IOS VÀ ANDROID: CHỌN NỀN TẢNG NÀO ĐỂ PHÁT TRIỂN MOBILE APP?

Skip to content

IOS VÀ ANDROID: CHỌN NỀN TẢNG NÀO ĐỂ PHÁT TRIỂN MOBILE APP?

  • Trang chủ >
  • Blog >
  • HyShare – IT Tips >
  • IOS VÀ ANDROID: CHỌN NỀN TẢNG NÀO ĐỂ PHÁT TRIỂN MOBILE APP?

Nội dung chính

  • Ưu và nhược điểm của hệ điều hành IOS
    • Ưu điểm:
    • Nhược điểm:
  • Ưu và nhược điểm của hệ điều hành Android

    • Ưu điểm:
    • Nhược điểm:

Ứng dụng di động có thể được truy cập trên nhiều nền tảng khác nhau: Android hoặc IOS tùy theo từng nhà phát triển. Điều này sẽ phụ thuộc vào việc nghiên cứu thị trường, tìm hiểu xem khách hàng đang ở đâu, họ cần gì và bạn có gì. Khi bạn bắt tay vào xây dựng ứng dụng đầu tiên cho sự nghiệp của mình, thì một nửa thành công nằm ở việc lựa chọn đúng nền tảng để phát triển. Giữa lập trình ứng dụng Android và IOS, bạn chọn cái nào? Nếu chọn nhầm nền tảng, bạn sẽ đánh mất rất nhiều thứ.

What do Dobie students think is better: Apple or Android – Dobie News

Giữa Android và IOS khác biệt rõ rệt về giao diện, hệ thống. Và tất nhiên, việc lựa chọn hướng phát triển các Mobile App ở 1 trong 2 nền tảng này cũng hoàn toàn không giống nhau. Để giảm thiểu rủi ro thì trước hết là phải xác định rõ mục tiêu, đối tượng và khả năng đầu tư của bạn. Vậy, nếu phải đem ra so sánh, thì Android tốt hơn hay IOS tốt hơn? Và nhà phát triển nên chọn hệ điều hành nào để phát triển Mobile App?

Thị phần và số lượng người dùng

Năm 2012, Android chỉ có 21,5% thị phần di động , quá ít so với iOS là 61%. Nhưng sau đó 5 năm, tình hình đã thay đổi đáng kể. Năm 2017, Android sở hữu 64% thị trường di động trên thế giới, cao gấp đôi iOS (32%). Các con số sau đã tự nói lên điều đó.

Ưu và nhược điểm của hệ điều hành IOS

SỰ KHÁC BIỆT GIỮA LẬP TRÌNH IOS VÀ ANDROID

Ưu điểm:

Mobile App xây dựng trên IOS thường nhanh chóng và có giá thành rẻ hơn các App trên Android.Khi sử dụng IOS, người dùng có xu hướng phải trả phí nhiều hơn. Và việc cho ra mắt mobile app có thu phí sẽ giúp cho nhà phát triển dễ kiếm được tiền trên các cửa hàng ứng dụng di động của IOS.

Bởi vì cửa hàng ứng dụng sẽ có các nguyên tắc nghiêm ngặt để đảm bảo được chất lượng của ứng dụng trước khi đến tay người dùng. Nên việc tải ứng dụng lên IOS sẽ hoạt động tốt hơn so với tải lên Android. Nền tảng IOS luôn hấp dẫn người dùng và dễ dàng sử dụng, ít gặp các sự cố phần mềm. Do vậy, các Mobile App trên hệ điều hành này sẽ chạy mượt mà hơn.

Nhược điểm:

Đầu tiên, chi phí lưu trữ Mobile App trên AppStore sẽ có giá cao hơn (gần 200$), trong khi ở PlayStore chỉ có 25$. Apple có những quy định nghiêm ngặt dành cho các ứng dụng nên việc phê duyệt App của bạn khá khó khăn.Ở một số khu vực, người dùng không ưa chuộng hệ điều hành IOS và thay vào đó họ sử dụng Android.

Ưu và nhược điểm của hệ điều hành Android

Android | The platform pushing what's possible

Ưu điểm:

Ở khu vực châu Á, số lượng người dùng hệ điều hành Android nhiều hơn so với IOS. Vì vậy, nếu tạo một Mobile App trên trên nền tảng Android thì chắc chắn bạn sẽ nhận được nhiều phản hồi tích cực. So với IOS, chi phí cho việc tải một ứng dụng xuống sẽ thấp hơn rất nhiều. Ứng dụng trên hệ điều hành Android không cần phải cập nhật thường xuyên như trên IOS. Vì vậy, nhà phát triển sẽ tiết kiệm được một khoản chi phí đáng kể. Việc chi trả phí phát triển và host trên Android sẽ thấp và dễ dàng hơn rất nhiều do những quy định không nghiêm ngặt như IOS.

Nhược điểm:

Nếu chọn thiết kế một Mobile App trên Android, bạn cần phải nghĩ đến việc vận hành chúng trên nhiều thiết bị với kích cỡ khác nhau. Và tất nhiên, độ phân giải cũng như hiệu suất của ứng dụng cũng khác nhau theo từng loại smartphone. Việc phát triển ứng dụng di động trên Android sẽ mất nhiều thời gian hơn.

Vậy, bạn đã có thể phần nào hình dung ra được điểm mạnh cũng như điểm yếu của từng hệ điều hành. Việc lựa chọn hệ thống để phát triển ứng dụng của bạn sẽ phải phụ thuộc vào hành vi, đối tượng, nhu cầu của khách hàng,… Cảm ơn bạn đọc đã quan tâm đến bài viết, hi vọng rằng bài viết sẽ mang đến những thông tin hữu ích cho bạn.

 Nguồn: Approi

 

Đánh giá bài viết

Bạn thích bài viết này chứ?
Đăng ký để nhận những bài viết thú vị như thế hàng tuần.

Đừng sợ thất bại, chỉ sợ việc dậm chân tại chỗ

TÌM VIỆC