bản ứng với một thời điểm nhất định của sự phát triển của nền kinh tế thế giới và có tính kế thừa của các phiên bản trước. Incoterms không mang tính bắt buộc phải sử dụng, nhưng khi đã sử dụng thì các bên phải tuân thủ và chịu mọi rủi ro, chi phí và trách nhiệm theo điều kiện đã được thống nhất.
Mới đây ICC (International Chamber of Commerce) vừa công bố bản mới nhất là incoterms 2020. Đối với các phiên bản incoterms 2010 và những phiên bản trước thì quý vị có thể tìm đọc trên web chúng tôi.
Bài viết này chúng tôi sẽ không nói lại những điều khoản đã không được thay đổi trong incoterms 2010 hoặc các phiên bản trước đó.
Trong incoterms 2020 có hai điểm thay đổi chính nhất khác so với bản 2010 đó chính là thêm điều khoản:
-
DAT (Delivered at Terminal) sẽ đổi tên thành DPU (Delivered at Place Unloaded): Về cơ bản thì hai điều này giống nhau, nhưng ICC muốn nhấn mạnh và nói rõ ra vấn đề
người bán hàng phải giao
hàng đến một điểm đã định trước (ga tàu, bến cảng, ICD, một điểm bất kỳ …), nghĩa là phải chịu trách nhiệm hạ hàng từ phương tiện vận tải
xuống dưới “mặt đất”
của điểm đích đã định. Điều này mở rộng hơn DAT (chỉ giao hàng đến một bến cảng, ga tàu nào đó), điểm giao hàng có thể là bất kỳ nơi nào theo thỏa thuận của người bán và người mua.
Door to Door Việt xin nói rõ hơn về điều kiện DPU tại incoterms 2020.
Đối với việc giao hàng theo điều kiện DPU, thì người bán phải chịu mọi chi phí, rủi ro, trách nhiệm,cho tới khi hàng đã được dỡ xuống khỏi phương tiện vận tải tại điểm đã thống nhất từ trước.
Đối với vấn đề mua bảo hiểm thì sẽ được thỏa thuận giữa bên bán và bên mua.
Ví dụ: Giao hàng theo DPU Cát Lái (hàng nguyên container – FCL), thì người bán hàng cần chịu: Phí vận chuyển từ kho người bán đến cảng Cát Lái (cước vận chuyển nội địa, local charge đầu xuất và nhập, cước vận chuyển quốc tế). Riêng bảo hiểm sẽ được thỏa thuận giữa đôi bên.
-
FCA (Free Carrier): Người bán miễn trách nhiệm khi giao hàng cho nhà vận chuyển( carrier được chỉ định bởi bên mua), điều khoản này có một điểm mới đó là người vận chuyển được phép cấp vận đơn sau khi đã nhận hàng từ người bán hàng. Lưu ý: giao hàng cho nhà vận chuyển, nghĩa là phải chịu trách nhiệm và chi phí xếp hàng lên trên phương tiện vận chuyển.
Những điểm thay đổi khác của incoterms 2020 so với phiên bản incoterms 2010:
-
Điều khoản CIF và CIP: “I” = insurance, những điều khoản có chữ “I” thì mặc định người bán sẽ phải mua bảo hiểm cho hàng hóa. Đối với điều khoản CIP thì loại bảo hiểm mặc định đó là loại (A) hoặc tương đương loại (A), trước đây theo incoterms 2010 thì loại bảo hiểm mặc định cho điều kiện CIP là loại (C) – bảo hiểm bắt buộc . Riêng điều kiện CIF thì vẫn giữ nguyên như phiên bản incoterms 2010 – điều kiện thoại (A) – bảo hiểm mọi rủi ro. Loại bảo hiểm sẽ ảnh hưởng đến chi phí bảo hiểm cao hay thấp, nên đây cũng là yếu tố mà các bên phải xem xét kỹ khi ký hợp đồng.
-
Trên bản incoterms 2020 tại mục 9A/9B thì trách nhiệm và chi phí của người bán và người mua được liệt kê rõ ràng.
-
Các điều khoản: Free Carrier (FCA), Delivered at Place (DAP), Delivered at Place Unloaded (DPU) và Delivered Duty Paid (DDP), được mở rộng thêm đó là nhà vận chuyển không nhất thiết phải là bên thứ 3, mà có thể được vận chuyển bởi phương tiện vận chuyển của người mua hoặc người bán.1
-
Đối với bản incoterms 2020 được bổ sung thêm các quy định về bảo mật thông tin, các bên tham gia phải bảo mật thông tin về hàng hóa, giá cả, các thông tin liên quan đến thỏa thuận giữa các bên trong hợp đồng.
Lời khuyên của Door to Door Việt về incoterms 2020.
Thứ nhất, Đối với incoterms 2020 thì các điều khoản cũng như hướng dẫn thực hiện rất chú trọng đến bảo hiểm và bảo mật thông tin, các nhà xuất nhập khẩu cần nghiên cứu kỹ để áp dụng những điều khoản trong incoterms 2020 trong giao thương sớm nhất vì thời đại internet rất phát triển thì vấn đề bảo mật thông tin rất cần thiết trong quá trình buôn bán và giao thương.
Thứ hai, trong hợp đồng thương mại hiện tại của rất nhiều công ty xuất nhập khẩu, tuy đã có để điều khoản incoterms vào trong hợp đồng, invoice, packing list … nhưng lại không ghi rõ là incoterm phiên bản nào. (Ví dụ: CIF Cát Lái, CIF Hải Phòng). Điều này cực kỳ dễ bị hiểu nhầm, vì mỗi phiên bản incoterms có rất nhiều điểm không giống nhau nên cần đặc biệt lưu lý cần ghi rõ (Ví dụ: CIF Cát Lái, Incoterms 2020; FOB Hải Phòng, Incoterms 2000 …).
Bài viết của Door to Door Việt được viết dựa trên những nghiên cứu về bản incoterms 2020 của ICC phát hành, rất mong được sự đóng góp ý kiến từ phía bạn đọc.
Mọi góp ý, liên hệ tư vấn, báo giá dịch vụ về XNK, logistics, cước tàu … vui lòng liên hệ về hotline hoặc hotmail của công ty chúng tôi.
Trân trọng cảm ơn đã theo dõi !